K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2018

Tinh yêu như con suối

Chảy qua bể chân trời

Hưng đưa tay hứng nước

Tình yêu như dòng nước 

Như từ đáy lòng Thư

Bỗng thấy lòng xao xuyến

Chao ôi ! Thật đẹp đôi

11 tháng 5 2018

hưng và thư là hai người bạn thân

luôn cùng nhau làm mọi việc

đi đâu cũng có nhau

trải qua mọi khó khăn 

rồi cũng có hạnh phúc

5 tháng 5 2018

Con gái là họ nhà heo

Ô mai, kẹo mút chạy theo ầm ầm

Lại còn bánh cuốn cả mâm

Bụng còn ních cả một "hầm" bánh khoai

Con gái là họ nhà nai

Khi thì ngoan ngoãn cụp tai bên chàng

Khi thì giận dữ đì đoàng

Con nai bỗng hóa thành hai con chằn

Con gái là chúa tham ăn

Táo, mơ, mận, ổi… đầy ngăn suốt ngày

Con gái là lũ mặt dày

Một khi nổi cáu giật ngay "khúc dồi"

Con gái là chị cú hôi

Ra đường chải chuốt nước hoa mù trời

Con gái là chú vịt giời

Cha nuôi mẹ dưỡng rồi bơi tít mù

Con gái là chiếc xe lu

Một khi cáu giận thì phu vãi hàng

Con gái là chúa ngang tàng

Quay bài bắt được phũ phàng vẫy đuôi

Cái miệng chẳng lúc nào nguôi

Bực mình một cái đớp ruồi chết tươi

Lúc nào miệng cũng nói cười

Nhưng làm thì lại đã lười còn rên

Con gái là chị kền kền

Một khi cáu giận 10 tên chẳng nhằm

Cái mặt như bị dao băm

Vậy mà cứ mãi vênh cằm ra oai

Mình tròn như thể củ khoai

Ra đường vẫn cứ khoe hoài… eo thon

Con gái là cái… con… con…

Muốn nói cho hết thì còn mệt hơi

Vài lời nói chỉ để chơi

Nó mà biết được tời bời thịt xương.

Thượng đế sinh chi lắm các bà

Gieo rắc kinh hoàng đến chúng ta…

Con gái bây giờ khó mà ưa

Móng tay xanh, tím, quá dư thừa

Tóc vàng môi đỏ, lông mi giả

Guốc cao áo ngắn hở bụng mà

Hai tai thì đục ba bốn lỗ

Lỗ rốn cũng đem cắm dây đồng

Nói chuyện tưởng chừng như pháo nổ

Con gái bây giờ … Có như không!



 

5 tháng 5 2018

ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
Đêm nay bác không ngủ
ngày mai bác ngủ bù
anh đội viên gật gù
đúng là bác vĩ đại…
anh đội viên thức dậy
thấy trời khuya lắm rồi
mà sao bác vẫn ngồi
tay phím, tay cua chuột
anh đội viên sốt ruột
lén xem bác làm gì
rón rén lại gần thì
thấy bác đang đánh 3Q
anh đội viên thấy thế
gạ bác đánh sô lô
bác chợt cười hô hô…!
chú đánh sao lại bác!
anh đội viên khoác lác
bác chấp cháu chọn Shang
còn bác thì chọn Palmyrian
cháu sẽ cho bác …chết
bác cười :”Bác chấp hết
chú mau lập mạng đi
bác cháu ta cùng thi
xem chú hay bác giỏi”
anh đội viên hồ hởi
“rồi bác sẽ biết tay
nội trong đêm hôm nay
bác sẽ thua tan nát”
vào trận mới 9 fút
anh đã bấm lên đời
môi anh nở nụ cười
trận này lên đời sớm
nào ngờ gặp phải cớm
bác đâu phải con gà
10 rưỡi có lạc đà
chạy tung tăng tìm địch
anh đội viên rục rịch
đang chặt gỗ đào vàng
chợt thấy tiếng kiếm vang
bác đưa lạc đà tới
anh đội viên không vội
vác dân đập lạc đà
anh biết đâu rằng là
bác đã nâng cấp giáp
anh đội viên hoảng hốt
chạy dân, khắp bản đồ
nhưng anh lại hồ đồ
bánh xe chưa nâng cấp
lạc đà chém tới tấp
dân chẳng biết chạy đâu
anh đội viên thua đau
F10….đòi chơi lại
bác cười rất khoan khoái
“chú đã sợ chưa nào?”
anh đội viên thì thào :
“bác cháu mình đánh lại ”
anh đội viên lập mạng
lần này chuyển Assyrian
bác chẳng hề so bì
chọn Palmy lần nữa
vào trận fút thứ 8
anh đội viên bo thành :
“lạc đà bác chém thành
có mà đến mùa quýt”
anh yên tâm làm thịt
nhẩn nha bấm lên đời
ngoài trời hãy còn trời
bác thật là cao thủ
thì ra bác tự nhủ
kiểu gì nó bo thành
thôi thế ta lên nhanh
chuyển sang ta đánh pháo
thế là thành tan nát
lạc đà bác xông vào
dân biết chạy làm sao
anh ngậm ngùi đành QUIT
2 trận thua tan nát
lòng phục bác biết bao
quân sự, bác tài cao
mình thua thì cũng đúng
anh đội viên lúng túng
bác chơi giỏi quá đi
cháu chẳng dám so bì
thua tâm phục khẩu phục

