Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2:
a. Điền từ vào chỗ chấm cho đúng với bài học:
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu.
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
b. Hai dòng thơ trên trích trong bài nào, của ai?
- Hai dòng thơ trên trích trong bài " Hành trình của bầy ong ".
- Của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
c. Nhà thơ viết " Bập bùng hoa chuối " gợi cho em hình dung ra cảnh như thế nào?
- Nhà thơ viết " Bập bùng hoa chuối " cho em thấy vẻ đẹp của hoa chuối màu đỏ rực, hoa chuối - một ngọn nến sáng lấp lánh giữa khu rừng xanh sâu thẳm, không có ánh sáng, thắp sáng con đường cho bầy ong tìm đến.
d. Hai dòng thơ có dùng biện pháp nghệ thuật là: Nhân hóa
( Nếu thấy đúng thì cho tớ một tích đúng nhé. Cảm ơn! <3 )
Bài 1:
- Từ " Bập bùng" trong câu thơ " Bập bùng hoa chuối trắng màu hoa ban" không thể thay thế được, mặc dù cũng vẫn có các từ đồng nghĩa không hoàn toàn với " bập bùng" nhưng các từ đó không thể miêu tả được hết cũng như không làm rõ được vẻ đẹp của hoa chuối giữa rừng xanh sâu thẳm.
Bài 2:
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
- Công việc của bầy ong là đi hút mật, thụ phấn cho hoa, giúp cho quả trái được đâm chồi, không bị tàn phai theo tháng ngày. Cũng như để không phí phạm những công sức mà con người đã bỏ ra, bầy ong giúp cho họ thu nhận được những gì họ đáng có. Đó là những sản phẩm do chính mồ hôi, nước mắt họ bỏ ra, thật không dễ dàng gì để tiếp nhận được nếu như không có bầy ong.
- Trong câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa nhằm nhấn mạnh công lao của bầy ong trong đời sống kinh tế nông nghiệp. Nếu như không có bầy ong, những bông hoa rực rỡ kia sẽ không thụ phấn, sẽ không ra quả và sẽ héo dần, tàn phai theo tháng ngày. Dù chỉ có một việc rất nhỏ nhưng nó lại cần thiết, quan trọng.
Câu 3:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
- Các từ đồng nghĩa với Bác: Người, ông cụ --------> Làm cho câu thơ không bị lặp lại từ ngữ đã lặp ở câu trước, giúp cho sự diễn đạt được trau chuốt hơn.
- Câu thơ trên đã nói lên được sự nhớ nhung của con người Việt Bắc đối với Bác khi Bác sắp phải trở lại thủ đô Hà Nội ( vì lúc bấy giờ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc đã kết thúc thắng lợi), " mình" trong đoạn thơ này là tác giả. Tác giả rất buồn khi phải xa Việt Bắc và bày tỏ niềm xúc động bâng khuâng đó đối với Bác, rằng Việt Bắc rất nhớ Người, nhớ sự giản dị, thanh bạch của Người.
p/s
Điền những từ đã được phân cách trong đoạn thơ sau vào nhóm phù hợp.
Tìm /nơi/ thăm thẳm/ rừng/ sâu
Bập bùng /hoa chuối /trắng /màu/ hoa ban/
Tìm /nơi/ bờ biển /sóng /tràn /
Hàng /cây /chắn /bão /dịu dàng /Mùa/ Hoa.
Từ đơn : Tìm, nơi, rừng, sâu, trắng, màu, sóng, tràn, hàng, cây, chắn, bão, mùa, hoa.
- Từ phức : Thăm thẳm, bập bùng, hoa chuối, hoa ban, bờ biển, dịu dàng.
+ Từ ghép : Hoa chuối, hoa ban, bờ biển.
+ Từ láy : Thăm thẳm, bập bùng, dịu dàng.
từ đơn trong đoạn thơ:hoa chuối ,hoa ban
từ láy trong đoạn thơ:thăm thẳm,Bập bùng
từ đơn trong đoạn thơ:rừng, trắng,bão,hoa.
