Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em lưu ý: ngột, chết uất không phải động từ nha.
- Từ ngữ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết”, “uất”
- Từ ngữ cảm thán: “ôi”, “thôi”, “làm sao”
- Kết thúc cũng bằng hình ảnh tu hú nhưng mang thêm sắc thái bức bối, khao khát tự do.
⇒ Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người chiến sĩ khao khát tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng
⇒ Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này (Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do)
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
=> câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc uất ức của người tù cách mạng khi bị giam dữ trong ngục, qua đó thể hiện nỗi khát khao có đưuọc tự do
Chúc bạn học tốt
Tham khảo:
Bốn câu thơ cuối đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù Cách mạng. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng "Ta nghe hè dậy bên lòng". Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3. Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột... Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú. Phải chăng mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội?. Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu "như giục giã những hành động sắp tới".
Tham khảo:
Bốn câu thơ ''Khi con tu hú'' đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù Cách mạng. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng "Ta nghe hè dậy bên lòng". Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3. Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột...Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú. Phải chăng mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội?. Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. . Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu "như giục giã những hành động sắp tới".
Tham khảo:
Khát vọng tự do của người tù cách mạng trong khổ thơ hai bài thơ "Khi con tu hú" được khơi nguồn chỉ bằng một tiếng chim tu hú ở bên ngoài- hay chính là tiếng chim tu hú của khát vọng tự do, mà nhen nhóm và bùng lên mãnh liệt trong tâm tưởng của tác giả "Ta nghe hè dậy bên lòng". Câu thơ tiếp theo "Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!" là câu cảm thán thể hiện cho thái độ uất ức đến ngột ngạt cùng khát vọng được phá tan gông xích của nhà tù để nhanh chóng được tự do, được tận hưởng bầu trời của tự do. Các câu thơ tiếp theo cũng thể hiện được cảm xúc mãnh liệt đó của nhà thơ "Ngột làm sao, chết uất thôi!/Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!".Câu cảm thán cùng với hàng loạt các động từ mạnh như "ngột, chết uất" cho thấy một tâm trạng đau khổ, bứt rứt như muốn chết đi và khát khao đến cháy bỏng được thoát ra ngoài của tác giả! Ấy vậy mà con chim tu hú cứ kêu- hay chính là khát vọng tự do của tác giả vẫn cứ trỗi dậy, vẫn cứ kêu gào trong tâm tưởng của nhà thơ hãy nhanh chóng giành lại được tự do của tuổi trẻ. Khát vọng tự do đang bùng cháy bên trong tâm hồn của nhà thơ, khát vọng ấy dường như cũng là vẻ đẹp của tuổi trẻ, là vẻ đẹp của người tù cách mạng. Tóm lại, khổ thơ thứ hai của bài thơ "Khi con tu hú" đã thể hiện được cảm xúc trào dâng mãnh liệt để được tự do, để được tận hưởng mùa hè, tuổi trẻ của tác giả.
Tham khảo nha em
Khát vọng tự do của người tù cách mạng trong khổ thơ hai bài thơ "Khi con tu hú" được khơi nguồn chỉ bằng một tiếng chim tu hú ở bên ngoài- hay chính là tiếng chim tu hú của khát vọng tự do, mà nhen nhóm và bùng lên mãnh liệt trong tâm tưởng của tác giả "Ta nghe hè dậy bên lòng". Câu thơ tiếp theo "Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!" là câu cảm thán thể hiện cho thái độ uất ức đến ngột ngạt cùng khát vọng được phá tan gông xích của nhà tù để nhanh chóng được tự do, được tận hưởng bầu trời của tự do. Các câu thơ tiếp theo cũng thể hiện được cảm xúc mãnh liệt đó của nhà thơ "Ngột làm sao, chết uất thôi!/Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!". Chao ôi, câu cảm thán cùng với hàng loạt các động từ mạnh như "ngột, chết uất" cho thấy một tâm trạng đau khổ, bứt rứt như muốn chết đi và khát khao đến cháy bỏng được thoát ra ngoài của tác giả! Ấy vậy mà con chim tu hú cứ kêu- hay chính là khát vọng tự do của tác giả vẫn cứ trỗi dậy, vẫn cứ kêu gào trong tâm tưởng của nhà thơ hãy nhanh chóng giành lại được tự do của tuổi trẻ. Khát vọng tự do đang bùng cháy bên trong tâm hồn của nhà thơ, khát vọng ấy dường như cũng là vẻ đẹp của tuổi trẻ, là vẻ đẹp của người tù cách mạng. Tóm lại, khổ thơ thứ hai của bài thơ "Khi con tu hú" đã thể hiện được cảm xúc trào dâng mãnh liệt để được tự do, để được tận hưởng mùa hè, tuổi trẻ của tác giả.
(trích 4 câu thơ)
Cách ngắt nhịp thơ bất thương giọng điệu thơ rắn rỏi sử dụng từ ngữ gợi cảm dường như ta thấy người tù đang nhận thức đc cs thực tại của mik giữa 4 bức tường đó là tâm trạng uất ức ngột ngạt đến cao độ "hè càng dậy bên lòng" càng rạo rực bao nhiêu thì sự uất ức đau khổ ngột ngạt lại tăng bấy nhiêu càng khiến cho người tù muốn đạp tan phòng muốn đạp tan phongfmuoons thoát khỏi cảnh ngục tù để trở về cs tự do mùa hè đã mang đến cho tác giả 1 điều bức bối tột cùng là muốn đạp tan tất cả để giải thoát để hòa mik vs thiên nhiên lời than đau đớn xót xa làm sao khi nhà thơ vẫn ở thân tù :ngột làm sao chết uất thôi"