K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trả lời :

Đề 4 :

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

26 tháng 3 2020

Trả lời:

Nhóm một: Một mặt người bằng mười mặt của ; Người làm ra của chứ không làm ra người

Nhóm hai: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng ; Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

Nhóm ba: Lá lành đùm lá rách ; Một miếng khi đói bằng một gói khi no

Nhóm bốn: Có học mới biết, có đi mới đến ; Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Nhóm năm: Lời nói gói vàng ; Một lời nói, một đọi máu

_Chúc bạn học tốt :>>_

6 tháng 3 2019

Đăng câu hỏi kiểu này thì ------------------------------------> chắc không ai giải cho đâu!!!

5 tháng 1 2022

Trên hành trình đến với thành công, chúng ta luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Khi đó thì câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” chính là lời khuyên quý giá dành cho mỗi người.

Từ một hình ảnh có thật trong cuộc sống nói đến công việc rèn kim loại. Người thợ có thể rèn một thanh sắt thô sơ, to lớn thành một cây kim nhỏ bé, sắc bén. Cũng giống như con người nếu chịu khó học tập, rèn luyện sẽ trở thành một con người thành công, có ích cho xã hội. Bên cạnh “Có công mài sắt có ngày nên kim”, còn có rất nhiều câu với lời khuyên như trên như: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “Thua keo này, bày keo khác”...

Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều tấm gương chứng minh cho câu tục ngữ trên. Bên cạnh những cái tên đã quá quen thuộc như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, nhà bác học Lương Đình Của, nhà văn Mai Xuân Thưởng. Thì ở hiện tại, thế hệ trẻ cũng xứng đáng với những người đi trước. Đó là Nguyễn Sơn Lâm - do ảnh hưởng của chất độc màu da cam để lại sau chiến tranh, anh đã bị dị tật ở hệ xương khiến chân tay mềm yếu. Những bằng ý chị, nghị lực phi thường và ước mơ cháy bỏng, anh đã vượt qua hạn chế của bản thân để đạt được thành công của riêng mình. Đặc biệt hơn là hình ảnh một chàng cao chưa đầy 90cm chinh phục nóc nhà Đông Dương, đỉnh Phan-xi-păng trên đôi nạng gỗ… Hay câu chuyện về “cô gái xương thủy tinh” - Nguyễn Phương Anh. Trong cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam’s got talent 2011), Nguyễn Phương Anh đã bất ngờ lọt vào vòng chung kết. Dù không đạt giải, nhưng hình ảnh một cô gái nhỏ bé, với nghị lực phi thường đã để lại ấn tượng sâu nặng trong lòng mọi người. Cô còn được sang Australia du học với học bổng toàn phần của Đại học Curtin. Cô là một trong những thí sinh xuất sắc đạt số điểm IELTS 8.0…

Có thể khẳng định rằng, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chỉ cần chúng ta kiên trì rèn luyện thì có thể hoàn thiện bản thân, tiến gần đến thành công. Bản thân một học sinh như tôi, câu tục ngữ này đã giúp tôi ý thức được việc tích cực học tập, rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội.

Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên đúng đắn. Mọi sự kiên trì sẽ đem đến những thành quả tốt đẹp cho con người.

28 tháng 11 2021

giúp mình với  xD

28 tháng 11 2021

Câu 1 : Nhằm để không gây tiếng ồn trong bệnh viện gây mất tập trung

Câu 2:Có ô nhiễm tiếng ồn , để chống ô nhiễm tiếng ồn đó chúng ta phải ngăn nước đó bằng tảng đá 

18 tháng 1 2019

A : Hôm nay, mình được cô cho điểm mười.
B : Thế à? Môn gì thế?
A : Môn Văn.
B : Ôi cậu thật tuyệt! Cậu hãy chỉ cho mình cách học giỏi môn Văn nhé!
A : Đâu có gì khó chỉ là vốn từ ngữ và sự quan sát độc đáo sẽ giúp chúng a thêm phần tiến bộ hơn. Nhưng ...
B: Nhưng sao?
A : Nhưng theo mình vẫn nhờ vào sự kiên trì là nhiều nhất!
B : Nhờ sự kiên trì ư?
A : Đúng vậy, có kiên trì chịu khó chau chuốt chuốt kiến thức thì mới có được thành công.
B : Có lẽ cậu nói đúng! Mình cảm ơn nhiều.
A : Không có gì đâu!