7 tháng 4 2018

bạn ơi ngữ văn lớp 7 làm sao có đề về bạn trai cũ được. không nên tự đưa mấy vấn đề như vậy đâu

Ông hỏi bạn trai người khác làm gì? 

Thầy bảo rồi giờ chưa đến tuổi yêu đương đâu

ahihi

6 tháng 11 2021

uh....! Thật ra thì...! Hoc24 ko .... mấy bài văn tự luận như vầy đâu , nên bn tham khỏa trên mạng ak! R vt theo í kiến của bn! (Chả bt cái này có nên nói đây ko ta??)

6 tháng 11 2021

Tham khảo!

Ta là bạn và suốt đời là bạn
Dẫu thời gian chan chứa mối duyên thừa
Mình và cậu đâu có những chiều mưa
Hay nhớ nhung khi gió thu vừa đến

 

Nếu cậu buồn mình sẽ ở cạnh bên
Đem cho cậu đôi ba lời chia sẻ
Với tấm lòng và một câu mắng nhẹ
Mạnh mẽ lên, không lẽ cứ khóc hoài

 

Mình với cậu chỉ có thể vậy thôi
Nếu tóc cậu gió vô tình làm rối
Mình sẽ mắng gió đi đâu mà vội
Rồi đôi tay cậu hãy vuốt tóc mềm

 

Mình với cậu sẽ chẳng có gì thêm
Ngoài tình bạn bao la không bờ bến
Lỡ cậu mệt hãy nhắn cho mình đến
Nhưng vai mình cậu không thể tựa lên

 

Cậu biết rồi mà sao cứ gọi tên
Trong giấc mơ chuyện yêu đương vô nghĩa
Mình là bạn đừng lạc trong cơn mộng
Nếu tặng hoa xin đừng tặng hoa hồng

25 tháng 4 2018

Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà Vănchương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. 

Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, Nghĩa là văn chương mở ra cho ta những chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.

Vì sao trong tác phẩm Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.
Và qua những dòng văn thơ, văn chương cũng cho chúng ta biết ông bà, những người tuy không sinh ra chúng ta nhưng ông bà đã cùng bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc chúng ta nên người. Và nhờ ông bà thì mới có bố mẹ, để rồi có chúng ta ngày hôm nay. Từ đó mà ta nhận ra một điều rằng càng phải biết ơn, kính yêu ông bà hơn nữa. Và cũng từ câu ca dao xưa đã giúp ta hiểu được đạo lí ấy: Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lát nhớ ông bà bấy nhiêu”.
Ông cha ta còn có câu: Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, để từ đó mà ta biết được, hiểu rõ sự quí giá của tình anh em ruột thịt. Để từ đó ta biết được rằng anh em luôn sát cánh bên chúng ta, luôn bên ta những lúc khó khăn và cả những giây phút hạnh phúc. Hiểu giá trị tình anh em để ta hiểu được ta phải làm j` để cho tình anh em ruột thịt thêm khăng khít, bền chặt.
Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…
Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niểm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,… Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm Một thứ quà của lúa non: Cốm” và Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm Lòng yêu nước của nhân ta”, Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”. Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông.
Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa.
Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê chách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.
Đọc lại những trang sử phong kiến xưa ,ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.

Qua những dẫn chứng trên, ta thấy văn chương đã tạo ra những phép màu cho cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người. Văn chương đã bồi dương tâm hồn ta, mở rộng cánh cửa nhân ái của lòng ta, giúp ta hiểu thêm tình đời tình người. Văn chương khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi người.

