K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2019

a. Các nhân vật giao tiếp:

- Người viết SGK : có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ hiểu biết sâu rộng về văn học, hầu hết đều là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trường phồ thông.

- Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn quốc.

b. Hoàn cảnh giao tiếp: Trong môi trường giáo dục của nhà trường; có chương trình, có tổ chức theo kế hoạch dạy học.

c. - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.

- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.

- Các vấn đề cơ bản:

    + Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.

    + Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học và thành tựu của nó.

    + Những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam.

d. Mục đích của hoạt động giao tiếp:

- Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.

- Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.

e. Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học Ngữ văn phối hợp với phương thức thuyết minh để nêu tri thức,

Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách rành mạch, có trình tự hợp lí.

15 tháng 9 2021

các yếu tố nào dãy

 

20 tháng 4 2019

a, Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp là: Vua Trần và các bô lão.

Các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ: Vua (bề trên) – tôi (bề dưới).

Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:

    + Vua: người đứng đầu của một đất nước.

    + Các vị bô lão: đại diện cho các tầng lớp nhân dân, nêu lên ý kiến của đông đảo quần chúng.

b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như sau:

    + Vua Trần là người nói trước, với các hoạt động “trịnh trọng hỏi”, “hỏi lại một lần nữa”; khi đó các bô lão là người nghe, tiếp nhận câu hỏi của vua.

    + Sau đó, khi các bô lão đưa ý kiến với các hoạt động "xôn xao, tranh nhau nói" , "Xin bệ hạ cho đánh", "Thưa, chỉ có đánh"... và hành động: “tức thì, muốn miệng một lời : Đánh! Đánh!” thì vua Trần đổi vai là người nghe.

c. Hoàn cảnh giao tiếp:

- Địa điểm: tại điện Diên Hồng.

- Thời gian: Vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên - Mông đang đe dọa xâm chiếm bờ cõi nước ta.

- Sự kiện lịch sử: Quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: Thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm.

Vấn đề cụ thể là: trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược

e. Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích : hỏi ý kiến, kêu gọi tinh thần chống giặc ngoại xâm từ các bô lão và nhân dân; thông qua các bô lão để động viên, khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.

21 tháng 3 2019

Bài ca dao:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là một chàng trai và một cô gái, đều còn trẻ tuổi.

b. Thời điểm: “Đêm trăng thanh”. Đây là thời điểm thích hợp và lí tưởng cho những cuộc chuyện trò, bày tỏ tâm tình của các đôi nam nữ.

c. Nhân vật “anh” nói về các nội dung:

    + Nói về việc "Tre non đủ lá" dùng để "đan sàng": Đây chỉ là lời mào đầu, dẫn dắt để ngỏ lời với cô gái.

    + Mục đích: ướm hỏi, tỏ tình (lời nói mang nghĩa hàm ẩn: con người đã trưởng thành, đã đủ lớn khôn, có nên suy nghĩ đến chuyện kết duyên hay chưa?).

d. Mục đích giao tiếp của chàng trai là giao duyên, tỏ tình. Với cách nói của chàng trai rất tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự, chàng trai đã đưa được các thông tin cần thiết, phù hợp với đối tượng là cô gái mà anh có tình ý.

Vì thế, cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.

Em hãy phân tích các nhân tố tiếp trong đoạn hội thoại trên ( nhân vật giao tiếp ,hoàn cảnh giao tiếp ,nội dung giao tiếp ,mục đích giao tiếp ) Đăm Săn (Nói với tôi tớ Mtao Mxây) – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không? Chàng gõ vào một nhà. Dân trong làng -Không đi sao được ! Tù trưởng chúng tôi đã chết ,lúa của chúng tôi đã mục...
Đọc tiếp

