K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2018

mình ko biết

2 tháng 3 2018

Bài làm

1/

- Năm 179 TCN Triệu Đà chia nước ta làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân cho sắp nhập vào Nam Việt

- Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia nước ta thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao

- Nhà Hán phân chia bộ mấy thống trị như sau:

+ Đứng đầu mỗi châu là thứ sử

+ Đứng đầu mỗi quận là Thái Thú (trong coi việc chính trị), Đô úy (trong coi việc quân sự)

+Dưới quận là huyện

+ Quan lại đề là người Hán

-Nhân dân Chau Giao phải nộp nhiều thứ thuế như thuế sắt, thuế muối,... và phải cống nạp nhiều sản vật quý

- Đưa người Hán sang nước ta và bắt nhân dân phải làm theo phong tục của họ

-Năm 34, Thái thú Tô Định  cai quản quận Giao Chỉ ra sức đàn áp khiến nhân dân ta càng khổ cực

2/

- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.

2 tháng 3 2019

1)Gồm các cuộc khởi nghĩa của HAI BÀ TRƯNG, BÀ TRIỆU, LÝ BÍ.

2)a,nghề rèn sắt:vẫn phát triển +Công cụ:rìu, mài, cuốc, dao, ...xuất hiện nhiều

                                                  +Vũ khí:kiếm, giáo, mác, đc dùng phổ biến.

   b,nông nghiệp:-biết đắp đê phòng lụt.

                           -biết trồng lúa 2 vụ một năm.

  c,nghề thủ công:gốm, dệt cũng phát triển.

  d)thương nghiệp;-mở các chợ.

                            :chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

3)

thời Văn Lang-Âu Lạc                   thời kì bị đô hộ             
VuaQuan lại đô hộ
Quý tộchào trưởng Việt|địa chủ Hán
nông dân công xãnông dân công xã|nông dân lệ thuộc
nô tìnô tì

4sgk

5 tháng 12 2017

-con rồng cháu tiên

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

-bánh chưng bánh giầy

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

-sơn tinh , thủy tinh 

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹpnhư hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứngđáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùngnước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

-thánh gióng

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.


-sự tích hồ gươm

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

-thạch sanh

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

-em bé thông minh

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

-sọ dừa

Hai vợ chồng có một mụn con nhưng là một cục thịt có mắt mũi, không có tay chân. Đặt tên là Sọ Dừa. Sọ Dừa xin đi chăn bò cho nhà phú ông để lấy tiền nuôi cha mẹ. Phú ông đồng ý vì thấy Sọ Dừa nuôi bò giỏi. Phú ông lại sai ở trên núi để chăn, cơm nước đã có ba cô con gái đem lên cho. Hai cô chị hắt hủi, còn cô em Út thùy mị phát hiện Sọ Dừa không phải là người thường nên đem lòng yêu thương và săn sóc. Cuối mùa đi ở, Sọ Dừa bảo mẹ đến hỏi con gái phú ông. Sọ Dừa đã đáp ứng vật thách cưới, phú ông hỏi ý ba cô. Cô Út ưng chịu. Sau khi cưới Sọ Dừa hiện thành chàng trai tuấn tú, học hành thông minh và đậu Trạng nguyên. Khi từ giã vợ đi sứ, quan trạng đưa cho vợ hòn đá lửa, con dao và hai quả trứng gà dặn phải dắt trong người. Hai cô chị lập mưu đẩy em xuống biển, em bị cá kình nuốt. Nhờ con dao mà cô giết được cá rồi dạt vào đảo hoang. Cô Út đã dùng đá lửa để nướng cá ăn qua ngày. Hai trứng nở ra hai còn gà. Khi quan trạng trên đường đi sứ trở về, nghe tiếng gà gáy trên đảo hoang, quan trạng ghé vào đảo rước vợ về nhà mở tiệc ăn mừng. Tiệc tan quan dẫn vợ ra, hai người chị xấu hổ trốn đi mất biệt.
-cây bút thần

Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.

Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.

Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.

Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.

Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.

Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.

Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.

Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.

-ông lão đánh cá và con cá vàng

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

5 tháng 12 2017

bạn ơi có thể tra trên mạng được đấy

8 tháng 9 2018

Mỗi dịp nghỉ hè, gia đình em lại đi du lịch. Có năm là Sa Pa xinh đẹp mờ ảo trong sương mù với những ngọn núi nhấp nhô, với sắc đào hồng thắm… Có năm là phố cổ Hội An bình yên và cổ kính khiến người ta nhẹ lòng đến lạ. Nhưng năm ngoái, gia đình em đã về thăm quê ngoại, nơi ấy có bãi biển xanh trải dài cùng những bờ cát trắng khiến em ấn tượng vô cùng.