Văn chương thật quan trọng đối với cuộc sống. Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời thật của con người, giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

25 tháng 4 2018

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có

Ví dụ:
Bởi những tình cảm chân thực và sâu sắc nhất mà tác giả đã sáng tạo nên những tác phẩm văn học đặc sắc riêng cho chính bản thân mình. Chính từ tình cảm mà tác giả gói gọn trong tác phẩm của mình mà nó đã truyền đến cho chúng ta khô đọc nó một tình cảm tự nhiên nhất. chính vì thế mà có câu “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”, chúng ta cùng đi tìm hiểu nó.
II. Thân bài: chứng minh Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
1. Giải thích Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có

  • Văn chương: những tác phẩm văn học, những câu thơ, những gì mà thuộc về văn học.
  • Ta: là người đọc, người xem, người nghe,…
  • Tình cảm: là những cảm xúc, biểu hiện và tâm tư

2. Chứng minh Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có

  • Văn chương mang đến cho chúng ta những tình cảm như: tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình thương dành cho con người,…
  • Chúng ta cảm nhận tình cảm qua cốt truyện, cách trình bày hay tình cảm thựuc sự của tác giả.

Ví dụ:

  • Có khi đọc sách mà bỗng nhiên buồn hoặc bỗng nhiên cưới phá lên
  • Có khi nghe một câu chuyện mà chúng ta thêm yêu đời hơn, thêm tin tưởng vào cuộc sống hơn.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có

ví dụ:
văn chương mang đến cho ta một thứ tình cảm mà ta không thể xem thường và cũng không thể cưỡng lại được. thứ tình cảm ấy là những tình cảm mà ta không có.

Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Chứng minh câu Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc bạn thành công, học tập tốt.

2 tháng 8 2020

Nhắc đến nước Nga, chúng ta nhớ ngay đến thủ đô Moscow với những hàng bạch dương “sương trắng nắng tràn”. Nhắc đến Nhật Bản, ta lại nghĩ tới thành phố Tokyo tràn ngập hoa anh đào. Còn với dải đất hình chữ S, có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và mảnh đất Việt.

“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
(“Tre Việt Nam”- Nguyễn Duy)

Chẳng biết tre có từ bao giờ mà trong những câu thơ, Nguyễn Duy cũng không thể biết được. Chỉ biết: từ thuở xa xưa, cùng với làng bản, xóm thôn, cùng với cuộc sống con người Việt, tre đã xuất hiện rồi. Ở trên khắp những vùng quê Việt Nam, không khó để có thể bắt gặp và quan sát những dãy tre làng.

Tre là loại thân rỗng, chia thành nhiều đốt, cùng họ với nứa, trúc, mai, vầu, … Tre mang dáng thẳng, vươn cao từ 10-18 m. Ngọn tre cong vút, lá tre mỏng và sắc, gân lá song song như lá lúa, màu xanh đậm. Tre thường sống ở nơi đất đai khô cằn, kém màu mỡ với chiếc rễ tre- loại rễ chùm, cứng, ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng tối đa đi nuôi cây. Chính vì vậy, trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Duy còn viết:

“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
(“Tre Việt Nam”)

Dưới gốc tre còn có những lớp măng non nhọn hoắt, được bao bởi những lớp bẹ dày, cứng ở ngoài. Tre mới mọc, mọc thành từng khóm, từng lũy xếp sát với nhau. Có phải vì “thương nhau” mà “tre chẳng ở riêng” như Nguyễn Du nói không?

Tre trên khắp đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu phân theo ba loại chính.

Loại đầu tiên là những tre xanh được trồng nhiều ở các làng quê, dáng thẳng, vươn cao cho bóng mát. Tre đằng ngà là loại tre có thân màu vàng óng. Truyền thuyết kể lại rằng: ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa làm cháy những bụi tre để lại màu ngả vàng như thế. Còn tre gai là loại tre nhỏ, thân thấp, có nhiều gai rất thuận tiện dùng để làm hàng rào, hàng dậu.

Cây tre từ lâu đã trở nên gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, tre dùng để làm nhà cửa, làm giường, làm bàn ghế. Ngay cả những chiếc rổ rá cũng được làm rất rỉ mỉ và tinh tế bằng tre. Ngày nay, tre còn dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như những chiếc giỏ, chiếc nàn hay những bộ bàn ghế đầy tinh xảo.

