Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề Toán
Bài 1: (3,5 đ)
Thực hiện phép tính:
a) -8/5 + 13/21 + 23/5 + 8/21
b) 6/21 : 3/7 + 4/7
c) 2.3/4(1,2 – 4/5) – 70%
d) (1/2018 + 2/2019) . (1/2 – 1/3 – 1/6)
Bài 2. (2 đ) Tìm x biết:
a) x – 3/10 = 3/5
b) 3/4:(2,2x – 7/11) = -3/8
Bài 3. (1,0 đ)
Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài là 30m và chiều rộng bằng 3/5 chiều dài.
a)Tính chiều rộng của khu vườn
b) Tính chu vi của khu vườn
Bài 4. (1,0 đ)
Nhân dịp khai trương, một cửa hàng bán giầy thể thao giảm giá 10% cho tất cả các sản phẩm. Bạn Ngà mua 1 đôi giày vào dịp khai trương và phải trả số tiền là 270000 đồng. Hỏi giá đôi giày bạn Ngà mua khi chưa giảm giá là bao nhiêu?
Bài 5. (2 đ) Cho góc xOy và góc yOz là hai góc kề bù, biết góc xOy bằng 1000.
a). Tính số đo của góc yOz
b) Kẻ tia Ot là tia phân giác của góc xOy. Tính số đo của góc xOt.
c) Lấy điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Ot, nối điểm A với điểm B. Viết kí hiệu tam giác AOB và kể tên các cạnh của tam giác AOB.
Bài 6. (0,5đ)
So sánh hai biểu thức A và B biết rằng:
A = 2018/2019 + 2019/2020 B = (2018 + 2019)/(2019 + 2020)
Câu 1 : Thế nào là danh từ ? ( 1 đ )
Đặt một câu có danh từ làm chủ ngữ và một câu có danh từ làm vị ngữ .
Câu 2 : Giải ngĩa từ " chân " trong " các câu sau và cho biết từ nào được sử dụng theo nghĩa gốc , từ nào được sử dụng theo nghĩa chuyển ? ( 2 đ )
a ) Người ta nói : Đấy là bàn " chân " vất vả .
b ) Mặt trang hiện lên ở phía " chân " trời .
Câu 3 : Câu thành ngữ " Thầy bói xem voi " được rút ra từ văn bản nào ? Qua câu chuyện , em rút ra bài học gì cho bản thân ? ( 2 đ )
Câu 4 : Hóa thân vào nhân vật ông chủ cửa hàng cá để kể lại truyện " Treo biển " .
Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản nào đó
Học phần tiếng việt, không khó lắm
Miêu tả cảnh sân trường hoặc người thân
Đề thi nhưng mik chỉ nhớ mỗi tự luận câu 2 thôi nhe:
Đề bài:
Hãy tưởng tượng 10 năm sau em trở về ngôi trường hiện nay em đang học và những đổi thay có thể xảy ra
A. CHỦ ĐỀ 1: PHẦN VĂN HỌC
I. Các thể loại truyện đã học
1. Truyện dân gian:
a) Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
b) Cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ…)Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
c) Ngụ ngôn: Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
d) Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
2. Truyện trung đại: Là loại truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán, ra đời trong thời kì Trung đại (thế kỉ X-XIX). Truyện có nội dung phong phú, thường mang tính chất giáo huấn. Cốt truyện khá đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
II. Điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết – cổ tích; ngụ ngôn – truyện cười.
a. Truyền thuyết – cổ tích
Truyền thuyết | Cổ tích | ||
Giống | - Đều là loại truyện dân gian, do dân sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng truyền miệng. - Đều có yếu tố tưởng tượng hoang đường. - Nhân vật chính thường có sự ra đời kì lạ, tài năng phi thường… | ||
Khác | - Truyện kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể. - Được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật. | - Truyện kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc do nhân dân tưởng tượng ra. - Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí, lẽ công bằng. - Được cả người nghe lẫn người kể coi là những câu chuyện không có thật. | |
b. Ngụ ngôn – truyện cười
Ngụ ngôn | Truyện cười | |
Giống | Đều có yếu tố gây cười và ngầm ý phê phán. | |
Khác | Mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. | Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. |
III. Các truyện dân gian đã học (không tính các văn bản đọc thêm)
Thể loại | Tên truyện | Nội dung, ý nghĩa |
Truyền thuyết | Thánh Gióng | Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. Truyện thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân nhân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. |
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh | Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. | |
Truyện cổ tích | Thạch Sanh | Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. |
Em bé thông minh | Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian. Từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày. | |
Truyện ngụ ngôn | Ếch ngồi đáy giếng | Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan, kiêu ngạo. |
Thầy bói xem voi | Khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc nào phải xem xét chúng một cách toàn diện. | |
Truyện cười | Treo biển | Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu lập trường khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác. |
IV. Truyện Trung đại đã học (không tính văn bản đọc thêm)
* Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
- Tác giả: Hồ Nguyên Trừng
- Chủ đề: Nêu cao gương sáng của bậc lương y chân chính
- Nhân vật chính: Phạm Bân (Thái y lệnh họ Phạm)
- Phẩm chất của nhân vật chính: Là một bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức; hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh. Ông còn là người có bản lĩnh, không sợ uy quyền.
- Nội dung, ý nghĩa: Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: Không chỉ có tài chữa bệnh mà còn có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
Thành ngữ:
+ Lương y như từ mẫu.
+ Thầy thuốc như mẹ hiền.
B CHỦ ĐỀ 2: PHẦN TIẾNG VIỆT
Kiến thức | Định nghĩa | Phân loại | |||||||
Từ (xét theo cấu tạo) | Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. | -Từ đơn: Do một tiếng có nghĩa tạo thành. VD: Nhà, xe, người,... | |||||||
- Từ phức: Gồm hai hoặc nhiều tiếng tạo thành. + Từ ghép: Gồm hai tiếng trở lên có nghĩa, ghép lại với nhau. VD: Nhà cửa, sách vở,… + Từ láy: Gồm hai tiếng trở lên giữa các tiếng có quan hệ láy âm hoặc vần. VD: Đo đỏ, tim tím, xanh xao, … | |||||||||
Nghĩa của từ | Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. | Có hai cách giải nghĩa của từ: - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. - Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. | |||||||
* Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. * Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa. - Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Vd: Tôi ăn cơm. (nghĩa gốc) - Nghĩa chuyển: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Vd: Tàu vào ăn hàng. (nghĩa chuyển) | |||||||||
Phân loại từ theo nguồn gốc | - Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta sáng tạo ra. VD: Cha mẹ, trẻ con,… | ||||||||
-Từ mượn: Là từ ta vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật hiện tượng....mà tiếng ta không có từ để biểu thị. Gồm: + Từ mượn tiếng Hán: Phụ thân, sơn thuỷ, quốc kì… + Từ mượn ngôn ngữ khác: Ra-đi-ô, điện, in-tơ-nét, gan… | |||||||||
Lỗi dùng từ | Có 3 loại lỗi dùng từ | - Lặp từ: Lặp đi lặp lại một từ, một ngữ, một câu => Gây nhàm chán cho người đọc. | |||||||
- Lẫn lộn các từ gần âm: => Gây khó hiểu cho người đọc, nghe. | |||||||||
- Dùng từ không đúng nghĩa => Người nghe, đọc sẽ hiểu sai nghĩa của người viết, nói. | |||||||||
Từ loại | Danh từ | - Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,… - Khả năng kết hợp: Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ ấy, này, đó…ở phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ. - Chức năng: Làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. VD. Lan là học sinh.
| |||||||
Động từ | Động từ: những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. (chạy, đi, nhảy, hát…) - Khả năng kết hợp: Thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng…để tạo thành cụm động từ. - Chức năng: Thường làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, cứ, đang, cũng… *Có các loại động từ sau: | ||||||||
Tính từ | Tính từ: Những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. - Khả năng kết hợp: Kết hợp với rất, hơi, quá, đã, sẽ ,…để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với hãy, chớ, đừng rất hạn chế. - Chức năng: Làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn so với động từ. * Các loại tính từ:
|
C. CHỦ ĐỀ 3: PHẦN TẬP LÀM VĂN: Kiểu văn bản tự sự
1/ Văn bản là gì? Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
- Văn bản l chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
- Các kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ.
- Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
2/ Thế nào là văn tự sự?
- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự kiện, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
3/ Cách làm bài văn tự sự.
+ Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Lập dàn ý
+ Viết bài văn hoàn chỉnh
+ Kiểm tra lại và sửa chữa lỗi sai.
Bài tập: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu) nêu suy nghĩ của em về một nhân vật truyền thuyết (cổ tích) mà em yêu thích nhất.
* Gợi ý:
- Chú ý hình thức đoạn văn.
- Phải có câu chủ đề.
* Đoạn văn: (Câu 1) Giới thiệu nhân vật mà em yêu thích nhất và lý do vì sao em yêu thích nhân vật đó. (Tên nhân vật? Nhân vật ở trong văn bản nào? Nhân vậ để lại cho em ấn tượng như thế nào?). (Câu 2, 3, 4, 5) Kể về nguồn gốc, xuất thân, ngoại hình (nếu có), tính cách, phẩm chất, việc làm của nhân vật. (Câu 6) Nhân vật có ý nghĩa như thế nào đối với câu chuyện? (Câu 7) Suy nghĩ của em về nhân vật đó. (Câu 8) Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua nhân vật?
4. Một số đề bài HS tham khảo:
Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Đề 2: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi.
Đề 3: Kể về một người mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ. thầy cô...).
Đề 4: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này.
Đề 5: Kể về buổi tựu trường năm học mới .
Đề 6: Kể về buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ở trường em.
Đề 7: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
Đề 8: Trong vai người bán hàng, em hãy kể lại câu chuyện Treo biển.
Đề 9: Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của Sơn Tinh trong truyện “SơnTinh, Thủy Tinh”
MỘT SỐ DÀN Ý THAM KHẢO
Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Gợi ý:
a. MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm và ấn tượng sâu sắc của em về việc làm tốt ấy.
b. TB: Kể chi tiết về các sự việc đã diễn ra theo trình tự hợp lí:
- Việc tốt ấy diễn ra trong khoảng thời gian nào? Ở đâu?
- Hoàn cảnh nào đã tạo cơ hội cho em làm việc tốt?
- Có những ai tham gia cùng em?
- Em đã làm những việc gì?
- Có điều gì bất ngờ xảy ra khi em đang làm việc tốt?
- Em đã ứng xử như thế nào trong tình huống bất ngờ ấy?
- Kết quả cuối cùng của việc tốt em đã làm ra sao?
c. KB: Cảm nghĩ của em sau khi làm được một việc có ích.
Đề 2: Kể chuyện lần đầu em đi chơi xa.
Gợi ý:
a. MB: Giới thiệu về chuyến đi chơi xa của em và cảm xúc sâu đậm của em về chuyến đi ấy.
b. TB: Kể chi tiết về chuyến đi:
- Lần đầu em đi chơi xa trong trường hợp nào?
- Ai đưa em đi?
- Nơi ấy là đâu? Về quê hay ra thành phố, hoặc đi tham quan nơi nào?
- Hành trình chuyến đi ra sao?
- Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi ấy?
- Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi?
- Em ao ước những chuyến đi như thế nào?
c. KB: Cảm nghĩ của em về chuyến đi ấy.
Đề 3: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ nhất.
Gợi ý:
a. MB: Giới thiệu về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất và hoàn cảnh nhớ lại kỉ niệm.
b. TB: Kể chi tiết về kỉ niệm:
- Kỉ niệm bắt đầu như thế nào?
- Có những ai tham gia?
- Diễn biến của kỉ niệm ?
- Kết quả ra sao?
c. KB: Trở về hiện tại và nêu cảm xúc của bản thân.
Đề 4: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này.
Gợi ý:
a. MB: Giới thiệu về người bạn mới quen và tình cảm hiện tại em dành cho bạn ấy .
b. TB:
- Em quen bạn trong tình huống nào? Ở đâu?
- Bạn có điểm đặc biệt nào về hình dáng, tính cách, sở thích?
- Khi mới quen, tình cảm và cách đối xử của bạn dành cho em ra sao ?
- Khi đã thân thiết hơn, bạn thay đổi như thế nào?
- Em thích nhất điều gì ở bạn?
c. KB: Cảm xúc của bản thân thi quen được người bạn ấy.
Đề 5: Người để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất.
* Gợi ý: - HS dựa vào dàn ý kể người.
a. MB: Giới thiệu người định kể và mối quan hệ giữa em với người đó.
b. TB:
- Giới thiệu đôi nét về tên, tuổi tác, ngoại hình, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người đó.
