Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Dân tộc Việt Nam có nhiều đức tình tốt đẹp. Một trong số đó là kiên trì. Bởi vậy mà ông cha đã khuyên nhủ con cháu qua câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Câu tục ngữ mượn hình ảnh trong thực tế, người thợ có rèn rũa một thành sắt thô sơ trở thành một cây kim sắc bén. Cũng giống như con người, nếu nỗ lực hết sức, kiên trì với mục tiêu và không ngại khó khăn thì có thể đạt được thành công, trở thành người có ích cho xã hội. “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn.
Trong cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy”, nhà văn Nikolai A. Ostrovsky đã xây dựng hình ảnh nhân vật Paven - một chàng thanh niên nuôi dưỡng một ước mơ thật cao cả đó là được cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho Cách mạng. Câu nói trong tác phẩm đã trở thành chân lí sống cho biết bao bạn trẻ: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người....”. Nhà văn J.K. Rowling - tác giả của bộ tiểu thuyết này đã từng phải trải qua một cuộc sống khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến ly hôn. Mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Bản thảo Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng. Để rồi cuối cùng, bà đã đạt được thành công như ngày hôm nay.
Trở về với đất nước Việt Nam xinh đẹp. Chúng ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt tháng ngày bị giam cầm tại nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác vẫn giữ vững tinh thần của người chiến sĩ cộng sản. Kẻ thù chỉ có thể trói buộc, giam hãm được thân thể của người cộng sản, mà không thể giam hãm tinh thần của họ. Ngày hôm nay, có rất nhiều những con người vô danh, nhưng họ vẫn ngày đêm cố gắng ước mơ của bản thân.
Qua chứng minh trên, chúng ta có thể khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Chỉ cần kiên trì, chúng ta sẽ đi đến đích của con đường thành công.
Trên con đường tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn. Khi đó, chúng ta cần phải ghi nhớ đến câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để có thể vượt qua mọi thử thách.
Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.
Từ xưa, ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...
Hay:
Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công.
Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.
Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.
Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển hơn, thì con người càng phải cố gắng hơn nữa mới có thể đạt được thành công. Đối với riêng tôi, giá trị về bài học của lòng kiên trì đến từ câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị. Kiên trì để hiểu một bài toán khó, kiên trì để viết được một bài văn hay... Nỗ lực cố gắng, chăm chỉ chịu khó học tập thì mới có thể đạt được thành tích cao.
Tóm lại, đây là một câu tục ngữ đúng đắn đem đến cho chúng ta một bài học giá trị ý nghĩa và sâu sắc.
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ - Mẫu 2Tục ngữ là kho tàng trí thức của một dân tộc. Quả vậy, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến một lời khuyên vô cùng sâu sắc dành cho mỗi chúng ta.
“Có công mài sắt, có ngày nên kim” - một hình ảnh mang tính biểu tượng với lời khuyên con người cần có được sự kiên trì, ý chí quyết tâm để vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Từ xưa đến nay, bài học này luôn được ông cha ta vận dụng trong cuộc sống. Cao Bá Quát - một con người nổi tiếng với tài văn hay chữ tốt. Nhưng không ai có thể ngờ được, khi còn đi học, ông thường bị cho điểm kém vì chữ xấu. Một lần nọ, Cao Bá Quát có viết đơn cho một bà cụ để kêu oan. Bà cụ đem nộp lá đơn lên cho quan nhưng vì chữ viết quá xấu mà quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Khi đó, ông mới thấm thía rằng: “dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì!”. Chính vì lẽ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ với phương pháp vô cùng công phu. Tối nào ông cũng luyện việt và phải viết xong mười trang vớ mới chịu đi ngủ. Lòng quyết tâm cũng như sự kiên trì đã giúp ông đạt được kết quả như mong muốn. Ở hiện tại, cũng có những tấm gương sáng của lòng kiên trì. Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người đã bôn ba ở nước ngoài suốt ba mươi năm để tìm ra con người cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Những năm tháng ấy, dù khó khăn và gian khổ, dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng với lòng yêu nước cũng như sự quyết tâm không ngại gian khó, Người vẫn vượt qua. Đến cuối cùng, Người tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những con người trên, dù họ ở trong quá khứ hay hiện tại cũng đều mang trong mình một lòng quyết tâm, sự kiên trì vì mục tiêu của bản thân.
