Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tất nhiên là được!Ví dụ có bị liệt 2 tay Nguyễn Ngọc Kí vẫn cố gắng luyện viết mà!
Bài 1
Lâu rồi em mới đọc lại những trang nhật ký từ lâu. Bống trong lòng em dâng lên một cảm xúc sung sướng lạ thường khi đọc lại trang nhật ký ngày hôm đó. Bới đó là những dòng nhật kí ghi lại câu chuyện về việc tốt của em đã làm hồi đầu năm học.
Hôm đó là trưa thứ Sáu. Tiết trời mùa hè oi ả đến khó chịu. Chim cũng chẳng buồn ca hát. Cây lá cũng mệt mỏi không buồn rung rinh. Ngồi trong lớp, lòng em vô cùng khẩn trương mong sao hết tiết học để chạy thật nhanh về nhà để khoe với mẹ điểm 10 môn Toán. “Tùng, tùng, tùng,…” Tiếng trống trường vừa điểm, em vội vã thu gọn sách vở bỏ vào cặp, chào các bạn trong lớp rồi nhanh chóng chạy về nhà. Dưới cái nắng nóng gần 40 độ của buổi trưa hè, em bước đi thật nhanh. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo vui vẻ. Mặc cho trời nóng nhưng em lại chẳng hề thấy khó chịu, bởi nghĩ đến gương mặt mẹ sẽ cười thật hạnh phúc khi cầm bài làm khiến em quên hết mệt mỏi.
Đến ngã tư giao thông, khi chuẩn bị sang đường bỗng em nghe thấy tiếng nói chuyện của nhóm bạn học sinh:
- Này, này. Hình như cụ già kia bị lạc.
- Không biết nữa. Cậu ra hỏi đi. Mình ngại lắm.
Em quay lại nhìn và thấy có một cụ già mái tóc trắng, gương mặt nhìn khắc khoải, mệt mỏi, đang đứng loay hoay. Cụ mặc bộ quần áo màu nâu, đầu đội nón lá. Lưng cụ hơi còng. Tay cụ xách một giỏ gì đó trông rất nặng. Em tiến lại gần và hỏi cụ:
- Cụ ơi! Cụ sao đấy ạ?
Cụ giật mình, quay lại nói chuyện với em:
- Ôi, cụ đang đi tìm nhà cô con gái mà cụ đi mãi từ sáng đến giờ vẫn chưa tìm được.
Hoá ra cụ bị lạc đường. Lúc đó, em tìm xung quanh có chú công an gần đó không để giúp cụ nhưng hình như không thấy ai. Em thấy khó xử, không biết phải làm gì. Em muốn giúp đỡ cụ nhưng lại nghĩ đến bài kiểm tả và mẹ ở nhà lại phân vân: “ Mình phải làm gì? Hay mình cứ mặc kệ rồi chạy về nhà. Nhưng làm như thế thì mình hư quá. Trời nắng thế này, biết bao giờ cụ mới tìm được nhà. Rồi nhỡ cụ làm sao?...” Bao câu hỏi cứ hiện lên trong đầu mà em không thể giải quyết. Và rồi em quyết định, nói với cụ:
- Vậy cụ đưa tờ địa chỉ cho cháu. Cháu sẽ giúp cụ tìm nhà ạ.
Cụ vui mừng, nở nụ cười móm mém:
- Thật à cháu gái. Ôi, cụ cảm ơn cháu nhiều lắm!
Sau đó, em giúp cụ cầm chiếc giỏ và cùng cụ đi tìm nhà. Vừa đi em vừa hỏi chuyện cụ mới biết cụ lên nhà cô con gái chơi, không báo trước cho cô để cô đón nhưng cụ quên mất nhà cô ở đâu nên bị lạc. Cả buổi sáng cụ tìm không thấy. Hơn ba mươi phút đi bộ tìm kiếm, cuối cùng hai cụ cháu cũng đến nơi. Em bấm chuông gọi cửa. Cô con gái của cụ bất ngờ khi thấy cụ. Em kể lại chuyện cho cô nghe.
