Câu 21: Các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là
A. gió mùa và lục địa. B. hải dương và lục địa.
C. núi cao và lục địa. D. gió mùa và hải dương.
Câu 22: Khí hậu châu Á được chia thành nhiều đới khí hậu, nguyên nhân do
A. địa hình da dạng gồm núi, sơn nguyên, cao nguyên, đồi thấp, đồng bằng.
B. lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
C. hoạt động của hoàn lưu gió mùa.
D. hoạt động của các dòng biển nóng, lạnh.
Câu 23: Đâu không phải là nguyên nhân khiến một số đới khí hậu châu Á phân chia thành nhiều kiểu khác nhau?
A. Lãnh thổ rộng lớn. B. Ảnh hưởng của bức chắn địa hình.
C. Địa hình núi cao. D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
Câu 24: Khí hậu châu Á không có đặc điểm nào?
A. Phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau.
B. Không có đới khí hậu cận nhiệt.
C. Mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau.
D. Phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và lục địa.
Câu 25: Các sông lớn ở Đông Á đổ vào biển và đại dương nào?
A. Bắc Băng Dương. B. Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương. D. Ấn Độ Dương.
Câu 26: Cho biểu đồ:
Nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí hậu Y – an –gun (Mi-an-ma)
Hãy cho biết địa điểm trên nằm trong kiểu khí hậu nào?
A. cận nhiệt lục gió mùa.
B. ôn đới lục địa.
C. nhiệt đới gió mùa.
D. ôn đới hải dương.
Câu 27: Cho biểu đồ:
Nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí hậu E Ri- át (A- rập Xê- út)
Hãy cho biết địa điểm trên nằm trong kiểu khí hậu nào?
A. cận nhiệt lục gió mùa.
B. ôn đới lục địa.
C. nhiệt đới gió mùa.
D. ôn đới hải dương.
Câu 28: Cho biểu đồ:
Nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí hậu U-lan Ba- to (Mông Cổ)
Hãy cho biết địa điểm trên nằm trong kiểu khí hậu nào?
A. cận nhiệt lục gió mùa.
B. ôn đới lục địa.
C. nhiệt đới gió mùa.
D. ôn đới hải dương.
Câu 29: Khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, điều hòa hơn so với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, nguyên nhân chủ yếu vì
A. ảnh hưởng của biển Đông nên các khối khí vào nước ta được tăng cường lượng ẩm.
B. nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi.
C. nước ta nằm ở vùng vĩ độ thấp, gần khu vực xích đạo.
D. do ảnh hưởng của các dòng biển nóng.
Câu 30: Lũ ở sông ngòi khu vực Đông Nam Á diễn ra vào mùa nào?
A. Đầu mùa xuân. B. Cuối hạ đầu thu.
C. Mùa thu - đông. D. Giữa mùa đông.
Câu 31: Ở châu Á, khu vực có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất là
A. Tây Nam Á và Trung Á. B. Bắc Á.
C. Đông Nam Á. D. Nam Á và Đông Á.
Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu : khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đóng Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
Trong các khu vực khí hậu gió mùa. một năm có hai mùa rõ rệt : mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa vào loại nhiều nhất thế giới.
b) Các kiểu khí hậu lục địa
Các kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. Tại các khu vực này vé mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200-500mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp. Hầu hết các vùng ở nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.
1. Kiểu khí hậu gió mùa
- Có 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa đông khô, lạnh ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
- Phân bố:
+Nhiệt đới gió mùa: Nam Á, Đông Nam Á.
+ Cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa: Đông Á
2. Kiểu khí hậu lục địa:
- Mùa đông khô, rất lạnh; mùa hạ khô, rất nóng.
- Biên độ nhiệt ngày, đêm và các mùa rất lớn. Lượng mưa ít (<500mm).
- Phân bố: Vùng nội địa và Tây Nam Á.