Người luôn kiên trì với mục tiêu, lý tưởng của bản thân đều thành công ở lĩnh vực của chính mình. Nhưng cái họ có được không phải chỉ là sự thành công. Mà đó còn là tấm lòng ngưỡng mộ, kính trọng và yêu quý của những người xung quanh.
Qua chứng minh trên, chúng ta có thể khẳng định câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn.
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ - Mẫu 3Cần cù và kiên trì là đức tính tốt đẹp luôn được ông cha ta coi trọng. Điều đó được thể hiện qua lời khuyên mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” muốn răn dạy con người.
Bài học mà câu tục ngữ muốn nhắc nhở mỗi chúng ta đó là về sự nỗ lực không ngại khó khăn, sự kiên trì trước những thử thách. Nếu làm được như vậy, con người chắc chắn sẽ bước đến thành công.
Trên thế giới, có ai không biết đến cái tên Thomas Edison - nhà phát minh vĩ đại của nhân loại. Câu nói nổi tiếng của ông: “Thiên tài là một phần trăm cảm hứng và 99 phần trăm đổ mồ hôi” cũng để khẳng định thêm bài học về sự cố gắng, kiên trì. Ông đã phải trải qua vô số lần thất bại mới có thể tìm ra nguyên liệu phù hợp cho sợi dây tóc bóng đèn của mình. Để rồi chiếc bóng đèn đầu tiên của nhân loại đã ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại. Ở Việt Nam, chắc chắn sẽ không một ai quên được những ngày mùa đông của năm 2018 vừa qua. Không chỉ là người hâm mộ thể thao mà còn là cả những con người vốn không yêu thích thể thao sẽ cảm thấy vô cùng tự hào khi những chàng trai của đội tuyển U23 Việt Nam đã giành được ngôi vị á quân tại giải U23 châu Á. Chúng ta không chỉ ngưỡng mộ về tài năng của những cầu thủ trẻ. Mà còn khâm phục bởi lòng kiên trì không chịu từ bỏ của họ. Nhiều trận đấu, đội tuyển U23 Việt Nam đã bị dẫn bàn trước, nhưng những chàng trai ấy vẫn không hoảng sợ mà vẫn giữ vững tinh thần để chiến đấu và chiến thắng. Còn rất nhiều những tấm gương khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ đều là minh chứng cho tính đúng đắn của lời khuyên mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” răn dạy con người.
Như vậy, bài học mà câu tục ngữ trên mang lại thật sâu sắc và ý nghĩa. Từ đó, bản thân một học sinh như tôi sẽ ghi nhớ để vượt qua mọi khó khăn trên con đường tìm đến thành công.
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ - Mẫu 4Tục ngữ là “chiếc túi khôn” của nhân loại. Một trong những câu tục ngữ đã để lại những bài học đúng đắn đó là: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta muốn khuyên nhủ con người khi trải qua khó khăn, thử thách với lòng kiên trì không chịu từ bỏ sẽ đạt được thành công mà bản thân mong muốn cũng như ngày càng trưởng thành hơn. Để rồi, chúng ta sẽ trở thành một “chiếc kim sắc nhọn” vô cùng hữu ích cho đời.
Những tấm gương sáng trong thực tế cuộc sống đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. Những người như chúng ta, đầy đủ chân tay thì việc viết chỉ bằng tay không thuận còn là cả vấn đề. Vậy mà thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký vì ham học, đã quyết tâm tập viết chữ bằng chân khi hai tay bị liệt. Con người cần hàng triệu năm để tiến hóa từ vượn thành người và họ cũng mất từng đấy thời gian cho việc sử dụng thành thạo đôi tay trong học tập, lao động. Nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã lập nên kỳ tích, đã tạo ra điều kỳ diệu ngay giữa cuộc sống đời thường. Những nét chữ đầu tiên thực sự khó khăn. Song với ý chí và nỗ lực phi thường, thầy tiếp tục con đường mình đã chọn. Giờ đây, Nguyễn Ngọc Ký trở thành nhà giáo ưu tú dạy dỗ nhiều thế hệ học trò, là tấm gương quen thuộc với học sinh chúng ta. Đôi bàn chân này làm nhiệm vụ của đôi chân, và của cả đôi bàn tay khéo léo.