- Cảm ơn cháu gái. Nhờ có cháu nếu không bây giờ không biết mẹ cô đang phải làm gì. Cháu vào nhà uống nước, ăn cơm với nhà cô. Bây giờ trưa rồi.
Em lễ phép từ chối vì nghĩ đến mẹ đang đợi ở nhà. Em chào cụ và cô rồi nhanh chóng chạy về nhà.
Về đến nhà là hơn 11 rưỡi. Em thấy mẹ đang đứng ngoài cổng đợi. Em chạy vội đến bên mẹ và kể lại chuyện cho mẹ nghe. Vừa kể em vừa đưa mẹ tờ bài kiểm tra. Mẹ vuốt mấy sợi tóc dính trên trán mồ hôi và nở nụ cười hiền:
- Con gái mẹ giỏi lắm. Biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. Ngoan lắm. Mẹ rất vui vì điều này con gái ạ
Nghe những lời khen của mẹ, lòng em sung sướng hạnh phúc vô cùng. Niềm vui như càng tăng thêm.
Khép lại trang nhật kí, em nở một nụ cười thật hạnh phúc. Đó là một kí ức đẹp mà em không bao giờ có thể quên được. Bởi đó là bài học nhắc nhở em luôn phải biết yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh.
Bài 2
Việc tốt đôi khi không cần phải là những việc làm giúp đỡ những người sống xung quanh mình hay trong xã hội rộng lớn. Có những việc tốt là những hành động đối với người thân trong gia đình. Nhân một lần bố mẹ về quê thăm ông nội bị ốm, em đã ở nhà chăm sóc nhóc em bị ốm.
Chiều hôm đó, em về đến nhà, nhưng không thấy tiếng của mẹ. Căn nhà im ắng đến lạ. Em vào phòng khách thấy tờ giấy nhắn trên mặt bàn: “ Bố mẹ phải về quê gấp thăm ông nội sốt cao. Hai chị em ở nhà ngoan. Chiều mai bố mẹ về.” Hoá ra bố mẹ về quê chăm sóc ông nội. Vậy là hôm nay chỉ có em và nhóc Tít ở nhà. Em cất cặp sách, thay quần áo rồi đi đón thằng nhóc. Hai chị em đi bộ về nhà. Nhưng hôm nay thằng bé ít nói hẳn hơn mọi ngày. Về đến nhà nó nằm ườn lên ghế sofa mà chẳng thèm nói câu nào. Mọi ngày khi về đến nhà nó sẽ tíu tít kể chuyện ở lớp cho em nghe. Nhưng hôm nay nó chẳng nói gì, nghe em nói bố mẹ về quê chỉ có hai chị em, nó cũng chẳng buồn hỏi lại, chỉ dạ vâng. Thấy vậy, em hỏi:
- Tít hôm nay sao thế? Mệt à em.
Nó vâng. Em vội sờ trán nó, hốt hoảng:
- Thôi chết, hình như Tít sốt rồi.
Thằng nhóc mệt mỏi nhìn em mà không nói gì thêm. Em lo lắng, không biết phải làm gì. Định gọi cho bố mẹ nhưng nghĩ lại ông nội dưới quê cũng đang sốt cao, bây giờ nếu gọi sẽ càng làm bố mẹ lo thêm nhiều việc. Nghĩ vậy em quyết định sẽ tự chăm cu Tít. Em nhắc nhóc:
- Tít lên gác nằm đi. Chị đi tìm nhiệt kế đo xem sao.
Em vội chạy đi tìm nhiệt kế. 37,5 độ. May mà sốt không cao. Em lấy khăn vắt nước mát chườm lên trán cho nó. Đợi nó ngủ, em đi mua thuốc. Ra ngoài hàng mua một túi thuốc cảm cho Tít mà lòng em đầy lo lắng. Nhìn nó ngủ mà thấy thương nó nhưng không dám điện cho bố mẹ. Đồng hồ điểm 6 giờ tối. Chợt nhớ ra chưa nấu cơm. Nghĩ cu Tít đang ốm, ăn cơm sẽ khó nên em quyết định nấu cháo cho nó. Đó là lần đầu tiên em nấu cháo. Phải cố nhớ những lần mẹ nấu cháo mà em loay hoay khó khăn để nấu được bát cháo nhỏ. Vừa nấu cháo, em vừa chạy qua chạy lại thay khăn chườm chán cho nhóc em. Rồi khi cháo được, thổi cho cháo nguội, em bê lên phòng gọi nhóc dậy:
- Dậy ăn cháo rồi uống thuốc Tít ơi.