Cho đến bây giờ, từng hình ảnh của bờ biển ấy vẫn in đậm trong tâm trí em như thể mới chỉ là ngày hôm qua thôi vậy. Bãi biển nơi quê ngoại em thật đẹp làm sao! Bãi cát trắng mịn lấp lánh dưới ánh mặt trời giống như là ở đó cất giấu những viên đá quý vậy. Bãi cát trắng ấy tưởng chừng như kéo dài mãi đến tít tắp vô tận. Em rất thích được đi chân trần trên bãi biển, cảm nhận từng hạt cát nhỏ mịn bao bọc lấy bàn chân, mang tới cái cảm giác lành lạnh mát mẻ vô cùng dễ chịu.

Trên bãi biển dài là hàng phi lao thẳng tắp. Khi những cơn gió biển thổi tới, mang theo vị mằn mặn của muối, của hơi biển, những cây phi lao ấy lại đung đưa, giống như là những người đang nhảy múa say mê trong điệu nhạc sóng của biển vậy. Còn khi trời lặng, chúng đắm mình trong ánh sáng, trong ánh mặt trời, như cảm nhận cái không khí vô cùng quen thuộc suốt bao nhiêu năm qua của mảnh đất nơi đây. Xen kẽ hàng cây luôn là những chiếc ô đủ màu sắc của những người đi tắm biển. Chúng rực rỡ dưới ánh mặt trời, nhìn từ trên cao như tô điểm thêm những bông hoa sắc thắm, còn bãi biển là khu vườn rộng lớn.

Em yêu thích nhất chính là sắc xanh của biển. Biển xanh, cát trắng, không còn gì đẹp hơn nữa. Một màu xanh trải dài bất tận khiến em có cảm giác rằng biển là tấm gương lớn phản chiếu lại sắc xanh trong của mây trời trên cao. Em thích nhất là được đi chân trần, cảm nhận song biển vỗ về đôi bàn chân đầy yêu thương và âu yếm. Từng con sóng dạt vào trong bờ, mỗi lần như vậy lại mang theo vài vỏ sò nhỏ xinh. Lúc rảnh rỗi, em lại cùng chị họ đi dọc bờ biển, nhặt chúng về rửa sạch để làm thành những chuỗi vòng rất đẹp mà chỉ có vùng biển mới có. Mẹ em nói, những vò sò lớn, khi áp tai vào, ta có thể nghe thấy tiếng sóng biển ngoài khơi xa. Quả thật đúng là vậy, đó là âm thanh tuyệt vời nhất mà em từng được nghe.
Bãi biển quê em luôn rất đông người mỗi khi hè đến. Khách du lịch khắp nơi đổ về đây. Không khí mùa hè nơi này luôn rất vui vẻ nhộn nhịp. Em rất yêu biển quê em.

Mùa hè rất nhanh cũng qua đi. Bây giờ em đã trở lại thành phố nhưng bãi biển ấy vẫn luôn in sâu trong tâm trí em. Em mong hè năm sau sẽ lại đến thật nhanh để được bố mẹ cho về quê ngoại chơi một lần nữa, để được vui đùa trên bãi biển ấy.

# EllyNguyen #

8 tháng 9 2018

Bn vào đây tham khảo nhé : 

Bài văn Tả cảnh biển lớp 5 hay

Hok tốt .

^.^ Hih.....

# EllyNguyen #

3 tháng 5 2016

Câu 1: Sau khi giành độc lập, Hai Bà Trưng đã làm gì?

Câu 2:Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ VI có gì thay đổi?

Câu 3:Nêu diễn biến ngắn gọn về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Câu 4: Trình bày diễn biến cuộc KN Lý Bí và nêu ý nghĩa của cuộc KN này

Câu 5: Vì sao Lý Nam Đế lại đặt tên nước là Vạn Xuân?

Câu 6: Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi?

Câu 7: Trình bày ngắn gọn cuộc KN Mai Thúc Loan và Phùng Hưng , nêu ý nghĩa

Câu 8:Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?

Câu 9: Trình bày cuộc KN của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng và nêu ý nghĩa

Câu 10: Theo bạn, chính sách nào là chính sách thâm độc nhất của thời phong kiến phương Bắc

Chúc bạn học tốthihi

3 tháng 5 2016

còn câu nào khác ở mấy câu này mik có rùi

10 tháng 5 2020

Đáp án : B .    đồng hóa nhân dân ta bắt ta phải theo lễ giáo Trung Quốc.

        Hok tốt !!!

10 tháng 5 2020

Theo chị thì phải cả ba đáp án B,C,D e nhớ

Nên chị chọn đáp án E: B,C,D đúng

Học tốt

8 tháng 12 2017

Nội dung của đoạn trích từ " Cụ tổ bên ngoại của Trừng đến thời trọng vọng "

   của bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Giới thiệu thái y họ Phạm và đức tính tốt của ông.

8 tháng 12 2017

giới thiệu lương y Phạm Bân và kể về ông làm nghề y gia truyền 

8 tháng 12 2017

Nội dung của đoạn giới thiệu sơ qua về gia đình cụ và những công đức của vị thái y lệnh họ Phạm này

8 tháng 12 2017

Giới thiệu lai lịch và coonh đức của thái y