Trong lao động, người ta cần nhắc tới đầu tiên chính là nhà bác học Lương Định Của. Mặc dù là nhà bác học, nhưng để lai tạo thành công giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống được sâu rầy, ông làm việc vất vả cực nhọc không khác gì người nông dân đầu tắt mặt tối. Ngày nào cũng vậy, ông bì bõm dưới ruộng từ tinh mơ sáng tới khi trời tối mịt để quan sát, thí nghiệm. Phải qua vài vụ lúa mới xong một đợt. Cứ thế hết đợt này đến đợt khác, đích thân nhà bác học thực hiện công trình nghiên cứu. Nhờ có sự cố gắng, kiên trì nhẫn nại của ông mà những giống lúa mới liên tiếp ra đời, giống sau tốt hơn giống trước. Vì thế, nhân dân cả nước không những được no ấm mà chúng ta còn tự hào là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn.
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ - Mẫu 5Kho tàng tục ngữ của dân tộc Việt Nam được đúc kết từ kinh nghiệm lâu đời. Một trong những câu tục ngữ vô cùng quý giá đã để lại bài học ý nghĩa cho con người là: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng. Cũng giống như việc bỏ công sức của mình ra rèn rũa một khối sắt to lớn và xấu xí, dần dần trải qua thời gian, nó sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.
Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Ký. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford - người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá - cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling - tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kỳ khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến ly hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.
Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.
Bác Hồ từng dạy:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Đối với một học sinh, việc cố gắng học tập thật chăm chỉ để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trong mọi công việc, tôi luôn nỗ lực hết mình, không ngại khó khăn và kiên trì vượt qua thử thách. Đồng thời, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở và động viên bạn bè xung quanh cùng cố gắng để có thể xứng đáng với danh hiệu chủ nhân tương lai của đất nước.
Qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên vô cùng quý giá. Quả là không có việc gì khó khăn nếu bạn biết giữ vững lòng kiên trì của bản thân.
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ - Mẫu 6Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khuyên nhủ con người phải sống có ý chí:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Cũng đồng quan điểm với chủ tịch Hồ Chí Minh, câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Chân lý ngàn đời cô đọng ở những hình ảnh tượng trưng quen thuộc gần gũi. Ta hãy tưởng tượng: một thanh sắt rắn chắc, cứng cáp, thô sơ được mài giũa trở thành cây kim nhỏ bé hữu ích. Đó là cả một sự cố gắng nỗ lực và kiên trì phi thường. Cây kim tuy nhỏ bé nhưng lại có ích hơn là thanh sắt xù xì, thô ráp kia. Song, để có được thành quả đáng trân trọng này, người thợ đã phải đổ biết bao mồ hôi công sức. Ông cha ta đã mượn hình ảnh “kim” và “sắt” để khuyên nhủ con người khi vượt qua khó khăn và thử thách, cần phải có lòng kiên trì không chịu từ bỏ thì chắc chắn sẽ đạt được thành công mà bản thân mong muốn cũng như ngày càng trưởng thành hơn. Để rồi, chúng ta sẽ trở thành một “chiếc kim sắc nhọn” vô cùng hữu ích cho đời.
Trên thế giới, có rất nhiều tấm gương tiêu biểu cho lời khuyên của câu tục ngữ trên. Đó là Arianna Huffington - một nữ doanh nhân, một chính trị gia, một nhà báo và là người phụ nữ quyền lực nhất giới truyền thông. Để có được thành công như vậy, bà từng nhận phải thất bại cay đắng khi chỉ có 0.55% phiếu bầu cho cuộc chạy đua tổng thống Mỹ năm 2003. Bà cũng đã cho xuất bản nhiều quyển sách nổi tiếng, được nhiều người đón nhận. Trước đó, cuốn sách đầu tiên là The Female Woman – xuất bản năm 1973 viết khi bà 23 tuổi được bán khá thành công, nhưng đến quyển sách thứ hai thì đã bị từ chối xuất bản 36 lần. Tuy nhiên, không vì thế mà Arianna Huffington nản lòng. Với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao độ dám vượt lên thất bại, bà đã tiếp tục viết và cho ra đời thêm 13 cuốn sách nữa, thường về các chủ đề quan điểm chính trị và viết tiểu sử. Hoặc đó có thể là nhà bác học Louis Pasteur lúc còn nhỏ là một hoc sinh trung bình. Nhưng ông đã vượt qua được những khó khăn đó nhờ lòng kiên trì, sự nỗ lực không ngừng để vượt qua những khó khăn. Từ đó, Louis Pasteur đã đạt được thành công và trở thành một nhà bác học nổi tiếng.