Thằng nhóc uể oải thức dậy. Nhìn thằng nhóc 5 tuổi nuốt miếng cháo đầy khó khăn, em thấy thương nó.
- Cháo chị nấu ngon hơn mẹ.
Nghe lời khen của cậu em, em vừa vui vì được khen tay nghề, vừa mừng vì thấy nó có vẻ bớt mệt hơn. Đợi nhóc ăn xong, em đưa thuốc cho nhóc uống rồi dọn dẹp xung quanh. Thằng nhóc ăn cháo và uống thuốc xong thì ngủ đến tận hôm sau. Đêm đó, em vừa ngủ vừa thỉnh thoảng quay sang sờ trán nhưng may sao cậu nhóc không sốt nữa.
Sáng hôm sau, thằng nhóc khoẻ hẳn. Cu cậu lại cười nói vui vẻ. Nhìn nhóc khẻo em thấy nhẹ lòng và sung sướng. Chiều bố mẹ về, em kể bố mẹ nghe mọi chuyện. Bố mẹ ôm em vào lòng, xoa đầu khen em:
- Con gái ngoan lớn thật rồi. Giỏi lắm
Lời khen của bố mẹ khiến em vui mừng xiết bao.
Việc tốt đôi khi là những điều thật nhỏ bé, không cần là những điều gì to lớn. Điều quan trọng nó xuất phát từ tấm lòng yêu thương, sự chân thành của mỗi người. Vậy việc tốt của bạn là gì? Hãy cùng chia sẻ với mọi người việc tốt bạn đã làm nhé.
Trên đây là 2 bài văn mẫu kể về một việc tốt em đã làm, ngoài ra bạn có thể kể rất nhiều việc tốt khác nhau: nhặt được của rơi trả người mất, giúp đỡ bạn bè, người khác, tham gia dọn dẹp vệ sinh công cộng...
Hok tốt
Trời nắng như đổ lửa. Đường phố nườm nượp người qua lại. Tiếng máy xe ô tô, xe máy nổ giòn giã. Tiếng còi inh ỏi xin đường.
Em đi học về nắng mệt. Nhưng kìa bên lề đường có bà lão tay chống gậy, vai khoác cái túi vải nâu. Bà cụ hai ba lần bước xuống đường rồi lại bước trở lại, sợ xe cộ qua lại đụng phải.
Đứng ở lề đường bên này trông sang, em ái ngại, nhưng đang đói và mệt. Em cúi xuống nhìn vỉa hè rồi bước đi... vài bước chân... nhưng rồi phải nhìn lại... bà cụ cứ phân vân nhìn xuống đường. Em nghĩ bụng “chắc lần này bà cụ phải xuống đường đi”. Nhưng không, bà cụ thấy cái xe tải to ở xa chạy đến và lần này thì bà cụ phải trở lại vỉa hè vì sợ!
Không thể quay đi được nữa. Em đã được nghe câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”, nên em phải dứt khoát quay trở lại, sang bên đường nơi bà cụ đang dứng. Đến nơi, em nói với bà:
- Bà ơi, cháu dắt bà qua đường nhé!
Bà cụ ngẩng lên nhìn em, đôi mắt cảm động. Bà lấy tay áo chấm những giọt mồ hôi trên trán em rồi nói:
- Phúc đức quá, bà phải qua bên kia đường, nhưng sợ xe cộ đì qua.
Thế là em đã dắt bà cụ qua đường. Khi chia tay bà cụ còn cám ơn rối rít và cứ hỏi: “Cháu là con nhà ai mà tốt thế”. Em chỉ nói vài lời và xin phép bà về trước. Trước khi đi, em không quên chỉ đường cho bà đến nơi con trai làm việc cách đó không xa...
Bữa cơm hôm ấy ngon lạ lùng. Một phần vì đói, nhưng cơm còn ngon hơn vì em cảm thấy mình đã làm được một việc tốt.
1, trong trường hợp này người nghe muốn hiểu về con người và sự việc
người kể phải trình bày diễn biến sự việc
a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:
- Kể nội dung truyện cổ tích
- Lý do An thôi học,
- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…
- Một câu chuyện hay
b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:
+ Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt
+ Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày
- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt
- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.
DÀN Ý KỂ VỀ NGƯỜI BẠN MỚI QUEN CỦA EM
1. Mở bài
Giới thiệu về người bạn của mình và nêu tình cảm.
2. Thân bài
- Kể hoàn cảnh quen người bạn mới
- Tả ngoại hình bạn mới
- Kỉ niệm đầu tiên của hai bạn
- Tình cảm của mình với bạn
3. Kết bàiTình cảm của mình.
Nguyễn Hiền
nên kể về nguyễn ngọc kí nhé đây là nhân vật phỏ biến đấy
Giữa ngổn ngang bộn bề cuộc sống với cơm, áo, gạo tiền và hàng loạt câu chuyện về sự xuống cấp nhân cách, đạo đức, câu chuyện về thầy giáo, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký như bức tranh sáng về sự nỗ lực không ngừng để vượt lên số phận.
Một tấm gương chân thực, bình dị nhưng có sức lay động, cảm phục đến khôn cùng.
Chia sẻ cảm xúc và những ký ức xung quanh loạt bài về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, nhiều độc giả đã không giấu nổi niềm xúc động nghẹn ngào.
Không ít người đã khóc trước tấm gương quá đẹp của thầy, có người ngưỡng mộ gọi thầy là “thần tượng”, là “anh hùng”.
guyễn Ngọc Ký, thuộc vào thập niên đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Bao năm nay anh chỉ biết đến Nguyễn Ngọc Ký qua những bài học ít ỏi trong trường, nay gặp lại qua những bài viết trên VietNamNet thấy vô cùng cảm động và cảm phục một con người.
“Thầy Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng trên cả tuyệt vời. Khơi dậy một tấm gương tự rèn luyện vượt qua chính mình đạt đến tuyệt đỉnh”, độc giả này viết.
Bạn đọc Nguyễn Hoàng Oanh cho biết chị đã khóc khi đọc những bài viết về thầy: “Câu chuyện về cuộc đời thầy đã chứng minh cho em thấy bằng ý chí và nghị lực phi thường, ta có thể vượt lên tất cả”.
Cách đây nhiều năm, khi nhận xét về tấm gương của nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký, trong lần về Hải Hậu, Nam Định, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói: "Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo".
Trên thực tế Nguyễn Ngọc Ký không còn là cái tên lạ lẫm với hàng chục thế hệ học sinh nhiều năm trước qua những bài học trong sách giáo khoa, tuy nhiên không phải ai cũng biết bằng cách nào và tại sao không dùng phấn, dùng bảng ông vẫn trở thành một nhà giáo ưu tú trong suốt hơn 35 năm qua.
Theo lời kể của nhiều thế hệ từng là học trò của thầy, thầy Ký có phương pháp dạy học “chẳng giống ai” nhưng vô cùng hiệu quả.
Khi đôi tay vô dụng không thể cầm phấn, thầy tự thiết kế nội dung bài giảng trên các tờ bìa cứng, phía ngoài phủ một tờ giấy trắng che lại. Vừa dạy, thầy vừa dùng chân kéo tờ giấy trắng phía ngoài xuống, để con chữ từ từ xuất hiện.
Để bài giảng thêm sinh động, thầy thường nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo khiến học sinh hào hứng, say sưa.
Nhìn lại cả quá trình phấn đấu của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, bạn đọc Thùy Dương đã phải thốt lên: “Nghị lực của thầy thật phi thường!”.
“Cả cuộc đời thầy là một sự phấn đấu không mệt mỏi. Tự ngẫm lại thấy mình kém cỏi quá. Ta đầy đủ về hình thức bên ngoài, nhưng tâm hồn lại quá thiếu hụt. Ta thiếu ý chí và sự quyết tâm trước khó khăn. Cảm ơn thầy - tấm gương Nguyễn Ngọc Ký”.
