K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2016

Chi tiết thú vị trong truyện ''Con hổ có nghĩa'' ví dụ như: con hổ trả ơn, hàng năm đến ngày giỗ thì hổ đều mang đồ đến,. . . .

Chúc bạn học tốt môn Văn oaoa

28 tháng 11 2016

Thank you!!! vui

28 tháng 11 2016

Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.


 
28 tháng 11 2016

Trong truyện ''Con hổ có nghĩa'' đã sử dụng các hình ảnh nhân hóa, tưởng tượng làm cho con hổ trong bài thêm sinh động, các chi tiết thú vị từ đó dạy cho ta bài học về sự biết ơn:

'' Uống nước nhớ nguồn ''

19 tháng 12 2016

1. Nghệ thuật:
_ Tình huống truyện độc đáo , bất ngờ.
_ Bố cục chặt chẽ, sắp xếp sự việc tăng tiến hợp lý.
_ Dùng nghệ thuật nhân hóa để hư cấu.
_ Chi tiết truyện li kì hấp dẫn.

2. Nội dung :

_ Mượn chuyện hổ trả ơn nghĩa để nói chuyện người, nhằm mục đích:
+ Đề cao ,ca ngợi ân nghĩa ở đời.
+ Gửi tới người đọc bài học đạo lí sâu sắc,thấm thía: Biết làm ơn và trả ơn .

12 tháng 12 2016

Truyện '' con hổ có nghĩa'' thuộc thể loại hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người

 

20 tháng 10 2017

Kết thúc truyện có hậu có phổ biến trong truyện cổ tích 

VD : truyện Thạch Sanh Lý Thông ( Thạch Sanh đã đòi lại được công bằng )

Truyện Tấm Cám ( Tấm đã trở thành hoạng hâu , ... )

Còn lại bạn tự kể ra 

20 tháng 10 2017

Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ[2], một trò chơi của trí tưởng tượng.

Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc [2] và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.

Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu[2].

Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định.

tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

11 tháng 4 2021

tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. 

8 tháng 12 2017

Ta là chúa sơn lâm của chốn rừng xanh. Bây giờ, ta đã già rồi, nhưng ta vẫn không sao quên được ân nhân đã cứu sống ta. Đó là bác tiều tốt bụng tên Mỗ.Các cháu phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, hoạn nạn.

Hôm đó, ta rất đói bụng, may mắn thay, ta vớ bẫm được một con bò lớn. Ta lao vào bắt nó, sau một hồi vật lộn, ta lôi con bò ra gần gốc cây rồi vui vẻ đánh chén. Đang ăn thì chợt có một chiếc xương to bị mắc ngang cổ họng khiến ta rất khó chịu. Chẳng biết làm thế nào, ta cho tay vào cổ họng móc xương ra. Nhưng dường như, ta không thích hợp để làm việc này. Ta loay hoay mãi mà chiếc xương vẫn không ra. Bàn tay ta to quá nên càng móc, chiếc xương lại càng vào sâu. Những nanh vuốt sắc nhọn chỉ làm cho cổ họng ta thêm đau đớn. Ta lăn lộn trên đất khiến cát bụi bay mù mịt, những cành cây xung quanh giập nát. Chốc chốc, ta lại cho tay vào họng móc thử mong là nó sẽ ra, nhưng đều bất lực. Đến lúc ta cảm thấy tuyệt vọng rồi, thì có một bác tiều từ xa tới. Bác ta bước đi lảo đảo, mặt đỏ gay. Chắc bác ta đang say rượu. Thấy ta móc họng, máu me trào ra, bác tiều liền trèo lên cây, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho." Hiểu ý của bác, ta nằm phục xuống, há to miệng nhìn bác tiều với vẻ mặt cầu cứu. Bác tiều trèo xuống, tiến lại gần rồi lấy tay thò vào cổ họng ta, móc ra chiếc xương bò to bằng cánh tay. Ta cảm thấy nhẹ nhàng như trút được một gánh nước. Sau đó, bác tiều bỏ đi và chỉ nói lại một câu: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé.". Sáng hôm sau, ta khoẻ mạnh như thường, và lại tiếp tục đi kiếm mồi. Săn được một con nai to, nhớ lời bác tiều, ta đem đặt nai trước cửa nhà bác. Cứ như vậy, thỉnh thoảng ta lại mang mồi ngon đến với bác. Mười năm thấm thoắt trôi qua. Rồi một hôm, khi ta mang lợn đến nhà mới hay bác đã qua đời. Hôm sau, từ xa, ta thấy rất nhiều người đứng quanh chiếc quan tài, bên cạnh một hố sâu. Ta chạy lại, đứng trên hai chân sau và gầm thét. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Ta ngồi rất lâu cạnh quan tài, dụi đầu vào nó để tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, ta đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ vào rừng sâu, lòng đầy thương cảm. Từ đó về sau, cứ đến ngày giỗ bác tiều, ta lại đem lợn hoặc dê đặt trước cửa nhà bác.