Bất kì con đường nào cũng đều sẽ có những khó khăn. Nhưng quan trọng là cách con người đối mặt với những khó khăn đó. Trong xã hội hiện nay, nhiều người không chịu cố gắng rèn luyện bản thân. Họ chỉ biết sống một cách thụ động, thiếu đi quyết tâm cùng sự kiên trì khi làm bất cứ việc gì. Khi gặp phải khó khăn, họ sợ hãi rồi không dám vượt qua. Điều đó sẽ khiến cho những người đó sống trong thất bại. Chính vì vậy, với một học sinh - chủ nhân của đất nước hãy hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này, chúng ta cần cố gắng nỗ học tập không ngừng, đừng nản chí hay buông xuôi theo dòng chảy cuộc đời. Nhờ có vậy thì ở phía cuối con người mới đạt được hoa thơm, trái ngọt
Tục ngữ là kho tàng trí thức của một dân tộc. Quả vậy, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến một lời khuyên vô cùng sâu sắc dành cho mỗi chúng ta.
“Có công mài sắt, có ngày nên kim” - một hình ảnh mang tính biểu tượng với lời khuyên con người cần có được sự kiên trì, ý chí quyết tâm để vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Từ xưa đến nay, bài học này luôn được ông cha ta vận dụng trong cuộc sống. Cao Bá Quát - một con người nổi tiếng với tài văn hay chữ tốt. Nhưng không ai có thể ngờ được, khi còn đi học, ông thường bị cho điểm kém vì chữ xấu. Một lần nọ, Cao Bá Quát có viết đơn cho một bà cụ để kêu oan. Bà cụ đem nộp lá đơn lên cho quan nhưng vì chữ viết quá xấu mà quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Khi đó, ông mới thấm thía rằng: “dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì!”. Chính vì lẽ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ với phương pháp vô cùng công phu. Tối nào ông cũng luyện việt và phải viết xong mười trang vớ mới chịu đi ngủ. Lòng quyết tâm cũng như sự kiên trì đã giúp ông đạt được kết quả như mong muốn. Ở hiện tại, cũng có những tấm gương sáng của lòng kiên trì. Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người đã bôn ba ở nước ngoài suốt ba mươi năm để tìm ra con người cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Những năm tháng ấy, dù khó khăn và gian khổ, dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng với lòng yêu nước cũng như sự quyết tâm không ngại gian khó, Người vẫn vượt qua. Đến cuối cùng, Người tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những con người trên, dù họ ở trong quá khứ hay hiện tại cũng đều mang trong mình một lòng quyết tâm, sự kiên trì vì mục tiêu của bản thân.
Người luôn kiên trì với mục tiêu, lý tưởng của bản thân đều thành công ở lĩnh vực của chính mình. Nhưng cái họ có được không phải chỉ là sự thành công. Mà đó còn là tấm lòng ngưỡng mộ, kính trọng và yêu quý của những người xung quanh.
Qua chứng minh trên, chúng ta có thể khẳng định câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn.
Tham khảo:
Để làm nên thành công, con người cần có được đức tính kiên trì, không ngại vượt qua thử thách. Điều đó đã được gửi gắm qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh về công việc của những người thợ rèn. Từ những khối sắt to lớn và thô sơ, họ đã rèn rũa sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé nhưng sắc nhọn. Và con người nếu có lòng kiên trì, nghị lực vượt qua những khó khăn nhất định sẽ đạt được thành công.