Trong lao động, tre dùng làm chiếc cối xay thóc để làm ra những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần. Đúng như nhà văn Thép Mới đã viết: “Cối xay tre nặng nề quay, Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” Tre làm thành cán cày, cán cuốc của cha, là đòn gánh theo mẹ vào mỗi buổi đi chợ. Trong chiến đấu, gậy che, chông tre chính là vũ khí đặc biệt để chống quân thù; “Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Tre đi vào không gian sinh hoạt, cùng con người chiến đấu và chiến thắng oanh liệt mà còn đi vào lịch sử với những câu chuyện li kì của bà và của mẹ. Trong truyền thuyết, khi gậy sắt bị gãy, Thành Gióng đã nhỏ tre để quét sạch lũ giặc Ân độc ác ra khỏi bờ cõi. Rồi năm 938, cũng chính nhưng cây tre ấy, đều được dùng làm cọc đánh xuống lòng sông Bạch Đằng khiến cho quân Nam Hán tan tác.

Sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, tre lại trở về với cuộc sống đời thường, cùng vui buồn sinh hoạt với mọi người. Những điếu cày tre từ bao giờ chính là niềm vui của những cụ già, là niềm vui của đám trẻ với những que truyền bằng tre. Và tất nhiên không thể thiếu được những chiếc sáo diều vi vu trên bầu trời những đêm hè của lũ trẻ nghịch ngợm trong làng, những chiếc nôi tre đưa em thơ vào giấc ngủ êm đềm.

Không chỉ có những công dụng và lợi ích trong cuộc sống sinh hoạt, tre còn mang rất nhiều ý nghĩa riêng. Từ lâu, tre đã gắn bó với con người đời đời kiếp kiếp: từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi trở về với đất mẹ trên những chiếc chõng tre; tre vẫn luôn bên người. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tre đã cùng con người lao động dựng xây, chiến đấu và sản xuất. Vì thế tre chính là biểu tượng cho người Việt Nam cần cù chịu khó, kiên cường, bất khuất.

Những búp măng non còn là biểu tượng cho thiếu niên nhi đồng đầy sức sống vươn lên. Rồi tự bao gờ, tre đã bước vào những câu thơ, lời hát của những nghệ sĩ để rồi trở thành những câu ca bất hủ. Tre đi vào những bức họa đồng quê, chỉ lặng lẽ đứng một góc nhưng lại cho ta cảm giác yên bình, tĩnh tâm và hạnh phúc. Vì vậy, dù có nơi đâu, lúc nào đi chăng nữa, chỉ cần nơi đâu có những rặng tre, những búp măng xanh thì đều có tâm hồn và vẻ đẹp, nhân cách Việt.

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc giường tre, chõng tre đã dần bị thay thế bởi những thiết bị hiện đại, những lũy tre nơi làng quê cũng thưa thớt dần. Nhưng sẽ có một điều mãi mãi không thay đổi: vẻ đẹp và những giá trị tâm hồn cao quý của con người, mảnh đất này.

14 tháng 10 2021

help me please

23 tháng 9 2016

Dàn ý ( Xây dựng bố cục để làm nổi bật lên cảnh sắc của quê hương đất nước )

Mở bài:- giới thiệu chung về cảnh sắc của đất nước

Thân bài: Tả về từng đặc điểm của từng mùa

- mùa xuân :+ không khí ấm áp , dễ chịu

                     +cây cối đâm chồi nảy lộc , hoa nở rực rỡ, chim muôn hót líu lo

-mùa hạ:+ tu hu kêu báo hiệu một mùa hè tới

                +nắng rực rỡ

                + phượng nở đỏ rực khắp sân trường

-mùa thu:+tiết trời se lạnh, thơm hương cốm mới

                 +là mùa khai trường

- mùa đông:không khí lạnh buốt

                     +ao ước được thưởng  thức một ngô nướng

Kết bài: - nêu cảm nghĩ về quê hương đất nước

               - là mời hẹn , chúc sức khẻo

Chúc bạn học tốt hihi

 

31 tháng 8 2018

Ở khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm. Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lại chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc.

Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô Nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm.
Biết hoàn cảnh khó khăn của bà Năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫm quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà:
- Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủ nhật là được nghỉ. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi!
Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười:
- Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé!
Ba chúng em đều thích và vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó.
Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc.
Chúng em cũng vậy, niềm vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn, buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “ thương người như thể thương thân “

31 tháng 8 2018

chứng kiến (ở trường) và về kể cho bố mẹ nghe nha mik quên nói