Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời:
Các từ đồng nghĩa là:
- Tinh ranh: tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma, khôn ngoan, khôn lỏi, ma lanh, tinh nhanh, tinh quái, tinh tướng
- Dâng: tặng, hiến, nộp, cho, biếu, đưa
- Êm đềm: Êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm, êm đềm
Tác giả lựa chọn các từ in đậm mà không sử dụng các từ đồng nghĩa với chúng vì các từ in đậm thể hiện được sắc thái ý nghĩa phù hợp nhất với nội dung của bài văn.
**** nha
1. Câu số 1 dùng biện pháp nghệ thuật gì?
Câu số 1 dùng biện pháp so sánh.
2. Câu 2 câu 3 dùng biện pháp nghệ thuật gì?
Câu số 2 và 3 dùng biện pháp nhân hóa.
3.Câu 1;2;3 liên kết với nhau bằng cách nào?
Câu 1,2,3 liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ: từ Cây rơm.
4.Từ nó ở câu 4 thay thế cho các từ nào ở câu trên?
Từ nó ở câu 4 thay thế cho các từ: Cây rơm
5. Câu số 3 là câu đơn hay câu ghép?
Câu số 3 là câu đơn
Đọc đoạn văn Cây rơm (SGK TV5 tập 1 trang 167):
a) Những từ đồng nghĩa với những từ in đậm là:
- tinh ranh: khôn khéo, tinh khôn, láu lỉnh...
- dâng: cho, tặng, biếu
- êm đềm: êm ấm, êm dịu, êm êm
b) Nhà văn chọn những từ tinh ranh, dâng, êm đềm mà không chọn những từ đồng nghĩa với các từ ấy là vì không có một từ đồng nghĩa nào có sắc thái biểu đạt cũng như sắc thái biểu cảm phù hợp với văn cảnh của đoạn văn.
tinh ranh
tinh khôn, ranh mãnh, khôn ngoan, ranh ma.
dâng
hiến, tặng, biếu, cho, nộp, cống
êm đềm
êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm.
Giải thích vì sao nhà văn chọn 3 từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) nói trên mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó.
- Không thể thay “tinh ranh" bằng những từ khác vì “tinh ranh” dùng để chỉ vừa khôn, vừa nghịch nhưng nghiêng về nghịch nhiều hơn. Cũng không thể dùng “khôn ngoan” vì nghiêng về “khôn” nhiều hơn, còn “ranh mãnh, ranh ma” cũng được dùng chỉ khôn, tuy nhiên lại không ngoan.
- Từ “dâng” dùng đúng nhất vì nó thể hiện cách cho rất trân trọng, thanh nhã ...
- Từ “êm đềm” dùng đúng nhất vì nó vừa diễn tả cảm giác dễ chịu của cơ thể, vừa diễn tả cảm giác dễ chịu về tinh thần của con người.
1 Nếu gặp bác Lê, em sẽ ca ngợi và chia sẻ với bác đồng thời cũng sẽ giúp đỡ bác cho hoàn cảnh gia đình bác bớt khó khăn hơn
2 tuy bác Lê nghèo khó nhưng bác không kiêu căng phàn nàn một câu gì
Phép liên kết trong đoạn văn trên là: phép lặp, phép thế, phép nối.
Phép liên kết trong đoạn văn trên : phép lặp, phép thế, phép nối.