Lời khuyên nhủ trên là hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta có thể bắt gặp nhiều tấm gương trên thế giới như vợ chồng nhà bác học người Pháp: Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kỳ công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Hoặc như ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Nhưng không vì vậy mà ông từ bỏ đam mê của mình, chỉ có sự kiên trì tập luyện, nỗ lực không ngừng mới đem đến thành quả cho En-ri-cô Ca-xu-rô.
Nhưng không chỉ có vậy, ở ngay chính Việt Nam cũng có rất nhiều tấm gương. Nhà văn Mai Xuân Thưởng, trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cánh tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Hay như hành trình khó khăn mà kì diệu của đội tuyển nữ Việt Nam trong những ngày đầu năm 2022 vừa qua. Các cô gái vàng của bóng đá Việt Nam đã vượt qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19, để tập luyện và thi đấu xuất sắc để giành được tấm vé tham dự Vòng chung kết World cup nữ 2023. Thế mới thấy được rằng khó khăn không thể cản bước nếu chúng ta ước mơ đủ lớn, và luôn kiên trì với ước mơ của bản thân. Và cũng có rất nhiều con người nhỏ bé ngoài kia, họ vẫn luôn kiên trì với mục tiêu, ước mơ của bản thân để có được thành công, trở thành những con người có ích cho xã hội.
Ngược lại, chúng ta có thể bắt gặp không ít người thiếu đi lòng kiên trì, nghị lực. Họ ngại đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, luôn lo lắng và sợ hãi thất bại. Khi gặp phải thử thách, họ sợ hãi không dám bước tiếp, quyết định từ bỏ. Những con người như vậy sẽ mãi sống trong thất bại mà thôi.
Như Bác Hồ từng khẳng định: “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền”. Ý chí, nghị lực và lòng kiên trì là những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của con người. Chính vì vậy, với những học sinh cần phải cố gắng học tập, không ngại đương đầu với thử thách, kiên trì với ước mơ của bản thân.
Như vậy, “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã để lại một bài học ý nghĩa. Chúng ta hãy rèn luyện bản thân, kiên trì với mục tiêu để có thể bước đến đích của thành công.
Trên con đường tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn. Khi đó, chúng ta cần phải ghi nhớ đến câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để có thể vượt qua mọi thử thách.
Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.
Từ xưa, ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...
Hay:
Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công.
Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.
Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.
Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển hơn, thì con người càng phải cố gắng hơn nữa mới có thể đạt được thành công. Đối với riêng tôi, giá trị về bài học của lòng kiên trì đến từ câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị. Kiên trì để hiểu một bài toán khó, kiên trì để viết được một bài văn hay... Nỗ lực cố gắng, chăm chỉ chịu khó học tập thì mới có thể đạt được thành tích cao.
Tóm lại, đây là một câu tục ngữ đúng đắn đem đến cho chúng ta một bài học giá trị ý nghĩa và sâu sắc.
Trên con đường tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn. Khi đó, chúng ta cần phải ghi nhớ đến câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để có thể vượt qua mọi thử thách.
Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.
Từ xưa, ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...
Hay:
Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công.
Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển hơn, thì con người càng phải cố gắng hơn nữa mới có thể đạt được thành công. Đối với riêng tôi, giá trị về bài học của lòng kiên trì đến từ câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị. Kiên trì để hiểu một bài toán khó, kiên trì để viết được một bài văn hay... Nỗ lực cố gắng, chăm chỉ chịu khó học tập thì mới có thể đạt được thành tích cao.
Tóm lại, đây là một câu tục ngữ đúng đắn đem đến cho chúng ta một bài học giá trị ý nghĩa và sâu sắc.
Câu 1
Ngày nay, có biết bao nhiêu người vừa mới gặp khó khăn là đã từ bỏ, nản chí. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những con người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại và cũng chính từ đó mà ra? Xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.
Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực.
Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có.
Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.
Câu 2
Để trở thành một người thành đạt, ngoài những đức tính ham học hỏi, nhạy bén thì sự kiên nhẫn, cần cù cũng là một yếu tố quan trọng góp phần lớn vào sự thành công của một con người. Để khẳng định tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn và động viên tinh thần cho các thế hệ sau vượt qua khó khăn trên con đường đầy chông gai, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm xương máu một cách ngắn gọn trong câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Cây kim là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thật nhỏ bé nhưng cũng rất hoàn hảo. Thân kim tròn nhỏ, đầu nhọn và cuối thân có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Ông cha ta từ xa xưa muốn làm nên cây kim ấy không có cách nào khác là mài giũa những thanh sắt thô ráp, to lớn qua bao nhiêu ngày tháng mới thành.
