Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục, đoạn văn trích trong truyện thứ 16/20 truyện, câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương. Tác giả là Nguyễn Dữ.
2/ Phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự.
3/ Nội dung chính: Miêu tả nhân vật Vũ Nương về sắc đẹp, tính tình, và chuyện chàng Trương cưới nàng về làm vợ.
4/ (cho mik hỏi là bộ phận in đậm là bộ phận nào?)
5/ "tư dung tốt đẹp": nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.
"dung hạnh": nhan sắc và đức hạnh.
6/ phương thức liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế.
+ phép nối: từ ngữ để nối 'song'.
+ phép lặp: từ 'Trương'
+ phép thế: từ 'nàng','vợ' thế cho từ 'Vũ Nương'.
a)PTBĐ: Nghị luận
-luận điểm :''Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ''
b) Thao tác lập luận chính : chứng minh
c) -Từ trọc phú dùng để chỉ loại người : giàu có mà dốt nát , bần tiện
Khởi ngữ : in đậm
" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."
d)Ngày Sách Việt Nam là ngày 23 tháng 4 hàng năm.
Câu 1: nghị luận
Câu 2:
Tác giả cho rằng:"Đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng" vì mỗi người có cuộc sống riêng biệt. Và chính nhờ sự khác biệt ấy mà cuộc sống trở nên đa dạng hơn. Nếu chỉ đứng từ góc nhìn của chính bản thân mình thì sẽ dễ dàng kết luận, phán xét người khác. Như vậy là sự nhìn nhận phiến diện, không khách quan.
Câu 3:
Những cặp, cụm từ đối lập: tằn tiện-phung phí, hào phóng - keo kiệt, thích ở nhà- bỏ bê gia đình, bay nhảy- không biết hưởng thụ cuộc sống
Câu 4:
Theo tác giả, điều tồi tệ nhất là khi mỗi bản thân chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó có nghĩa là chúng ta nghe theo và chấp nhận sự điều khiển của người khác nhằm làm người khác hài lòng. Khi sự đánh giá của người khác đã là phiến diện mà chúng ta còn chấp nhận nghe theo để làm hài lòng người khác thì còn là điều tồi tệ hơn
Câu 5:
Theo tác giả "Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều". Đây là một ý kiến đúng đắn về thái độ sống ở đời. Ở đời mỗi người có một cuộc sống và quan điểm sống hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, có những người dễ dàng phán xét người khác chỉ dựa trên quan điểm của bản thân và sự so sánh sự khác biệt với chính mình. Những định kiến mà họ đưa ra cho chúng ta chính là những tấm lưới mà bản thân ta ko nên sa ngã vào. Bởi vì từ trong chính bản thân chúng ta cũng đã có những giới hạn, định kiến mà chúng ta tự đặt ra cho mình rồi. Vậy nên, việc vượt qua được những định kiến của bản thân và người khác để sống cuộc đời do chính mình lựa chọn là điều cần thiết. Khi ấy, mỗi người sẽ nhận thức được cuộc sống còn tươi đẹp biết bao mà trước nay chúng ta vẫn bị gò bó bởi người khác và chính mình. Tóm lại, việc vượt qua được những định kiến rào cản của bản thân và những người khác chính là để sống một cuộc sống tự chủ, tự do.