Em hãy phân tích các nhân tố tiếp trong đoạn hội thoại trên ( nhân vật giao tiếp ,hoàn cảnh giao tiếp ,nội dung giao tiếp ,mục đích giao tiếp ) Đăm Săn (Nói với tôi tớ Mtao Mxây) – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không? Chàng gõ vào một nhà. Dân trong làng -Không đi sao được ! Tù trưởng chúng tôi đã chết ,lúa của chúng tôi đã mục ,chúng tôi còn ở với ai ? Đăm Săn gõ vào ngạch ,đập vào phên tất cả các nhà trong làng. Dân làng_Không đi sao được !Nhưng bác ơi ,xin bác chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã. Đăm Săn lại gõ vào ngạch, đập vào phên mỗi nhà trong làng. Đăm Săn_Ơ tất cả dân làng này ,các ngươi có đi với ta không ? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục.Ai chăn ngựa hãy đi bắt ngựa !Ai giữ voi hãy đi bắt voi ! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về ! Dân làng _ Không đi sao được ! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu ,phía nam đã mọc cả hoang ,người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa! Đăm Săn_ Ơ nghìn chim sẻ ,ơ vạn chim ngôi ! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng tôi ra về nào !Đàn người đông như bầy cà tong ,đặc như bầy thiêu thân ,ùn ùn như kiến như mối .Bà con xem,thế là Đăm Săn này càng thêm giàu có,chiếng lắm la nhiều .Tôi tới mang của cải về nhiều như ong di chuyển nước ,như vò vẽ di chuyển hoa ,như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước ."

1
25 tháng 9 2021

Ai chỉ tui với

21 tháng 12 2017

Hoạt động giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tình cảm... giữa người nói với người nghe.

- Các nhân tố giao tiếp:

    + Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia giao tiếp

    + Nội dung giao tiếp: tin tức, thông điệp, tình cảm...

    + Hình thức giao tiếp: ngôn ngữ nói/ viết

    + Mục đích giao tiếp: chủ đích hành vi giao tiếp hướng tới

    + Hoàn cảnh giao tiếp: thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức

- Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình sau đây

    + Qúa trình tạo lập văn bản (nói, viết)

    + Qúa trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc)

18 tháng 8 2017

Quê hương đất nước ta không chỉ tự hào với truyền thống tập tục tốt đẹp, không chỉ tự hào về vịnh Hạ Long là di sản văn hóa thế giới hay làn điệu quan họ mượt mà vang rền nền nảy mà chúng ta còn tự hào về những câu ca dao dân ca ngày xưa của ông cha để lại. Những bài ca dao từ xưa đến nay vẫn để cho các bà các mẹ hát ru con ngủ mà trong chúng ta mấy ai lại không được nghe mẹ hát ru cơ chứ. Nó ngọt ngào biết bao, nó ý nghĩa biết bao. Đặc biệt ca dao không chỉ dùng để nói lên những đạo lí ở đời mà còn để cho cả tình yêu đôi lứa:

“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Ca dao dân ca thể hiện tình yêu nam nữ có rất nhiều trong kho tàng văn học, nó giống như một khúc ca tuyệt vời về tình cảm nam nữ vậy. từ thời đó cho đến thời nay chẳng ai dám phủ nhận tình yêu. Nhà thơ Xuân Diệu chẳng có câu “ Đố ai sống mà không yêu, không nhớ, không thương một kẻ nào”. Và bây giờ bài ca dao này cũng thể hiện tình cảm thân thương ấy nhưng nó mang một màu sắc khác với những bài thơ tình hiện đại, đó là sự thẹn thùng không đi vào thẳng vấn đề mà mượn hình ảnh thân quen trong cuộc sống con người để xưng danh, hỏi gián tiếp.