Từ sắt để nên kim là cả một quá trình tôi luyện kì công, không chỉ tôi luyện thanh sắt mà đó còn là thử thách sự kiên nhẫn của lòng người. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim, đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công.
Quan điểm “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực tế đã chứng minh rằng nếu chỉ dựa vào trí thức và may mắn thì rất khó để có thể thành công mà còn phải dựa vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mỗi người. Đó có thể là con đường đầy chông gai và khó khăn nhưng rất xứng đáng.
Với mỗi người con đất Việt thì kí ức về những cuộc chiến tranh vẫn còn mãi. Đó là dẫn chứng sống động cho câu tục ngữ này. Suốt cả thế kỉ XX dân tộc ta đã phải trải qua những cuộc chiến trường kì để có thể bảo vệ vững chắc độc lập của dân tộc. Chính sự đấu tranh bền bỉ không ngừng nghỉ, lòng kiên trì, quyết tâm trong mỗi trái tim người con Việt Nam đã khiến cho quân địch phải đầu hàng.
Trong đời sống hằng ngày cũng có nhiều tấm gương về lòng kiên trì rất đáng ngưỡng mộ. Có thể kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí với đôi bàn tay kém may mắn bị liệt. Thầy đã không bỏ cuộc mà hằng ngày, từng chút một thầy tập viết bằng đôi bàn chân vụng về của mình.
Sự miệt mài ấy đã sớm hái được quả ngọt khi thầy dù bằng một cách khác người đặc biệt đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam và là nhân chứng sống động cho sự quyết tâm, bền bỉ của con người.
Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Nếu ngay từ đầu chúng ta không kiên trì nắn nót từng chữ viết thì sẽ không thể viết chữ đúng, ngay ngắn, thẳng hàng. Nếu chúng ta không nhẫn nại làm từng phép toán đơn giản thì không thể nào làm được những bài toán khó hơn.
Học tập là một quá trình dài và vất vả, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt. Sự kiên trì của mỗi cá nhân sẽ lớn thêm từng ngày cùng với những thử thách của cuộc sống. Chỉ cần chúng ta lơ là một chút thôi thì sẽ bị thua cuộc và bỏ lại phía sau.
Đây mà một đức tính quan trọng và đầu tiên để giúp chúng ta có thể gặt hái thành công, bài học “Có công mài sắt, có ngày nên kim” vì thế đã được dạy ngay từ bài học đầu tiên của lớp 2 là để chúng ta nhận thức rõ về điều này.
Nói về lòng kiên trì, Bác Hồ cũng đã bằng những kinh nghiệp hoạt động cách mạng lâu dài của mình để dạy các thanh niên rằng:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa, là kết quả của một quá trình dài chiến đấu và lao động của ông cha ta nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đi đến thành công.
Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài sự kiên trì, thế hệ trẻ cần phải tích cực học tập, nhạy bén với thời cuộc, không ngường sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và công việc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Cần cù và kiên trì là đức tính tốt đẹp luôn được ông cha ta coi trọng. Điều đó được thể hiện qua lời khuyên mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” muốn răn dạy con người.
Bài học mà câu tục ngữ muốn nhắc nhở mỗi chúng ta đó là về sự nỗ lực không ngại khó khăn, sự kiên trì trước những thử thách. Nếu làm được như vậy, con người chắc chắn sẽ bước đến thành công.
