K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2016
I. LẬP DÀN Ý: 1. Mở bài: – Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình khá phổ biến trong ca dao – dân ca. – Một số câu tiêu biểu thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người lao động. 2. Thân bài: Công cha như núi Thái Sơn … ghi lòng con ơi! – Khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ nhắc nhở con cái phải có bổn phận đáp đền chữ hiếu, bởi hiếu nghĩa là gốc của đạo làm người. – Nghệ thuật so sánh có tính chất ước lệ: Công cha với núi cao,nghĩa mẹ với biển rộng nhấn mạnh ý đó. – Âm hưởng nhịp nhàng, du dương, thích hợp làm bài hát ru con, chứa đựng lời khuyên nhủ chí tình về đạo làm người. 3. Kết bài: – Ca dao trữ tình nảy sinh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tình cảm phong phú của người lao động. – Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc.II. VIẾT BÀI: Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.

Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.    
22 tháng 11 2016

thanks

12 tháng 10 2021

cậu tham khảo ;

Ca dao dân ca là những sáng tác của dân gian mang thời phần lời và phần nhạc, nội dung của ca dao dân ca vô cùng phong phú và ở xung quanh chúng ta. Trong ca dao dân ca phản ánh những tình cảm tốt đẹp giữa con người và cả quê hương, đất nước. Chúng ta biết được những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình vô cùng ý nghĩa như tình cảm biết ơn của con cái với cha mẹ, tình cảm của người con gái đi lấy chồng xa, tình cảm của con cháu đối với ông bà, tình cảm anh em trong gia đình

Trước hết ta thấy được tình cảm của con cái đối với công lao sinh dưỡng của cha mẹ:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Qua câu ca dao, chúng ta có thể đoán được đây là lời hát ru của mẹ dành cho con. Lời hát ru ngọt ngào mà sâu lắng để nói về công cha, nghĩa mẹ. Lối ví von so sánh “Công cha – núi ngất trời” , “Nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông”. Tác giả lấy cái vô hình để so sánh cái hữu hình. Lấy cái mênh mông, vĩnh hằng vô hạn của trời đất, thiên nhiên để nói đến công cha nghĩa mẹ Qua đó, nổi bật ý nghĩa là ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ đã nuôi dưỡng, sinh thành ra chúng ta. Thành ngữ “Cù lao chín chữ” chính là chỉ nỗi vất vả của cha mẹ, không thể đong đếm được. Qua câu ca dao, nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ, có hiếu với cha mẹ

Trong tình cảm gia đình, chúng ta còn thấy nỗi niềm của người con gái đi lấy chồng xa nhớ về mẹ, nhớ quê hương

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Những từ ngữ chỉ không gian thời gian cụ thể để nói đến nỗi buồn nhớ của người con gái. Ai thấu được nỗi nhớ của người con gái đi lấy chồng xa. “Chiều chiều” gợi khoảng thời gian, kéo dài, chiều chiều gợi nỗi buồn, nỗi nhớ. Khoảng thời gian đó, người con gái “ đứng ngõ sau” thì ngõ sau đấy càng vắng lặng, heo hút. Không gian ấy gợi đến cảnh ngộ cô đơn của nhân vật trữ tình. “Ruột đau chín chiều”: Chín chiều là chín bề là nhiều bề. Người con gái đi lấy chồng xa quê chiều chiều ra đứng ngõ sau để nhớ về quê hương, nhớ về mẹ. Đây là nỗi đau, buồn tủi của kẻ làm con khi phải xa cách cha mẹ, không đỡ đần chăm sóc được cha mẹ khi về già.

Tiếp theo, có thể nói đến lòng nhớ thương của con cháu với ông bà mình.

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.

Cuối cùng là tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình

“Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

Bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đình đã cho chúng ta những bài học lời nhắc nhở bổ ích đối với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình. Những tình cảm đó thật thiêng liêng và đáng trân trọng giữ gìn. Chúng ta nên ghi nhớ những câu ca dao này để luôn nhắc nhở, tình cảm gia đình phải luôn được gìn giữ và bảo tồn.