- Kể về việc làm của người đó đối với mọi người xung quanh để bộc lộ tính cách của người đó.
- Kể về tài năng, sở thích của người đó.
- Kể một kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa em và người đó. Qua kỉ niệm ấy, tình cảm người đó dành cho em như thế nào?
c. KB: Tình cảm của em dành cho người được kể và mong ước của em dành cho người đó.
Đề 6: Có một cây bàng non hằng ngày bị các bạn học sinh hái lá, bẻ cành. Em hãy đóng vai cây bàng non ấy để nói chuyện với các bạn.
* Gợi ý:
- Yêu cầu về nội dung: Phải kể được câu chuyện của một cây bàng non với các bạn học sinh trong một tình huống: bị hái lá, bẻ cành. Nội dung câu chuyện phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn vừa toát lên thái độ oán trách của cây bàng non và thái độ hối lỗi của các bạn học sinh. Qua câu chuyện, giúp người đọc rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường.
- Yêu cầu về hình thức: bài văn tự sự đầy đủ bố cục, kể theo ngôi thứ nhất, có hội thoại.
- HS kể theo ngôi thứ nhất.
a. MB: Cây bàng non tự giới thiệu về mình.
(Sau khi vừa tròn hai mươi ngày tuổi, chúng tôi – anh chị em nhà bàng được bứng đi trồng ở khắp mọi nơi. Nếu như các chị tôi được trồng ở bênh viện, công viên thì tôi rất vinh hạnh được trồng trong ngôi trường mang tên A)
b. TB:
- Hằng ngày cây bàng non làm gì ở trường? (Cung cấp oxi, làm cho trường xanh đẹp hơn, vui khi thấy các bạn HS hằng ngày vui đùa dưới dóng cây…)
- Một hôm, các bạn HS đến hái lá, bẻ cành. Lần thứ nhất, cây bàng non nghĩ gì, rồi lần thứ hai, thứ ba…thái độ của cây bàng non như thế nào?
- Cây bàng non đã quyết định như thế nào? (Nói chuyện với các bạn HS)
- Kể nội dung câu chuyện. (Nội dung câu chuyện phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn vừa toát lên thái độ oán trách của cây bàng non và thái độ hối lỗi của các bạn học sinh.)
c. KB: Cảm nghĩ của cây bàng non lúc này như thế nào và giúp người đọc rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường./.
Bài làm
~ Như zậy được chx ~
# Học tốt #
Bài làm
~ Trả lời được hết thì sẽ gần như giải được toàn bộ bài toán số, cơ bản thôi ~
Câu 1: Số vừa là bội của 3 vừa là ước của 54 là?
Câu 2: Cho P là tập hợp các ước không nguyên tố của số 180. Số phần tử của tập hợp P là?
Câu 3: Ba số nguyên tố có tổng là 106. Trong các số hạng đó, số nguyên tố lớn nhất thỏa mãn có thể là…
Câu 4: Có bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số
Câu 5: Cho đoạn thẳng OI = 6. Trên OI lấy điểm H sao cho HI = 2/3OI. Độ dài đoạn thẳng OH là…….cm.
Câu 6: Số tự nhiên nhỏ nhất (khác 0) chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9 là ………….
Câu 7: Lúc 8 giờ, một người đi xe đạp từ A đến B cách A một khoảng 10km. Biết rằng người đó đến B lúc 10 giờ 30 phút. Vận tốc của người đi xe đạp là……….km/h.
Câu 8: Một lớp học có 40 học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm nhiều nhất 6 học sinh. Hỏi số nhóm ít nhất có thể là ...
Câu 9: Một người đi bộ mỗi phút được 60m, người khác đi xe đạp mỗi giờ được 24km. Tỉ số phần trăm vận tốc của người đi bộ và người đi xe đạp là ……….%.
Câu 10: Tổng số tuổi của hai anh em là 30 tuổi. Biết tuổi em bằng 2/3 tuổi anh. Tuổi anh hiện nay là ……...
Câu 11: Viết liên tiếp các số tự nhiên từ 1 đến 100 ta được số có……..chữ số.
Câu 12: Một người đi quãng đường AB vận tốc 15/km trên nửa quãng đường đầu và vận tốc 10/km trên nửa quãng đường sau. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là …..km/h.
