Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa xuân nho nhỏ:
Phép tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc - “Đất nước như vì sao”. Sao là nguồn sáng kì diệu của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế là tác giả đã ca ngợi đất nước đẹp lung linh tỏa sáng như vì sao với tư thế đi lên.
*Bổ sung nghệ thuật trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" cho bạn Trần Mạnh :
Nghệ thuật ẩn dụ (2 câu cuối của bài ) chuyển đổi cảm giác được sử dụng tài tình khiến cho tiếng chim như đọng thành hình thành khối, long lanh thánh thót rơi xuống đôi bàn tay trân trọng, nâng niu của nhà thơ.
ước nguyện cống hiến trong khổ 4 " viếng lăng Bác"- Viễn Phương và khổ 4,5 trong "mùa xuân nho nhỏ".
Thiên nhiên vạn vật với vẻ đẹp hấp dẫn, phong phú luôn là nguồn đề tài thu hút, khơi nguồn cảm hứng ở các tác giả. Đặc biệt là khoảnh khắc giao mùa, những tâm hồn tinh tế nắm bắt trọn vẹn khoảnh khắc mùa cũ qua đi, mùa mới ghé đến. Bằng tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, Thanh Hải đã nắm bắt trọn vẹn vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế mộng mơ. Nó được thể hiện đặc biệt rõ trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Mùa xuân nho nhỏ được viết vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Hoàn cảnh đó giúp ta càng hiểu rõ hơn lòng yêu cuộc sống thiết tha của tác giả. Ông vẫn mở rộng mọi giác quan để cảm nhận đầy đủ nhất vẻ đẹp của thiên nhiên, vạn vật.
Viết về đề tài mùa xuân, không phải là một đề tài hiếm có trong thơ ca. Ta từng biết đến mùa xuân rộn ràng sắc hương trong thơ Nguyễn Bính:
Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo
Đối má hồng lên nhí nhảnh cười.
Còn đối với Thanh Hải, ông cảm nhận một mùa xuân rất riêng, rất Huế với sắc tím dịu dàng, đằm thắm:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Thiên nhiên đẹp đẽ, là sự hòa phối hài hòa giữa các màu sắc. Giữa dòng sông xanh là sắc tím biếc của loài hoa lục bình. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh vào sức sống mạnh mẽ, sự trỗi dậy của thiên nhiên. Đồng thời cũng khiến cho sự biến chuyển của sắc hoa thêm rõ nét. Hòa vào khung cảnh yên bình, đậm chất Huế là tiếng chim hót vang trời ngưng đọng thành từng giọt long lanh. Hình ảnh giọt long lanh là một hình ảnh thơ đa nghĩa, vừa có thể hiểu là tiếng chim hót ngưng đọng thành giọt, nhưng cũng có thể hiểu là giọt mưa xuân. Đứng trước khung cảnh ấy, tác giả không khỏi bồi hồi, xúc động. Ông ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên, nâng niu, trân trọng từng khoảnh khắc xuân về:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Đôi tay tác giả đầy nâng niu, trân trọng hứng lại giọt âm thanh, hứng lấy giọt mùa xuân của thiên nhiên. Đồng thời hành động ấy cũng cho thấy sự níu giữ, yêu tha thiết mùa xuân, cuộc đời của tác giả. Với hoàn cảnh lúc bấy giờ, tác giả đang nằm trên giường bệnh, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, ta lại càng thấy rõ hơn tình yêu quê hương, yêu cuộc sống ở ông.
Từ mùa xuân của thiên nhiên, Thanh Hải dần chuyển sang cảm nhận mùa xuân của đất nước. Đối tượng hướng đến không chỉ dừng lại là các sự vật hiện tượng mà hướng đến những con người gầy dựng lên mùa xuân:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.
Mỗi một cặp câu thơ nhắc đến một nhiệm vụ lúc bấy giờ: nhiệm vụ chiến đấu và nhiệm vụ lao động sản xuất. Người cầm súng chính là những chiến sĩ anh dũng, ngày đêm bảo vệ đất nước. Họ mang trên mình những chiếc lộc nguy trang giặc, nhưng đồng thời họ cũng mang cả mùa xuân đất nước trên lưng, chiến đấu và bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến là những người ra đồng, họ là những người nông dân cần mẫn, chăm chỉ sản xuất phục vụ kháng chiến, cuộc sống. Hình ảnh lộc trải dài, cho thấy sức sống mạnh mẽ, trải dài của đất nước. Hòa trong không khí chung đó ai cũng hối hả, xôn xao. Tứ thơ như được lan tỏa không khí khẩn trương, rộn ràng. Trong hai câu thơ, Viễn Phương đã sử dụng liên tiếp điệp từ “tất cả”, từ láy hối hả, xôn xao tạo nên nhịp điệu vui tươi, hào hùng, hồi hởi. Cho thấy niềm tự hào sâu sắc của tác giả trước mùa xuân của đất nước.
Trong hai khổ thơ đầu Thanh Hải đã vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, cùng với đó là giọng điệu vui tươi, hào hứng đã vẽ nên vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và sức sống của mùa xuân đất nước. Ta không thấy một Thanh Hải ốm đau, mà là một người nghệ sĩ tràn đầy tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước. Những vần thơ khiến ta càng thêm trân trọng hơn tấm lòng của một người nghệ sĩ lớn, nhân cách lớn.
Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ thể hiện sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhiều nhà thơ viết về mùa xuân với nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau: mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân ý, Xuân lòng (Tố Hữu).
Bài thơ này, mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát khao, ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được cống hiến, làm đẹp cho đời