22 tháng 11 2021

     Thương sao mái ấm nhà em

Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa

    Mái nhà trú nắng sớm trưa

Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn

    Công cha vất vã không màng

Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau

   Mở lời cất tiếng ngọt ngào

Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười

   Đàn em học hỏi đùa chơi

Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy

    Tình thân gắn kết đắp xây

Ông bà yên dạ thân gầy tâm an

  Bà con hàng xóm trong làng

Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau

   Bạn bè giữ mãi tình sâu

Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em

   Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm

Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa

   Đất trời thoáng rộng bao la

Em vui tất dạ lời ca thăng trầm

  Đàn chim về tổ quây quần

Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn

  Hoa cười lá vỗ khoe sương

Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn

Bạn tham khảo nha:

I. Mở bài: giới thiệu một chuyến về quê

Ví dụ:

Ba em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nông thôn đầy nắng và gió. Còn em thì từ nhỏ sống trên thành phố, nên quê đối với em rất đặc biệt. hè vừa rồi em được ba cho về quê để thăm quê, em rất hào hứng và vui vẻ.

II. Thân bài: kể về một chuyến về quê

1. Kể bao quát về chuyến về quê

  • Em đi với ba về quê
  • Quê cách nhà em 300 km
  • Quê em rất đẹp và thân thương

2. Kể chi tiết về chuyến về quê

a. Kể chuyến về quê

  • Tối mẹ đã chuẩn bị sẵn đồ để sáng em về quê
  • Sáng em dã dậy từ rất sớm để ra bến xe
  • Em leo lên xe và tâm trạng vô cùng phấn khỏi
  • Em ngồi trên xe nhìn mọi cảnh vật bên đường
  • Em ngủ thiếp đi lúc nào không biết

b. Kể lúc về tới quê

  • Vừa về tới nhà nội là em bỏ đồ chạy đi cùng tụi nhỏ trong xóm
  • Em đi khắp xóm, ai cũng hỏi han em
  • Em đi hái dừa, bắt cá,… với lũ nhỏ bao mệt
  • Em rất thú vị với những trờ chơi dưới quê
  • Em chơi trốn tìm, chơi bắt cá, chơi thả diều, chơi nhảy dây,…
  • Mọi người dân quê rất thân thiện, họ cho em rất nhiều quà quê
  • Bà nội em lúc nào cũng dặn em cẩn thận, lo cho em
  • Em rất thích đàn chó và vịt của nhà nội
  • Về quê mọi thứ thật thanh bình

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến về quê

3 tháng 5 2016

 "Dù là vua chúa hay dân cày kể nào tìm thấy được sự an bình trong gia đình là người sung sướng nhất". Goethe thật đúng khi nói về gia đình, vì vậy ai đang có thứ mà mọi người muốn có thì hãy trân trọng nó vì nơi đó chứa đựng đầy tình yêu thương. Như mọi người thường nói, gia đình như một bến đỗ an toàn cho những thủy thủ nào tìm đc một bễn đỗ an bình cho riêng mình.

Bài văn cảm nghĩ về gia đình

Bài văn cảm nghĩ về gia đình - Ảnh minh họa

Tình cảm gia đình như những tia sáng diệu kì của cuộc đời. Tia sáng ấy sẽ sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Và tôi thật hạnh phúc khi có gia đình trọn vẹn đầy ấp những tiếng cười và tình yêu thương. Gia đình tôi gồm có bốn người đó là ba, mẹ, em trai và tôi. Mỗi người cho tôi một thứ tình cảm riêng biệt. Đối với tôi ba là người nghiêm khắc và trầm tính nên trong nhà tôi sợ ba nhất nhưng không phải vì vậy mà tôi không biết đc sự quan tâm, lo lắng của ba đối với tôi. Ba như một ngọn núi hùng vĩ che chở, bảo vệ tôi mỗi khi tôi vấp ngã và giúp tôi đứng lên sau lần vấp ngã ấy. Còn em, mẹ cho tôi một thứ tình cảm không sao tả hết. Mẹ lo lắng cho tôi đến cho tôi đến từng miếng ăn, giấc ngủ. Và tôi lớn lên trong vòng tay ấm ấp của mẹ, những câu hát, lời ru ngọt ngào đưa tôi giấc ngủ, dường như trong cuộc sống của tôi không hề thế hình bóng của mẹ, tôi yêu thương và tôn trọng mẹ không kém gì ba. Nhưng ng` mà tôi giành nhiều tình cảm nhất chắc đó chính là em tôi. Em tôi luôn quan tâm đến tôi nhưng sự quan tâm của nó khiến tôi khó chiu. Nó chẳng bao giờ nghe lời tôi nên tôi với nó như nước với lửa nhưng chị em tôi lại rất yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Như J.H.Pame nói :"Dù nơi đó có tồi tàn đi chẳng nữa nhưng không có nơi nào có thể so sánh bằng gia đình" Gia đình! Gia đình! Tiếng gọi nghe dễ nhưng lại thiêng liêng biết bao. Tôi càng hiểu thêm về gia đình qua mảnh đời bất hạnh của cô gái tên Hoa. Hoa mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nên đc đưa vào cô nhi viện. Mọi thứ thật vất vả và khó khăn đối với cô. Hoa mong muốn có một gia đình như bao người bạn cùng trang lứa có cả ba và mẹ. Cô bé luôn xa lánh những thề xung quanh. Cho đến một hôm, có một người đàn bà đến cô nhi viện đã nói với Hoa rằng : "Con luôn mong ước có một gia đình hạnh phúc , vậy sao con không tìm những tình cảm đó ở đây, ngay tại ngôi nhà thấy hai của con, sẽ có một điều kì diệu sẽ giúp con nhận ra" Hoa đã thử hòa nhập với mọi người. Cô bé đã tìm thấy đc tình cảm mà cô từng mong ước, cô đã nghĩ rằng mình phải giống những ng` bạn cùng trang lứa mới tìm đc hạnh phúc nhưng cô đã nhầm ngay tại nơi đấy đã có một phép màu khiến cô nhận ra, tại cô nhi viện này mọi ng` rất quan tâm đến cô và đây chính là ngôi nhà thứ hai cũng Hoa. Và Eripides đã từng bộc bạch :" Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm đc chỗ nương thân chống lại những tai ương của số phận". Đúng thế gia đình là một thứ thiêng liêng không có thể so sánh đc, biết hết giá trị và sự của gia đình.

Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm được gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.

Bạn tham khảo bài văn trên nhé

3 tháng 5 2016

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình càng hạnh phúc, xã hội càng     văn minh. Sở hữu một gia đình hạnh phúc là niềm khát khao mong mỏi của mỗi con người trong xã hội.  

Thế nào là gia đình hạnh phúc? Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống. Hạnh phúc gia đình là niềm vui sướng mãn nguyện của con người trong cuộc sống gia đình, là động lực tinh thần to lớn cho mỗi thành viên trong gia đình, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Hạnh phúc gia đình biểu hiện như thế nào? Biểu hiện đầu tiên là các thành viên trong gia đình phải thương yêu, thấu hiểu và thông cảm cho nhau; tình cảm thiêng liêng ấy là chất keo gắn kết các thành viên thành một khối bền chặt. Biểu hiện thứ hai đó là gia đình ấy phải là điểm tựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi thành viên, nhất là khi ta phải đương đầu với những  sóng gió cuộc đời.

Và biểu hiện  cuối cùng là gia  đình  ấy phải  có  đời  sống  vật  chất  phù  hợp;  đây không phải điều kiện quan trọng nhất nhưng lại rất cần thiết để một gia đình có được hạnh phúc trọn vẹn. Những biểu hiện trên có thể mang tính trừu tượng cao, trên thực tế, hạnh phúc gia đình được thể hiện rõ nhất qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên trong gia đình, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong cuộc sống đời thường.  

Hạnh phúc gia đình có vai trò rất to lớn. Gia đình là không gian sống thân thuộc của mỗi người, là nơi sinh ra, lớn lên, và là cái nôi hình thành phát triển nhân cách con người. Những hành vi ứng xử của ta chịu ảnh hưởng không nhỏ từ nếp sống, nếp sinh hoạt của gia đình. Gia đình hạnh phúc là nguyên nhân, động lực để con người học tập, lao động, là cái đích cuối cùng của cuộc đời mà người người vẫn hằng vươn tới.  

Hạnh phúc gia đình có vai trò to lớn nhường ấy, vậy mà hiện nay một bộ phận con người nhất là giới trẻ, có suy nghĩ sai lệch về vấn đề này. Họ kết hôn một cách quá dễ dãi, li hôn quá bừa bãi, và cuộc sống gia đình thì bị chi phối chủ yếu bởi đồng tiền..., như vậy gia đình sao có thể hạnh phúc, sao có thể thực hiện được  những vai trò thiêng liêng vốn có của nó? Những hậu quả ấy đang gây ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng tới sự phát triển của xã hội ngày nay.    

Như vậy, việc xây dựng gia đình hạnh phúc là một việc làm vô cùng quan trọng, đó là trách nhiệm của mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ - những nền tảng của gia đình, của xã hội tương lai.