Hai câu ca dao đầu là lời của mận dành cho đào, tác giả dân gian mượn hình ảnh của hai quả này để biểu tượng cho chàng trai và cô gái trong tình yêu. Mận đại diện cho chàng trai nọ, còn đào là cô gái. Cách hỏi ấy chỉ như là hỏi bâng quơ thế nhưng lại mang một hàm ý sâu sa nhất định, đó là sự tỏ tình đầy tế nhị cũn không kém phần hài hước của chàng trai:

“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”

Chàng trai như đang tìm hiểu về cô gái, hỏi như vậy để biết rằng cô đã có nguời thương người nhớ chưa, đồng thời cũng là để ngỏ ý của mình. Bởi lẽ nếu không thích không thương người ta thì tại sao lại hỏi người ta làm gì. Bằng lối giao tiếp như thế câu chuyện mận đào cứ thế mà hiện lên thật sự sinh động đẹp đẽ. Hình ảnh “ vườn hồng” hiện lên mang một nét nghĩa rất đẹp. Vườn hồng ấy hay chính là khu vườn tình yêu của chàng trai cô gái, nó cũng chính là trái tim của người con gái kia. Hỏi như vậy chàng trai muốn biết rằng trong tim cô đã có bóng hình ai chưa. Rõ ràng ở trên ta thấy đào biểu tượng cho cô gái trong cuộc giao tiếp này nhưng câu sau tác giả lại nói là vườn hồng. Ở đây vườn hồng không phải là nét nghĩa là vườn của cây hồng, không phải trái hồng mà đó khu vườn trái tim ngập tràn màu hồng yêu thương. Khi yêu hay trong tình yêu màu hồng được lên ngôi và nó tượng trưng cho tình yêu cũng như vẻ đẹp của người con gái. Trái tim cô gái giống như một khu vườn ngập tràn màu hồng ấy khiến cho chàng trai muốn bước chân vào đó, ngập tràn say đắm trong vẻ đẹp đó.

Nếu như hai câu đầu là lời của mận – chàng trai thì đến hai câu thơ sau là lời của đào – cô gái dịu dàng ngọt ngào kia:

“Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Cô gái cũng hóm hỉnh và duyên dáng không kém trong câu trả lời của mình với chàng trai. Hai chữ “ xin thưa” nghe thật lễ phép và cung kính trân trọng biết bai. Qua những lời lẽ cảu cô gái ta thấy được nét đẹp tính cách của cô, cô không những dịu dàng ngọt ngào mà còn rất ngoan ngoãn nữa. Đó phải chăng là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam?. Một nét đẹp không thể thiếu được của người phụ nữ. Và cũng qua những từ ngữ ấy hiện lên trước mắt ta một hình ảnh đẹp đẽ thánh thiện dễ nhìn và duyên dáng. Đó không phải là những đường cong gợi cảm, không phải khuôn mặt dễ thương xinh xắn tuyệt vời mà đó là một nét mộc mạc không son phấn, nét đẹp tâm hồn người phụ nữ. Cô gái trả lời chàng trai cũng đầy ẩn ý rằng khu vườn tình yêu ấy chưa có ai vào, rằng trái tim cô chưa có một hình bóng nào cả.

Như vậy ta thấy rằng cả cô gái cũng như chàng trai rõ ràng là rất thích nhau thế nhưng lại họ vân thẹn thùng không dám nói đành mượn hình ảnh đào mận để nói lên tâm sự trong lòng mình. Có thể nói chính những hình ảnh đã làm cho cuộc tình kia, cuộc giao tiếp kia thêm hấp dẫn hơn. Cuộc giao tiếp chỉ có bốn câu và bỏ ngỏ cái kết như thế nào. Chỉ có mận hỏi thì đào thưa chứ không có câu nào thể hiện tình cảm cả nhưng chỉ cần có thế chúng ta cũng có thể biết được cái kết ấy là như thế nào.

Ca dao dân ca là như vậy đó, bằng thể thơ lục bát những tình cảm đôi lứa làng quê hiện ra thật đẹp biết bao. Những chàng trai những cô gái hóa thân thành những trái mận trái đào hỏi khéo nhau về chuyện tình yêu. Người xưa rất hay thẹn thùng chính vì thế nói được một câu yêu thương thì rất khó vì thế họ mượn ca dao để tán tỉnh ngỏ lời với nhau mà không cần bày tỏ một cách phô trương.

18 tháng 8 2017

mình cảm ơn nhưng mình hỏi các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp cơ, chứ ko phải là phân tích 4 câu thơ đó, câu hỏi này liên quan đến bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ mà!!