K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2016

tra mạng là cóhaha

31 tháng 10 2016

Nguyễn Trãi một người quân sư tài ba, một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông không trực tiếp đánh giặc nhưng qua ngòi bút của mình ông đã làm lung lay biết bao nhiêu quân xâm lược khiến cho chúng không cần đánh cũng đã thua rồi. Căn bản là ở sự chính nghĩa của ta và ngòi bút sắc sảo không thể chối cãi được của Nguyễn trãi. Tuy nhiên thì chúng ta không chỉ biết đến ông hùng hồn sắc sảo trong bình ngô đại cáo mà chúng ta còn biết đến sự nhẹ nhàng của thiên nhiên trong côn sơn ca của ông. Có thể nói ông viết thơ ca chính luận cũng hay mà đến thơ ca thiên nhiên cũng hay không kém. Qua bài thơ ấy Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình.Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:

 

22 tháng 11 2017

“ Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ ở câu thơ đầu :
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
“Vách núi” đã đặt lên trước “nhỏ dần” để làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững. Tiếng chim nhỏ dần xuống tạo thành một sự mơ hồ, thơ mộng. Đọc câu thơ ta cảm nhận được sự nhỏ bé, vi vu của tiếng chim hót trên sự hùng vĩ của vách núi cao.
- Đến câu thơ thứ hai :
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Âm thanh của tiếng suối rất phù hợp với tiếng chim ở câu thơ thứ nhất . Tác giả đảo ngữ đưa “rì rầm” lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần lúc xa. Câu thơ tạo cảm giác rất êm ái, tiếp tục nhân lên cái ấn tượng dịu dàng mà tiếng chim trên vách núi đã để lại, nhằm khắc họa thật rõ nét quang cảnh huyền ảo thơ mộng của đêm Côn Sơn. Cũng có thể hiểu”rì rầm tiếng suối” như là một cách nhân hóa: suối tâm sự, suối trò chuyện… Tiếng chim nhỏ dần, tiếng suối xa dần tạo sự yên tĩnh làm ta có thể nghe tiếng rơi rất mỏng của cái lá đa ở ngay ngoài thềm.
- Câu thơ thứ ba:
Ngoài thêm rơi cái lá đa
Vẫn là âm thanh nhẹ nhàng, thật khẽ. Tác giả đưa từ “rơi” lên trước “cái lá đa” mà không làm giảm đi sự khẽ khàng đó. Một hình ảnh gợi cảm, sinh động, là động từ “rơi” gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động tuy chỉ là cái lá đa nhưng thật nhẹ.
- Ở câu cuối :
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Tác giả đã tạo cho sự rơi xuống của chiếc lá đa một sức sống, một tính từ “mỏng” được dùng như hỗ trợ động từ "rơi". Chiếc lá đa trở nên có hồn, biết rơi thật nhẹ, thật mỏng để không làm xao động cái cảm giác êm dịu ở các câu trên . “Như là rơi nghiêng”, biện pháp so sánh bình thường nhưng từ “rơi nghiêng” thật độc đáo và chính xác. Chúng ta hình dung ngay cảnh một chiếc lá đa chao nhẹ trong không khí, rơi xuống thật nhẹ nhàng.
Tóm lại với những biện pháp tu từ : đảo ngữ, so sánh, nhân hóa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, nên đoạn thơ có tính biểu cảm rất cao.

4 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu đoạn trích trên.

VD: "Rì rầm yêu thương" chính là một trong những đoạn trích em thấy hay và thú vị nhất mà bản thân từng được nghe qua.

Thân đoạn:

- Nội dung đoạn trích:

+ Tình cảm mẹ con được thể hiện rõ ràng, sâu sắc.

- Dựa theo từng câu thơ:

+ Nêu lên suy nghĩ của bản thân:

-> 4 câu thơ đầu gợi lên sự chở che, bảo vệc của mẹ dành cho con. Dù con có đi đâu, khi nào trở về ba mẹ cũng luôn chào đón, hỗ trợ và yêu thương con.

=> Sự thương yêu bao la mẹ dành cho con.

-> 4 câu thơ tiếp theo: thể hiện tình cảm của cha và mẹ dành cho con. 

--> Luôn chờ đợi, chào đón con trở về. "Dù ... chờ trông": tình yêu rộng lớn vô bờ bến ba mẹ dành cho đứa con của mình.

=> Tình yêu nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa, da diết hơn bất kì tình cảm nào trên đời này.

-> 4 câu thơ tiếp: 

--> BPTT so sánh, ẩn dụ: "Biếc xanh như thể yêu thương" nói lên tấm lòng yêu thương đẹp hơn cả những kỳ quan của cha mẹ.

--> Điệp ngữ "những lời": nhấn mạnh những lời nói quan tâm, nhắc nhở chân thành thật lòng mà cha mẹ dành cho đứa con.

--> Bởi vì lẽ đó, trong lòng cha mẹ lại "trĩu nặng nỗi thương lo": thương nên mới lo, mà thương nhiều quá thành ra lo nhiều từ đó mới "trĩu nặng".

=> Hành động yêu thương của cha mẹ dành cho đứa con.

-> 4 câu thơ cuối: Tình cảm đáp lại của đứa con, bộc lộ nên cái hiếu mà đứa con làm với cha mẹ và những tâm tình đứa con cảm nhận từ sự yêu thương của cha mẹ.

- Cảm xúc của em:

+ Cảm thấy bài thơ vô cùng ý nghĩa, tràn đầy tình yêu thương gia đình.

+ Xúc động, thầm nghĩ mình càng phải biết trân quý gia đình mình nhiều hơn.

Kết đoạn:

- Đánh giá bài thơ:

+ Từng câu thơ vừa mang giá trị biểu cảm, gợi hình lại sắc sảo.