Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, liệt lê để xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn
+ Biện pháp nhân hóa được thể hiện ở chỗ: Dế Mèn xưng tôi, có những hành động như người như: ăn uống điều độ, siêng tập thể dục, trịnh trọng, khoan thai, đi đứng oai vệ, cà khịa với tất cả bà con lối xóm
+ Biện pháp so sánh: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
+ Biện pháp liệt kê: đôi càng mẫm bóng, đôi vuốt ở chân cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh thành áo dài kín tận chấm đuôi, thân hình bóng mỡ ưa nhìn, râu rung rinh,...
- Tác dụng: xây dựng nhân vật Dế Mèn trở nên sinh động, chân thực như người thật có hành động, có cảm xúc.
1, Nội dung:
Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhg tính cách lại kiêu căng, xốc nổi. Hay bày trò trêu ghẹo ng khác. Do trêu cj Cốc mà gây ra cái chết cho Dế Choắt. Từ đó Dế Mèn rút ra đc bài học cho mk: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ rồi cũng rước họa vào thân[ Dế Choắt khuyên Dế Mèn]
2, Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất làm văn bản trở nên tự nhiên, hấp dẫn
- Nghệ thuật miêu tả loài vật có tính cách giống con ng, đặc sắc & phong phú
- Ngôn ngữ chính xác, giàu nét tạo hình
#cố lên#
1. Giá trị nội dung
- Bằng những quan sát tinh tế, sự am hiểu về thế giới loài vật, thông qua đoạn trích, Tô Hoài đã miêu tả chú Dế Mèn có vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng, tràn đầy sức sống của một chú dế mới trưởng thành. Tuy nhiên chú ta lại có tính cách kiêu căng, tự phụ, luôn coi thường khinh khỉnh những người yếu ớt như chú Dế Choắt. Chỉ vì bày trò nghịch dại trêu chị Cốc mà khiến Choắt chết thảm. Qua cái chết và lời khuyên của Dế Choắt, Mèn ta đã vô cùng ân hận và tự rút ra cho mình bài học đường đời đầu tiên.
- Bài học qua câu chuyện của Dế Mèn: Tính kiêu căng, tự phụ, xốc nổi không chỉ tự gây hại cho mình mà còn làm hại những người khác, bởi vậy trong cuộc sống, chúng ta cần khiêm tốn, suy nghĩ thật kĩ càng trước khi làm việc gì đó và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác, nhất là những người yếu thế, gặp khó khăn hơn mình.
2. Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể: Thứ nhất xưng "tôi", chú Dế Mèn tự kể về câu chuyện của mình khiến lời kể trở nên tự nhiên, chân thực.
- Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, tính cách nhân vật đặc sắc, sinh động.
- Hệ thống ngôn ngữ tự nhiên, giàu chất gợi hình gợi cảm.
Giá trị nội dung là:
Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
Giá trị nghệ thuật là:
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.
- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.
- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
1. Nội dung chính của Bài học đường đời đầu tiên kể về sự việc: Dế Mèn lớn lên trở thành chàng dế cường tráng nhưng cũng kiêu căng xốc nổi. Chính vì thế mà bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt. Điều đó khiến Dế Mèn không khỏi hối hận và ghi nhớ mãi, trở thành bài học đường đời đầu tiên.
2. Chi tiết nghệ thuật đặc sắc:
- Tác giả sử dụng ngôi số 1, để nhân vật Dế Mèn tự giới thiệu về mình. Ngôi kể này khiến câu chuyện bộc lộ được những suy nghĩ của chính mình, mang tính chủ quan, chân thực, sinh động.
- Chi tiết Dế Choắt ốm yếu xin Dế Mèn đào ngách thông sang tổ nhà Dế Mèn nhưng bị từ chối: "Xì, đào ngách sang nhà ta, dễ nghe nhỉ!... Đào tổ nông thì cho chết". Hay chi tiết đọc câu thơ trêu chị Cốc: "Cái cò, cái vạc, cái nông/ Ba cái đều béo vặt lông cái nào..." thể hiện rõ tính cách xốc nổi, nghịch ngợm và coi thường người khác của Dế Mèn.
- Chi tiết Dế Choắt bị chị Cốc mổ oan, khi hấp hối còn để lại lời khuyên cho Dế Mèn. Đó cũng là bài học mà Tô Hoài gửi gắm, không chỉ dành cho bạn đọc nhỏ tuổi mà còn là bạn đọc muôn thế hệ.
=> Những chi tiết nghệ thuật này đã tạo nên nét đặc sắc cho loại truyện đồng thoại về loài vật. Mỗi một nhân vật đều được nhân hóa, đều thể hiện một hạng người, một loại người trong xã hội.