K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2020

a, Chép chính xác 3 câu thơ còn lại:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

b,Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.

c,Bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh là một bài thơ hay mang đến cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Bác. Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó rất yên ắng, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, chỉ khi ấy thì  Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Trong không gian tĩnh mịch với vẻ đẹp yên ả, bình lặng của thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ như bị khuấy động. Bác trăn trở không phải vì cảnh sắc thiên nhiên mà trăn trở vì nỗi lo nước nhà chưa được độc lập. Trong mọi hoàn cảnh, Người vẫn luôn lo nghĩ về non sông. Tấm lòng rộng mở ấy của Bác thật khiên người ta cảm động và nể phục.


 

Tham khảo

Các biện pháp tu từ: 

- Điệp ngữ: lồng, chưa ngủ

- So sánh: tiếng suối - tiếng hát, cảnh vật đẹp - bức tranh

⇒Tác dụng:

- Điệp ngữ 'lồng' tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm.

- Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ vĩ đại lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.

- So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi.

- So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cài nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ

 

2 tháng 1 2022

Tham khảo

Biện pháp tu từ điệp ngữ : "Vì"

Tác dụng : 

 - Nêu lên mục đích chiến đấu của các chiến sĩ

- Cảm xúc lắng sâu lại tìm về ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh.

5 tháng 1 2022

thank

18 tháng 12 2019

Ai nhanh mk cho 5 k luôn!

18 tháng 12 2019

Ai nhanh mk cho 5 k luôn!

Khổ đầu :

Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "nghe"

Tác dụng: nhấn mạnh niềm vui, sự phấn chấn của người lính khi nghe thấy tiếng gà gợi về những âm thanh kỉ niệm.

Khổ cuối

Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "vì"

Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài thơ đồng thời tạo tính nhịp điệu cho đoạn thơ. Qua đó nhấn mạnh tình yêu bà, yêu gia đình, xóm làng, mở rộng ra là tình yêu quê hương, đất nước của người cháu.

 

19 tháng 1 2022

Tham khảo nha^^ 

*Khổ thơ đầu

Biện pháp tu từ: nhân hóa tác dụng làm cho câu văn hay hơn sinh động hơn

*Khổ thơ cuối

Biện pháp tu từ: Điệp ngữ tác dụng nhấn mạnh lí do chiến đấu của người chiến sĩ                       

4 tháng 7 2021

Các biện pháp tu từ: 

- Điệp ngữ: lồng, chưa ngủ

- So sánh: tiếng suối - tiếng hát, cảnh vật đẹp - bức tranh

Tác dụng:

- Điệp ngữ 'lồng' tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm.

- Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ vĩ đại lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.

- So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi.

- So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cài nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ.