K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5 2016
-Về Chính trị: Thay thế các võ quan nhà Trần bằng những người thân cận. Đổi tên các đơn vị hành chính và quy định cách làm việc của chính quyền các cấp- Về Kinh tế: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng- Về Xã hội: Ban hành chính sách hạn nô, cứu đói và chữa bệnh cho nhân dân.- Về Văn hóa và giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi hoàn tục, dịch chữ Hán ra chữ Nôm và bắt buộc phải học.- Về Quân sự: Thực hiện một số biện pháp tăng cường quân sự và quốc phòng.
19 tháng 5 2016

* Chính trị :

- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng thân cận với mình.

- Đổi một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định rõ cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp

- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi nhân dân và tìm hiểu quan lại để thăng quan hay giáng chức.

* Kinh tế - tài chính :

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng

- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế và tiền thuế

* Xã hội : Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi ở vương hầu, quý tộc, quan lại

* Văn hóa, giáo dục :

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi hoàn tục

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm

- Sửa đổi chế độ thi cử, học hành

* Quân sự :

- Làm lại sổ đinh để tăng quân số 

- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng mới, làm thuyền chiến

- Bố trì phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố

6 tháng 12 2016

2.- Từ cuối thế kỉ 12, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

 



 

6 tháng 12 2016

3.-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

 

16 tháng 12 2020

* Tình hình văn hóa, giáo dục thời Trần:

- Về văn hóa:

+ Những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hung dân tộc,…

+ Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý.

+ Nho giáo ngày càng phát triển, các nhà nho được bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng.

+ Nhân dân ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền,… Các hoạt động này rất phổ biến và phát triển.

+ Các tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến.

- Về giáo dục:

+ Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.

+ Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

a) Giáo dục

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

b) Sử học

- Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Năm 1272, biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí" gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

c) Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật

- Quân sự: tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.

- Y học: người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

- Khoa học - kĩ thuật:

+ Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể.

+ Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

 

 

19 tháng 11 2016

1.Văn hóa
- Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và phát triển như tục thờ cúng tổ tiên & các anh hùng dân tộc
- Đạo Phật có phát triển nhưng không bằng thời Lý
- Nho giáo phát triển, địa vị nho giáo ngày càng cao và được trọng dụng
- Sinh hoạt văn hóa ca hát, nhảy múa vẫn duy trì và phát triển

25 tháng 11 2016

1)Tín ngưỡng cổ truyền, tôn giáo, nho giáo phát triển được trọng dụng, sinh hoạt nháy múa, hát ca

2)Sau ba lần đánh bại quân monh nguyên nhờ tinh thần yêu nước và đoàn kết của dân tộc\

3)Các lộ phủ có trường công, các làng xã có trường tư. Các kì thi tổ chức ngày càng nhiều

4)+cơ quan chuyên viết sử ra đời

+Binh thư yếu lược

+Nguyên cứu thuốc nam

+ chế tạo súng thần công, đóng các loại thuyền lớn,

+ Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô

NHận xét:KH_KT thời Trần phát triển mạnh hơn so với KH-KT thời Lý trên mọi lĩnh vực và có nhiều đóng góp lớn cho nền VH dân tộc, tạo bước phát triển cao cho nền căn minh đại việc

14 tháng 5 2023

Văn hóa : đạt được nhiều thành tựu 

Tôn giáo : Nho giáo chiếm vị trí động tôn 

Văn học : 

+ Văn học chữ hán phát triển và chiếm vị trí ưu thế , một số tác phẩm tiêu biểu Quân Trung Từ Mệnh Tập , Bình Ngô đại cáo ,..

+ Văn học chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng , các tác phẩm tiểu biểu : Quốc Âm thi tập , Hồng Đức Quốc Âm thi tập 

- Sử học , địa lí học : 

- Sử học :coi trọng việc chép sử , tác phẩm tiêu biểu Đại Việt sử 

- Địa lí :Biên soạn các bộ sách địa lí , bản đồ , tác phẩm tiêu biểu Dư địa chí ( Nguyễn Trãi )

- Toán học : có tác phẩm Đại Thành toán pháp , Lập Thành toán pháp 

- Y học : Có bản thảo thực vật toát yếu 

- Kiến trúc - điêu khắc : nhiều công trình kiến trúc được xây dựng ở kinh đô Thăng Long 

- Nghệ thuật : Nhã nhạc cung đình , tuồng , chèo ngày các phát triển 

- Giáo dục : rất phát triển 

+ Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long 

+ Tổ chức các khoa thi để tuyển chọn quan lại , cho lập bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám để tôn vinh người đỗ đạt 

 

 

14 tháng 5 2023
Văn hoá:                                                                                      - Nho giáo được đề cao, chiếm vị trí độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.                                                                                              -Văn học: chữ Hán phát triển và giữ ưu thế, chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng.Coi trọng việc chép sử, biên soạn các bộ sách về địa lí, bản đồ.                                                                                                -Kiến trúc: nhiều công trình tiêu biểu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long,…Nghệ thuật điêu khắc tinh xảo.Nhã nhạc cung đình, nghệ thuật tuồng, chèo,… ngày càng phát triển.                                -Giáo dục:Cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long.Tổ chức đều đặn các khoa thi Tiến sĩ để chọn quan lại.Lập bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để tôn vinh người đỗ đạt.Một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ và những đóng góp của họ đối với sự phát triển của văn hoá dân tộc:                              -Lương Thế Vinh: đỗ trạng nguyên năm 1463, là nhà toán học nổi tiếng với các sách Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa, được vua và nhân dân quý mến.                                                                  -Ngô Sĩ Liên: đỗ Tiến sĩ năm 1442, là nhà sử học nổi tiếng với bộ Đại Việt sử kí toàn thư.                                                                       -Lê Thánh Tông: là vị hoàng đế anh minh, tài năng xuất chúng, nhà văn hoá lớn của dân tộc.Để lại di sản thơ văn phong phú, đồ sộ với trên 300 bài thơ chữ Hán và tập Hồng Đức quốc âm thi tập bằng chữ nôm.Hội Tao đàn do ông thành lập đánh dầu bước phát triển cao của nền văn chương đương thời.Dưới thời ông trị vì, giáo dục và đào tạo nhân tài nở rộ, có hơn 500 người đỗ tiến sĩ.                     -Nguyễn Trãi: là vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.Tư tưởng “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”: là bài học quý bàu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…                                                                          ~~ CHÚC BẠN MAI THI TỐT~~
3 tháng 3 2022

tham khảo : .-.
 Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có những biểu hiện dưới đây:

- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).

- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.

 
3 tháng 3 2022

hảo nhanh

23 tháng 12 2016

- giáo dục:

+ mở rộng quốc tử giám

+trường học mở ra nhiều, các kỳ thi đc tổ chức nhiều hơn

23 tháng 12 2016

Cùng với sự phát triển của giáo dục và ý thức dân tộc, nhiều ngành khoa học — kĩ thuật cũng đạt được những thành tựu có giá trị. Thời Trần, bộ Đại Việt sử kí (của Lê Văn Hưu) — bộ sử chính thống của nhà nước - được biên soạn, ở các thế kỉ sau, nhiều bộ sử khác như Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư... được soạn thảo, về địa lí có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ ; về quân sự có Binh thư yếu lược ; về các thiết chế chính trị có bộ Thiên Nam dư hạ ; về toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

Nhu cầu quốc phòng đã tạo điều kiện cho các quan xưởng, dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng, chế tạo súng thần cơ và đóng các thuyền chiến có lầu. Thành nhà Hồ (ở Thanh Hoá) cũng là một thành tựu kĩ thuật quan trọng.