Câu 13: Một tháng có ba ngày chủ nhật đều là ngày chẵn. Ngày 15 tháng đó là thứ………
Câu 14: Hiện nay tuổi anh gấp 2 lần tuổi em, cách đây 6 năm tuổi anh gấp 5 lần tuổi em. Tổng số tuổi của 2 anh em hiện nay là
Câu 15: Tính diện tích một hình tròn, biết nếu giảm đường kính hình tròn đó đi 20% thì diện tích giảm đi 113,04 cm2
Câu 16: Hãy cho biết có bao nhiêu số thập phân có 2 chữ số ở phần thập phân mà lớn hơn 24 và nhỏ hơn 25?
Câu 17: Chia 126 cho một số tự nhiên a ta được số dư là 25. Vậy số a là
Câu 18: Có bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số?
Có bao nhiêu số chẵn có 3 chữ số?
Câu 19: tìm số tự nhiên nhỏ nhất biết rằng khi chia số này cho 29 thì dư 5 và chia cho 31 dư 28
Câu 20: Gọi A là tập hợp ước của 154. A có số tập hợp con là?
Câu 21:
a. Có tất cả bao nhiêu cách viết số 34 dưới dạng tổng của hai số nguyên tố? Trả lời:……cách.
b. Có……số vừa là bội của 3 và là ước của 54
Số các ước tự nhiên có hai chữ số của 45 là
Câu 22:
Câu A. Khi chia một số tự nhiên cho 4 được số dư là 2. Số dư trong phép chia số tự nhiên đó cho 2 là
Câu B: Một lớp học có 40 học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm nhiều nhất 6 học sinh. Hỏi số nhóm ít nhất có thể là
Câu C: Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 12cm, chiều rộng là 8cm. Diện tích hình tam giác ABC là
Câu D: Trong một phép chia, nếu ta gấp đôi số chia thì thương của phép chia cũ gấp lần so với thương của phép chia mới.
Câu E: Cho tam giác ABC.Trên cạnh AB lấy điểm M, trên cạnh AC lấy điểm N sao cho AM bằng 1/3 AB. NC bằng 2/3 AC. Diện tích hình tam giác ABC gấp diện tích hình tam giác AMN số lần là....................
Câu F: Tổng của hai số tự nhiên là 102. Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải số bé rồi cộng với số lớn ta được tổng mới là 417. Vậy số lớn là .
Câu G: Một người đi bộ mỗi phút được 60m, người khác đi xe đạp mỗi giờ được 24km. Tỉ số phần trăm vận tốc của người đi bộ và người đi xe đạp là %.
Câu H: Một người đi quãng đường AB vận tốc 15km/giờ trên nửa quãng đường đầu và vận tốc 10km/giờ trên nửa quãng đường sau. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là.
Câu I: Tỉ số của 2 số là 7/12, thêm 10 vào số thứ nhất thì tỉ số của chúng là 3/4. Tổng của 2 số là?
Câu K: Một tháng có ba ngày chủ nhật đều là ngày chẵn. Ngày 15 tháng đó là thứ
Câu 23: Viết số 43 dưới dạng tổng hai số nguyên tố a, b với a<b. Khi đó b=
Câu 24: Viết số 43 dưới dạng tổng của hai số nguyên tố a, b với a<b. Khi đó a=
Câu 25: Số các ước tự nhiên có hai chữ số của 45 là
Câu 26: Có tất cả bao nhiêu cách viết số 34 dưới dạng tổng của hai số nguyên tố? Trả lời: Cách...
# Học tốt #
Câu 1:(1 điểm)Xác định các kiểu so sánh trong phần trích sau:
a)Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
b) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Câu 2:(1 điểm)Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong phần trích sau
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giử một nền văn hóa lâu đời
Câu 3:(3 điểm)
Kết thúc văn bản Cây tre Việt Nam có viết:Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam
Em hãy viết một đoạn văn ngắn làm rõ y trên
Câu 4:(5 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1:Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận lũ lụt đó
Đề 2:Em hãy tả lại hình ảnh thầy(cô)giáo cũ sau nhiều năm xa cách
----------------------------------------------------------HẾT----------------------------------------------------------------
Đề trên là của trường trung học cơ sở Nguyễn Hồng Ánh
Nhớ tích mk nha!!!!!!!!
chưa bạn ơi