CHÚC BN HỌC TỐT
Ai muốn k thì hãy trả lời nhé ai là người đầu tiên mình k nhé
a) Dưới tầng đáy rừng , tựa như đột ngột , bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót như chứa lửa , chứa nắng.
=> Câu văn trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật là so sánh .
b) Trong đoạn văn, chỉ với màu vàng nhưng tác giả đã vẽ lên một bức tranh quang cảnh làng mạc ngày mùa hết sức sôi động và hấp dẫn người đọc bởi vì mỗi màu vàng đều được tác giả miêu tả bằng những sắc độ khác nhau phản ánh đúng đặc điểm của mỗi sự vật ở làng quê. Qua đó, ta thấy được sự phong phú và đa dạng của màu sắc ở làng quê và tấm lòng yêu và gắn bó sâu sắc với quê hương của tác giả.
Đoạn văn miêu tả bức tranh sống động về cảnh đẹp của thiên nhiên vùng cao,sắc màu rực rỡ của thảo quả ,những chùm thảo quả đó đã dâng hiến cho đời một sự sống mãnh liệt ,trong hoàn cảnh éo le đó lại có sự sống hiên ngang của loài thảo mộc quý hiếm,không những có giá trị kinh tế mà còn có giá trị về mặt tinh thần vậy !
Qua qđoạn văn trên ,tác giả kết hợp biện pháp tu từ so sánh rất đặc sắc , tinh tế làm cho đọc văn ta cứ ngỡ như đang đọc thơ , cảm xúc trào ra qua các từ ngữ điêu luyện.
Thế là mùa xuân đã về. Đàn chim én bay rợp đồng quê đã kéo mùa xuân về. Hôm qua, mưa bụi bay phơi phới quyện theo hoa xoan tím lớp lớp rơi đầy ngõ xóm. Hôm nay, nắng xuân ửng hồng cảnh vật: trời bát ngát xanh, núi bát ngát xanh, đồng lúa bát ngát xanh. Chúng em tay nắm tay, vừa đi vừa nói chuyện, vừa hát ca. Đường làng rộn ràng người đi lại: người đi chợ, người gánh hàng, người ra đồng sản xuất...
Lòng em vô cùng sung sướng. Em khẽ reo lên: “Mùa xuân ơi! Sao đẹp và đáng yêu thế?”
Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.
Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa pjongs thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quêhương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.
Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.!
a) - Có thể thay thế từ " bập bùng" trong hai câu thơ trên bằng từ " đỏ tươi"
b) " Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban"
Câu thơ trên là một đoạn trích trong bài Hành trình của bầy ong, cho thấy rằng bầy ong thật chăm chỉ cần cù khi đi kiếm ăn tận cuối rừng sâu. Để tìm những bông hoa chuối, hoa ban hút lấy mật. Tác giả đã khéo léo sử dụng từ Bập bùng để diễn tả vẻ đẹp của hoa chuối, cũng như sự nổi bật của nó giữa cánh rừng xanh sâu thẳm.
Bập bùng là một từ dùng để miêu tả ngọn lửa đỏ rực, nhưng trong bài thơ tác giả lại dùng nó để miêu tả những tràng hoa chuối, để thấy được rằng bông hoa chuối đẹp như một ngọn lửa đốt cháy giữa rừng sâu, thắp sáng những con đường u tối để bầy ong bay qua. Sắc màu của hoa chuối nổi bật giữa rừng xanh sâu thẳm, đẹp đến mê hồn, làm cho những con ong phải bay tận vào nơi thăm thẳm rừng sâu để tìm nó. Cái hay cái đẹp của hoa chuối là thế, và cũng nhờ từ Bập bùng mà cái hay cái đẹp đó được miêu tả rõ hơn, thấm đẫm vào sâu trong tim mỗi người đọc, người nghe.
Bằng nghệ thuật ẩn dụ, cách dùng từ khéo léo, nhà văn đã miêu tả thành công vẻ đẹp huyền diệu của bông hoa chuối, cũng như sự lay động của nó giữa đất trời. Những tràng hoa chuối thật đẹp!
tham khảo nha bn!
Thanks bạn nha!!!