Chia sẻ câu chuyện cách đây 19 năm, độc giả Mainguyenha@... cho biết khi ấy đang là học sinh cấp 3 trường Giao Thủy (Nam Định) và đã may mắn được gặp thầy Ký khi thầy về trường nói chuyện, được tận mắt thấy thầy dùng 2 chân để viết, vẽ, may vá… Sự kính trọng từ đó nhân lên thành ngưỡng mộ và vẫn vẹn nguyên trong suốt 20 năm qua.
Một câu chuyện đặc biệt khác được bạn đọc Fidel chia sẻ: “Cách đây cũng mười mấy năm, khi tôi còn là học sinh cấp 2, cô giáo có cho bài văn về nhà miêu tả một tấm gương vượt khó. Tôi được bố kể về tấm gương của thầy Ký và tôi đã viết về thầy với tất cả sự ngưỡng mộ của một học sinh THCS.
Thế nhưng... thật đáng buồn là bài văn đó tôi được giáo viên chấm 3 điểm với lời phê là không có thật!!! Ngày đó, tôi buồn lắm, buồn vì thời đó mà GV không biết thầy là ai... nhưng qua tấm gương của thầy, qua cách sống lạc quan của thầy… đã nói lên tất cả”.
Không chỉ ngưỡng mộ, độc giả Cao Thanh Mỹ còn khẳng định vô cùng thần tượng thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.
Độc giả này chia sẻ, anh là người sinh ra sau khi đất nước thống nhất, ngày còn cắp sách tới trường đã được thầy cô, được học trong sách giáo khoa về Nguyễn Ngọc Ký.
“Khi ấy chúng tôi thần tượng hóa anh lắm, xem anh như là tấm gương mẫu mực trong học tập. Có những năm trường tôi còn viết tên anh lên bảng lớn gần cột cờ để cho học sinh lấy anh làm gương”, độc giả Mỹ hào hứng kể.
Có thể nói cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là cả một thiên tiểu thuyết dài về nghị lực chiến thắng số phận của một con người tài hoa mà nếu được mô tả trong đôi từ ngắn gọn, ắt hẳn ai cũng phải thốt lên hai tiếng “phi thường”.
Ở đó ngoài câu chuyện về ý chí phấn đấu, người ta còn thấy từ con người này toát ra vẻ đẹp bình dị với quan điểm sống tinh tế và tinh thần nhân văn cao cả.
Con người đặc biệt ấy cũng có tình yêu thật đặc biệt mà nhiều người từng ví von lâm ly không kém gì chuyện tình Kim Trọng với chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.
Nói về mối tình diệu kỳ của thầy Ký, bạn đọc Bình Minh đã không giấu nổi sự ngưỡng mộ: “Thật Tuyệt! Các bác đã dệt nên một câu chuyện thần tiên thật đẹp trên cõi đời này. Xin chúc vợ chồng thầy luôn hạnh phúc!”.
Theo nhiều độc giả, một tấm gương đẹp đẽ, thanh cao và đáng trân trọng đến vậy nhưng thật tiếc khi sách giáo khoa, truyện nhi đồng hiện nay không thấy nêu tấm gương thầy Ký để học sinh noi gương.
“Còn nhớ thời còn học cấp 1, Nguyễn Ngọc Ký luôn là tấm gương cho mọi người vươn lên từ chính mình, vượt lên số phận làm cho cuộc đời đẹp thêm. Nhiều lắm thế hệ học trò đã xem Nguyễn Ngọc Ký như “người anh hùng”, mãi gọi là “anh” như hàng loạt anh hùng thiếu niên Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Bá Ngọc…”, độc giả Nguyễn Văn Sơn chia sẻ.
Dù tấm gương thầy không còn được đưa vào sách, song bạn đọc Lê Quang Anh khẳng định: “Chắc chắn vài năm tới khi con trai tôi biết đọc, tôi sẽ đưa cho con những quyển tự truyện của thầy cùng với mong ước con sẽ có nghị lực và luôn luôn vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống”.