Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án D
Các phát biểu II, III, IV đúng
I – Sai. Vì các ion hóa trị I được hấp thụ nhanh hơn các ion hóa trị II.
Đáp án C
Hướng dẫn: Nguyên tố vi lượng (≤ 100mg/1kg chất khô của cây) gồm: Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn...
Tromg các phát biểu của đề bài:
Các phát biểu I, III, IV đúng
II sai vì Ca, S, K, Mg là nguyên tố đại lượng
Đáp án C
I - Đúng. Vì dòng mạch gỗ (còn gọi là Xilem hay dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.
→ Nước, muối khoáng đi từ rễ lên thân, phải qua bó mạch gỗ.
II - Đúng. Vì nước có thể từ mạch gỗ sang mạch rây và từ mạch rây sang mạch gỗ theo con đường vận chuyển ngang
III - Đúng. Vì Dòng mạch rây (còn gọi là Prolem hay dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K+, Mg2+,… từ các TB quang hợp trong phiến lá rồi đến các nơi cần sử dụng hoặc dự trữ ( rễ, thân, củ…).
IV - Sai. Vì tùy theo thế nước trong mạch rây, nước có thể chuyển từ mạch gỗ sang mạch rây hay ngược lại chứ không phải tùy theo chất hữu cơ được tổng hợp nhiều hay ít.
Đáp án C
I – Đúng. Vì trời lạnh làm độ nhớt chất nguyên sinh tăng, gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng hút nước của rễ.
II – Sai. Vì sức hút nước của cây mạnh hay yếu có phụ thuộc vào độ nhớt chất nguyên sinh. Độ nhớt chất nguyên sinh giảm làm tăng khả năng hút nước và ngược lại.
III – Đúng.
IV – Đúng. Vì khi trời lạnh, cây khó hút nước. Hiện tượng rụng lá làm giảm sự thoát hơi nước → tránh hiện tượng mất nước cho cây
Đáp án A
I - Đúng. Vì Cơ chế đóng mở khí khổng là cơ sở khoa học nhằm giải thích sự đóng mở khí khổng. Khi đưa cây ra ngoài sáng thì khí khổng mở, đưa cây vào trong tối thì khí khổng đóng. Điều này được giải thích bằng nguyên nhân ánh sáng. Ngoài sáng, tế bào khí khổng quang hợp làm thay đổi PH trong tế bào và sự thay đổi này kích thích sự phân giải tinh bột thành đường làm áp suất thẩm thấu của tế bào tăng lên , tế bào khí khổng hút nước và khí khổng mở. Trong tối , quá trình diễn ra ngược lại. Mặt khác khí khổng thường đóng lại khi cây không lấy được nước do bị hạn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng khí khổng này lại do sự tăng hàm lượng axit AAB.
Axit này tăng lên kích thích các bơm ion hoạt động và các kênh ion mở ra lôi kéo các ion ra khỏi tế bào khí khổng, tế bào khí khổng mất nước và đóng lại. Ngoài ra còn có cơ chế do hoạt động của các bơm ion dẫn đến sự tích luỹ hoặc giảm hàm lượng ion trong tế bào khí khổng. Các bơm ion này hoạt động phụ thuộc vào nhiệt độ, sự chênh lệch hàm lượng nước, nồng độ CO2, ... giữa trong và ngoài tế bào.
II - Đúng. ion K+ làm tăng lường nước trong tế bào khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước.
III - Sai. Khi tế bào lá thiếu nước, lượng kali trong tế bào khí khổng sẽ giảm, làm sức trương nước giảm, khí khổng đóng lại.
IV - Đúng. Nồng độ ion kali tăng, áp suất thẩm thấu của tế bào tăng, khí khổng đóng.
Đáp án D
I - Sai. Vì Nito có chức năng chủ yếu là thành phần của protein, axit nucleic.
II - Đúng. Thực vật chỉ hấp thụ nito dưới dạng NH4+ và NO3-.
III - Đúng. Nguồn cung cấp nito cho cây là do sự phân giải phân hữu cơ hoặc do quá trình cố định đạm trong không khí. Do vậy để bổ sung nguồn nito cho câ, con người thường sử dụng phân hữu cơ.
IV - Đúng. Kali có chức năng chủ yếu là biến đổi thế nước trong tế bào, là nhân tố phụ gia của enzim. Khi thiếu kali lá có màu vàng, mép là màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên bề mặt lá.
V - Sai. Vì thực vật hấp thụ Kali dưới dạng K+.
VI - Sai. Vì để bổ sung nguồn Kali cho cây, con người thường sử dụng dạng phân sunfat kali, clorua kali hoặc quặng thô chứa kali
Cây hấp thụ khoáng bị động bằng cách:
+ Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
+ Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước
+ Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất.
+ Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có thế nước thấp (áp suất thẩm thấu cao) đến nơi có thế nước cao (áp suất thẩm thấu thấp), không tiêu tốn năng lượng.
Vậy: D đúng.
Đáp án D
Các hình thức hấp thụ bị động:
- Các ion khoáng được khuếch tán qua màng từ nơi nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
- Các ion khoáng hòa tan trong nước, theo dòng nước đi vào tế bào long hút.
- Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt dễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất. Cách này gọi là hút bám trao đổi.
Hình thức hấp thụ bị động không cần tiêu tốn năng lượng.
Trong các hình thức trên, các hình thức II, III, IV là các hình thức hấp thụ bị động.
I – Sai. Vì đây là hình thức hấp thụ chủ động
Đáp án D
Các phương án đúng là:
(1) Các nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu ở nhiều enzim.
(4) Nguyên tố vi lượng được cây sử dụng một lượng rất ít, nhưng lại rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây
Đáp án C
I – Đúng. Vì nguyên tố khoáng đại là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với số lượng lớn, bao gồm : C, H, O, N, S, P, K, Mg, …Các nguyên tố này chiếm 99,95% khối lượng khô của cây. Vai trò chính của các nguyên tố đại lượng là tham gia trực tiếp vào các thành phần cấu trúc của tế bào, mô, cơ quan, cơ thể và tham gia vào các quá trình năng lượng.
II, III – Đúng. Các ion có hóa trị 1 như K+ làm hạt keo giữ nhiều nước. Ngược lại các ion hóa trị 2, hóa trị 3 như Ca2+ làm hạt keo ít ngậm nước
IV – Sai. Vì lá non chứa nhiều K+, còn lá già chứa nhiều Ca2+