18 tháng 1 2019

Hồ Chi Minh sinh năm 1890 mất năm 1969.(1)Người cả đời vì nước vì dân cho tất cả dành tặng cho nhân dân(2)Trong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm 1955 Người nói:"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?(2) Mình phải làm thế nào cho ích nước, lợi nhà nhiều hơn?(3). Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh, phấn đấu đến chừng nào?...(4)"Hồ Chí Minh đã mang lại chỗ nước nhà kho tàng muôn vàn điều hay(5).Có người nói:Bác đã ra đi rồi(6). Không!(7) Bác vẫn sống,sống mãi trong lòng chúng ta là điểm sáng mãi trên bầu trời muôn ngàn tinh tú kia..(8) Ôi bác hồ là niềm tự hào của dân tộc ta (9)
Câu nghi vấn:4
Câu cầu khiến:2,3
Câu trần thuật:1,5,8
Câu phủ định:7
Câu cảm thán :9

28 tháng 2 2020

Trong chùm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” là một tục ngữ hay chỉ thiên nhiên. Nói cách khác, câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về hiện tượng nắng mưa của trời. “Mau sao” có nghĩa là nhiều sao, “vắng sao” có nghĩa ít sao. Trong những năm tháng sinh sống, nhân dân Việt Nam ta đã để ý được những hiện tượng của đất trời. Không cần đến máy dự báo thời tiết như ngày nay, nhân dân ta có thể đoán được thời tiết ngày mai qua những ngôi sao trên bầu trời. Đêm đến nếu nhiều sao, sao sáng rõ thì ắt hẳn ngày mai trời sẽ nắng còn ngược lại nếu trời ít sao hoặc không có sao thì trời ngày mai sẽ mưa.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

NHỚ K CHO MIK NHOAAAAAAA

28 tháng 2 2020

Nước ta có nền nông nghiệp phát triển lâu đời. Chính vì thế mà nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm quý báu về trồng trọt, chăn nuôi và nhất là những kinh nghiệm về việc xem thời tiết. Khi khoa học còn chưa phát triển thì ý nghĩa của những câu tục ngữ dưới đây quả là vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất của tất cả chúng ta:

Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa

Hay

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước

Ngày xưa khi chưa hề có một phương tiện kỹ thuật nào tham gia vào quá trình dự báo về thời tiết thì nhân dân ta chỉ còn một cách ứng xử với những thay đổi của đất trời là dựa vào những kinh nghiệm dân gian. Những kinh nghiệm ấy phần nhiều được tổng kết thông qua việc quan sát nhiều lần các hiện tượng tự nhiên. Nó chưa đạt tới sự chuẩn xác về khoa học. Những câu tục ngữ mà chúng ta vừa mới nêu ra cũng dựa trên những kinh nghiệm dân gian như thế.

Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa

Chỉ việc xem trời mưa hay nắng. Mau sao nghĩa là nhiều sao dày sao và sao mọc sớm. Về mùa hè, khi trời vừa sẩm tối, chúng ta bắt đầu thấy sao xuất hiện. Sao cứ thế mọc dày dần rồi đến khi trời đã vào đêm sao có thể dày chi chít không thể nào đếm được. Những hôm trời nhiều sao như thế. Theo kinh nghiệm, ngày hôm sau trời sản xuất nắng đẹp, nắng to. Và như thế người làm có thể chủ động lên kế hoạch trước những công việc của mình.

Ngược với kinh nghiệm nêu trên, vào những hôm trời vắng sao, nghĩa là sao thưa, sao ít, lại thêm trời nhiều mây và u ám thì đó là hiện tượng cho biết trời sắp có mưa. Và như thế, người ta cũng có thể chủ động trong công việc hoặc chuyển sang làm việc khác nếu cần.

Có thể nói, đối với mọi người, nhất là người nông dân, thì việc biết trước trời mưa hay nắng khiến cho công việc làm ăn mới diễn ra một cách thuận lợi, dễ dàng. Cũng nhờ đó mà tránh được những thiệt hại, rủi ro không đáng có.

Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời đang ở vào lúc mùa hè. Cũng dựa trên câu tục ngữ vừa nêu thế nhưng đối với mùa đông thì kinh nghiệm trái lại:

Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa

Câu tục ngữ:

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước

Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là “ao chuôm đầy nước”.