Trên thế giới, có ai không biết đến cái tên Thomas Edison - nhà phát minh vĩ đại của nhân loại. Câu nói nổi tiếng của ông: “Thiên tài là một phần trăm cảm hứng và 99 phần trăm đổ mồ hôi” cũng để khẳng định thêm bài học về sự cố gắng, kiên trì. Ông đã phải trải qua vô số lần thất bại mới có thể tìm ra nguyên liệu phù hợp cho sợi dây tóc bóng đèn của mình. Để rồi chiếc bóng đèn đầu tiên của nhân loại đã ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại. Ở Việt Nam, chắc chắn sẽ không một ai quên được những ngày mùa đông của năm 2018 vừa qua. Không chỉ là người hâm mộ thể thao mà còn là cả những con người vốn không yêu thích thể thao sẽ cảm thấy vô cùng tự hào khi những chàng trai của đội tuyển U23 Việt Nam đã giành được ngôi vị á quân tại giải U23 châu Á. Chúng ta không chỉ ngưỡng mộ về tài năng của những cầu thủ trẻ. Mà còn khâm phục bởi lòng kiên trì không chịu từ bỏ của họ. Nhiều trận đấu, đội tuyển U23 Việt Nam đã bị dẫn bàn trước, nhưng những chàng trai ấy vẫn không hoảng sợ mà vẫn giữ vững tinh thần để chiến đấu và chiến thắng. Còn rất nhiều những tấm gương khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ đều là minh chứng cho tính đúng đắn của lời khuyên mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” răn dạy con người.
Như vậy, bài học mà câu tục ngữ trên mang lại thật sâu sắc và ý nghĩa. Từ đó, bản thân một học sinh như tôi sẽ ghi nhớ để vượt qua mọi khó khăn trên con đường tìm đến thành công.
Tham khảo nha em:
Đề 1:
Dàn ý:
1. Mở Bài
Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
2. Thân Bài
- Giải thích câu tục ngữ:
Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn
Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó
- Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:
Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống
Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu
Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7
3. Kết Bài
Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình
Bài Văn:
Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và đạo lý tốt đẹp, đại diện cho truyền thống đó là kho tàng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Các câu tục ngữ của nhân dân ta thường mang đặc điểm ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Và trong câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cũng vậy, hình ảnh "ăn quả", "trồng cây" rất giản dị và mộc mạc. Nghĩa đen của câu tục ngữ chính là nhắc nhở con người ta khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả mà ăn, ví dụ như ăn xoài nhớ kẻ đã trồng xoài cho ta ăn. Mở rộng ra, "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó. Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống.
Câu tục ngữ nhắc nhở con người chúng ta sống phải đề cao ơn nghĩa, phải biết đến cội nguồn, nguồn gốc của mình. Ai cũng có cha có mẹ, nhờ có cha mẹ sinh ta ra mà mới có ta trên cuộc đời, không có cha mẹ mãi mãi không có sự tồn tại của ta. Sống làm người mà không biết đến ơn nghĩa mẹ cha thì thực không đáng sống! Thời xưa, ông cha ta đã luôn coi trọng, gìn giữ và bảo vệ truyền thống này qua các nghi lễ, tập tục thờ cúng, ví dụ như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, điển hình như truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. Bên cạnh đó còn có các nghi lễ cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất một năm mưa thuận gió hòa cho người dân một vụ mùa bội thu...
Ngày nay, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện và mọi mặt đời sống, ví dụ như chúng ta có các ngày lễ kỷ niệm như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của các thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh.
Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. Bởi biết ơn chính là một trong những tiêu chí đầu tiên trong thước đo đánh giá phẩm chất và đạo đức con người.
Đề 2:
Dàn ý:
gười
2. Ý nghĩa câu tực ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim:
- Khuyên chúng ta có lòng kiên trì và phấn đấu nỗ lực
- Khuyên nhủ chúng ta việc gì cũng thành công nếu có sự kiên trì
- Nhẫn mạnh ý chí của con người
3. Dẫn chứng chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim
- Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tôc
- Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán
- Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất
- Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp,….
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
Ví dụ:
Câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim có ý nghĩa rất sâu sắc đối với con người. chúng ta nên học tập và làm theo điều mà ông bà ta xưa đã rang dạy.
Bài văn:
Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.
Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.
Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.
Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.
Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.
Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.
Tham khảo
Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.
Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.
Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.
Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.
Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.
Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.
Trên con đường tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn. Khi đó, chúng ta cần phải ghi nhớ đến câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để có thể vượt qua mọi thử thách.
Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.
Từ xưa, ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...
Hay:
Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công.
Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.
Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.
Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển hơn, thì con người càng phải cố gắng hơn nữa mới có thể đạt được thành công. Đối với riêng tôi, giá trị về bài học của lòng kiên trì đến từ câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị. Kiên trì để hiểu một bài toán khó, kiên trì để viết được một bài văn hay... Nỗ lực cố gắng, chăm chỉ chịu khó học tập thì mới có thể đạt được thành tích cao.
Tóm lại, đây là một câu tục ngữ đúng đắn đem đến cho chúng ta một bài học giá trị ý nghĩa và sâu sắc.
cre;mạng
Refer
Với câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng. Cũng giống như việc bỏ công sức của mình ra rèn rũa một khối sắt to lớn và xấu xí, dần dần trải qua thời gian, nó sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng.
Tham khảo
Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… những đức tốt đẹp đó từ lâu đã trở thành truyền thống đáng quý của nhân dân ta. Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… bởi ông cha ta tin rằng: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Câu tục ngữ phản ánh một hiện thực tồn tại hiển nhiên trong đời sống: dù thỏi sắt có lớn đến mấy thì qua bàn tay lao động, qua công sức mài giũa của con người thì cuối cùng cũng mòn đi, nhỏ lại thành cây kim. Không chỉ vậy, thỏi sắt ban đầu là một vật thô phác, vô ích nhưng nhờ công sức lao động của con người đã trở thành cây kim tinh xảo có ích cho đời sống hàng ngày. Từ những ý nghĩa trên, câu tục ngữ đã khuyên răn, nhắc nhở chúng ta nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Trước hết, công việc dù lớn đến mấy, dù khó khăn đến mấy nếu chịu khó, cần cù làm lụng thì nhất định sẽ thành. Ý nghĩa này giống như một câu ngạn ngữ phương Tây: “Đi là đến”. Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng nhắc nhở ta cần có ý thức kiên trì, bền bỉ để biến những công việc gian khó thành dễ dàng, sự thành công. Từ đó động viên con người: nếu có công làm lụng thì nhất định sẽ thành công. Trong thực tế, câu tục ngữ này đã được chứng minh rất nhiều. Xưa, Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã kiên trì tự học, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống lá khô,… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng với bài thơ “Hoa sen trong giếng ngọc” xúc động lòng người. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một câu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần ham học hỏi, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Ngày nay, cũng có biết bao học người học trò nghèo kiên trì học tập và trở thành những học sinh giỏi. Cũng có biết bao những cô chú công nhân, những nhà doanh nghiệp đi lên từ vất vả gian khó. Với đôi bàn tay cần cù và sự kiên trì chịu khó họ đã làm nên những điều kì diệu nhất cho cuộc đời này. Quả thực, nếu ta quyết tâm làm việc thì công việc dù khó, dù lâu đến mấy nhất định sẽ xong. Câu tục ngữ đúng đắn cùng những thực tế sinh động đã cho mỗi chúng ta một bài học lớn. Trong cuộc sống có bao công việc gian khó, vất vả: việc học tập, việc lao động,… nhưng nếu chúng ta biết vượt qua gian khó, kiên trì và quyết tâm thì thành công. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, câu tục ngữ xưa của cha ông vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay nhắc nhở chúng ta cần có lòng quyết tâm yà sự kiên trì trong công việc hàng ngày.
Tham khảo:
Kho tàng tục ngữ của dân tộc Việt Nam được đúc kết từ kinh nghiệm lâu đời. Một trong những câu tục ngữ vô cùng quý giá đã để lại bài học ý nghĩa cho con người là: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng. Cũng giống như việc bỏ công sức của mình ra rèn rũa một khối sắt to lớn và xấu xí, dần dần trải qua thời gian, nó sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.
Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Ký. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford - người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá - cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling - tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kỳ khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến ly hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.
Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.
Bác Hồ từng dạy:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Đối với một học sinh, việc cố gắng học tập thật chăm chỉ để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trong mọi công việc, tôi luôn nỗ lực hết mình, không ngại khó khăn và kiên trì vượt qua thử thách. Đồng thời, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở và động viên bạn bè xung quanh cùng cố gắng để có thể xứng đáng với danh hiệu chủ nhân tương lai của đất nước.
Qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên vô cùng quý giá. Quả là không có việc gì khó khăn nếu bạn biết giữ vững lòng kiên trì của bản thân.