8 tháng 12 2017

Ta là chúa sơn lâm của chốn rừng xanh. Bây giờ, ta đã già rồi, nhưng ta vẫn không sao quên được ân nhân đã cứu sống ta. Đó là bác tiều tốt bụng tên Mỗ.Các cháu phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khản, hoạn nạn.

Hôm đó, ta rất đói bụng, may mắn thay, ta vớ bẫm được một con bò lớn. Ta lao vào bắt nó, sau một hồi vật lộn, ta lôi con bò ra gần gốc cây rồi vui vẻ đánh chén. Đang ăn thì chợt có một chiếc xương to bị mắc ngang cổ họng khiến ta rất khó chịu. Chẳng biết làm thế nào, ta cho tay vào cổ họng móc xương ra. Nhưng dường như, ta không thích hợp để làm việc này. Ta loay hoay mãi mà chiếc xương vẫn không ra. Bàn tay ta to quá nên càng móc, chiếc xương lại càng vào sâu. Những nanh vuốt sắc nhọn chỉ làm cho cổ họng ta thêm đau đớn. Ta lãn lộn trên đất khiến cát bụi bay mù mịt, những cành cây xung quanh giập nát. Chốc chốc, ta lại cho tay vào họng móc thử mong là nó sẽ ra, nhưng đều bất lực. Đến lúc ta cảm thấy tuyệt vọng rồi, thì có một bác tiều từ xa tới. Bác ta bước đi lảo đảo, mặt đỏ gay. Chắc bác ta đang say rượu. Thấy ta móc họng, máu me trào ra, bác tiều liền trèo lên cây, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho." Hiểu ý của bác, ta nằm phục xuống, há to miệng nhìn bác tiều với vẻ mặt cầu cứu. Bác tiều trèo xuống, tiến lại gần rồi lấy tay thò vào cổ họng ta, móc ra chiếc xương bò to bằng cánh tay. Ta cảm thấy nhẹ nhàng như trút được một gánh nước. Sau đó, bác tiều bỏ đi và chỉ nói lại một câu: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé.". Sáng hôm sau, ta khoẻ mạnh như thường, và lại tiếp tục đi kiếm mồi. Săn được một con nai to, nhớ lời bác tiều, ta đem đặt nai trước cửa nhà bác. Cứ như vậy, thỉnh thoảng ta lại mang mồi ngon đến với bác. Mười năm thấm thoắt trôi qua. Rồi một hôm, khi ta mang lợn đến nhà mới hay bác đã qua đời. Hôm sau, từ xa, ta thấy rất nhiều người đứng quanh chiếc quan tài, bên cạnh một hố sâu. Ta chạy lại, đứng trên hai chân sau và gầm thét. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Ta ngồi rất lâu cạnh quan tài, dụi đầu vào nó để tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, ta đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ vào rừng sâu, lòng đầy thương cảm. Từ đó về sau, cứ đến ngày giỗ bác tiều, ta lại đem lợn hoặc dê đặt trước cửa nhà bác.

25 tháng 10 2018

ý nghĩa chi tiết niêu cơm thần trong truyện cổ tích thạch sanh

-Sự tài giỏi của Thạch Sanh

-Thể hiện tấm lòng nhân đạo,tư tưởng yêu chuộng hòa bình

25 tháng 10 2018

-Niêu cơm thần có khả năng phi thường khiến quân giặc phải ngạc nhiên,khâm phục

-Niêu cơm thần chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh -> sự thần kì trong vũ khí đánh giặc

-Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo,yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta

Chúc bạn học tốt

Bài làm

Ý nghĩa 2 chi tiết tiếng đàn, niêu cơm truyện Thạch Sanh

– Tiếng đàn

Đây chính là tiếng đàn có sức mạnh kỳ lạ đã nhiều lần giải oan cho Thạch Sanh, khi Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã giúp vạch mặt Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc. Tiếng đàn trên còn làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược.

Chi tiết tiếng đàn có sức mạnh kỳ diệu và là một nhân tố góp phần vào sự thành công của truyện.

– Nồi niêu cơm

Thể hiện được sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời qua chi tiết niêu cơm thể hiện sự thân thiện, nhân đạo và mong muốn hòa bình của nhân dân ta. Chi tiết niêu cơm cũng thể hiện tiềm năng sức mạnh to lớn của nhân dân.

7 tháng 12 2017

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc lien bay thang ve troi

28 tháng 11 2016

Hổ được gọi là Ông Ba mươi. Trong hình tượng nghệ thuật về Hổ luôn thể hiện cái “dữ” biểu hiện cho sức mạnh oai linh của sự trừng phạt (với tà đạo), vì vậy hình tượng Hổ được thờ trong văn hóa tâm linh dân gian (vạn vật hữu linh). Giới tính của Hổ thờ không đề cập trong cách diễn tả, cũng như biểu tượng Rồng.

4 tháng 12 2016

khocroi