Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ba tổ học sinh trồng được 179 cây xung quanh vườn trường. Sô cây tổ 1 trồng so với cây tổ 2 trồng bằng 6:11 , số cây tổ một trồng so với số cây tổ 3 bằng 7:10 . Hỏi mỗi tổ trồng được bao nhiêu cây ?
Gọi số cây đó là a , b ,c
Theo đề bài ta có:
a : b = 6 : 11 11a = 6b hay a6=b11
a42=b77 (Nhân cả 2 vế với 17) [1]
a : c = 7 : 10 10a = 7c hay a7=c10
a42=c60 (Nhân cả 2 vế với 1/6) [2]
Từ [1] và [2] a42=b77=c60
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
a42=b77=c60
= a+b+c42+77+60=179179 = 1
vậy a = 42 . 1 = 42
b = 77
c = 60
Theo mình thì mới học lớp 7 thì không nên dùng ẩn để giải, mình có cách làm khác sẽ giúp bạn nhẩm nhanh ra được kết quả luôn
(1) Số cây tổ 1 trồng được so với số cây tổ 2 là 6/11
=> số cây tổ 1 trồng được . 11/6 = số cây tổ2
(2) Số cây tổ 1 trồng được so với số cây tổ 3 là 7/10
=> Số cây tổ 1 trồng được . 10/7 = số cây tổ 3
Từ (1) và (2)
=> Tổng số cây của 3 tổ ứng với :
1 + 11/6 + 10/7 = 179/42 ( số cây tổ 1 )
=> Số cây tổ 1 trồng được :
179 : 179/42 = 42 ( cây )
Đến đây rồi thì số cây của 2 tổ còn lại sẽ dễ dàng tìm được
Cách này sẽ giúp bạn nhẩm nhanh hơn cách đặt ẩn
GOOD LUCK !!!!!!!
Gọi số cây trồng của tổ I, tổ II, tổ III theo thứ tự là x, y, z (x;y;z nguyên dương), ta có:
x 6 = y 11 ; x 7 = z 10 ⇒ x 42 = y 77 = z 60 ; x + y + z = 179 ⇒ x = 42 ; y = 77 ; z = 60
gọi tổ 1 Là: a; tổ2 là b; tổ 3 là:c
Biết Số cây tổ 1 bằng 6/10 tổ 2 => a=6/11b =>b=11/6a
Số cây tổ 1 bằng 7/10 tổ 3 => a=7/10c =>c=10/7a
tổng số cây bằng 179 =>a+b+c=179
Hay a+11/6a+10/7a=179
=>a(1+11/6+10/7)=179
a*179/42=179 =>a=179/(179/42)=42
Vậy b= 42*11/6=77
c=42*10/7=60
=> tổ 1 trồng được 42 cây
2 trồng được 77 cây
3 trồng được 60 cây
-Gọi số cây của tổ 1, tổ 2, tổ 3 lần lượt là x, y,z
-Theo đề ta có: x+y+z=179
\(\dfrac{x}{6}=\dfrac{y}{11};\dfrac{x}{7}=\dfrac{z}{10}\)\(\rightarrow\)\(\dfrac{x}{42}=\dfrac{y}{77};\dfrac{x}{42}=\dfrac{z}{60}\)
\(\rightarrow\dfrac{x}{42}=\dfrac{y}{77}=\dfrac{z}{60}\)
-Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{42}=\dfrac{y}{77}=\dfrac{z}{60}=\dfrac{x+y+z}{42+77+60}=\dfrac{179}{179}=1\)
\(\rightarrow x=42;y=77;z=60\)
-Vậy tổ 1 trồng 42 cây, tổ 2 trồng 77 cây, tổ 3 trồng 60 cây.
Gọi số cây đó là \(a;b;c\)
Theo đề bài ta có:
\(a:b=\dfrac{6}{11}\) \(\Leftrightarrow11a=6b\) hay \(\dfrac{a}{6}=\dfrac{b}{11}\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{a}{42}=\dfrac{b}{77}\) (Nhân cả 2 vế với \(\dfrac{1}{7}\)) \(\left(1\right)\)
\(a:c=\dfrac{7}{10}\Leftrightarrow10c=7a\) hay \(\dfrac{a}{7}=\dfrac{c}{10}\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{a}{42}=\dfrac{c}{60}\)(Nhân cả 2 vế với \(\dfrac{1}{6}\)) \(\left(2\right)\)
Từ \(\left(1\right)+\left(2\right)\Leftrightarrow\dfrac{a}{42}=\dfrac{b}{77}=\dfrac{c}{60}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\dfrac{a}{42}=\dfrac{b}{77}=\dfrac{c}{60}=\dfrac{a+b+c}{42+77+60}=\dfrac{179}{179}=1\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{a}{42}=1\Leftrightarrow a=42\\\dfrac{b}{77}=1\Leftrightarrow a=77\\\dfrac{c}{60}=1\Leftrightarrow c=60\end{matrix}\right.\)
Vậy ....
Gọi số cây của 3 tổ lần lượt là a,b,c
Theo đề bài ta có : \(\dfrac{a}{6}=\dfrac{b}{11};\dfrac{a}{7}=\dfrac{c}{10}\)
Ta có : \(\dfrac{a}{6}=\dfrac{b}{11}\Rightarrow\dfrac{a}{42}=\dfrac{b}{77};\dfrac{a}{7}=\dfrac{c}{10}\Rightarrow\dfrac{a}{42}=\dfrac{c}{60}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có :
\(\dfrac{a}{42}=\dfrac{b}{77}=\dfrac{c}{60}=\dfrac{a+b+c}{42+77+60}=\dfrac{179}{179}=1\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=42\\b=77\\c=60\end{matrix}\right.\)
Vậy tổ 1 trồng được 42 cây
Tổ 2 trồng được 77 cây
Tổ 3 trồng được 60 cây
gọi số cây 3 tổ trồng được lần lượt là : a; b; c (a; b; c thuộc N*; cây)
có : \(\frac{a}{b}=\frac{6}{11}\Rightarrow\frac{a}{6}=\frac{b}{11}\Rightarrow\frac{a}{42}=\frac{b}{77}\)
\(\frac{a}{c}=\frac{7}{10}\Rightarrow\frac{a}{7}=\frac{b}{10}\Rightarrow\frac{a}{42}=\frac{b}{60}\)
\(\Rightarrow\frac{a}{42}=\frac{b}{77}=\frac{c}{60}\)
\(\Rightarrow\frac{a}{42}=\frac{b}{77}=\frac{c}{60}=\frac{a+b+c}{42+77+60}\) mà 3 tổ trồng được 179 cây => a + b + c = 179
\(\Rightarrow\frac{a}{42}=\frac{b}{77}=\frac{c}{60}=\frac{179}{179}=1\)
\(\Rightarrow\hept{\begin{cases}a=1\cdot42=42\\b=1\cdot77=77\\x=1\cdot60=60\end{cases}}\) (tm)
vậy_
à gõ nhầm, c = 1.60 = 60 chứ không phải x