Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án là D
Lá có hình dạng bản, mỏng → hấp thụ được nhiều ánh sáng và thuận lợi cho khí khuếch tán ra vào
tham khảo :
STT | Tên bộ phận | Thú ăn thịt | Thú ăn thực vật |
1 | Răng | -Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương. Răng nanh nhọn và dài, cắm vào con mồi và giữ mồi cho chặt -Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành các mảnh nhỏ để dễ nuốt. Răng hàm nhỏ ít được sử dụng.. | -Răng nanh giống râng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này ti lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chật cỏ (trâu). -Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ khi nhai. |
2 | Dạ dày | -Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn -Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học giống như trong dạ dày người.
| -Da dày thỏ, ngưa là da dày đơn (1 túi). -Dạ dày trâu, bò có 4 túi. ở đây, dạ dày được tiêu hoá cơ học, hoá học và đặc biệt còn được biến đổi về mặt sinh học nhờ các vi sinh vậtử
|
3 | Ruột non | - Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của thú ăn thực vật. - Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người. | - Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt. - Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.
|
4 | Manh tràng | Manh tràng (ruột tịt) Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hoá thức ăn. | Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng. |
b) Nhận xét chung về tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật
- Thú ăn các loại thức ăn khác nhau nên ốns tiêu hoá cũng biến đổi thích nghi với thức ăn. Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học.
- Thú ăn thực vật có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển ; dạ dày một ngăn hoặc bốn ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hoá cơ học, hoá học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
Đáp án là D
Lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn
- Ở thực vật, hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ là mạch gỗ và hệ thống vận chuyể n dòng mạch rây là mạch rây. Ở động vật, hệ thống vận chuyển máu là tim và mạch máu (động mạch, mao mạch và tĩnh mạch).
- Ở thực vật, động lực vận chuyển dòng mạch gỗ là áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với mạch gỗ. Động lực vận chuyển dòng mạch rây là chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả...). Ở động vật có hệ tuần hoàn, động lực vận chuyển máu đi đến các cơ quan là sự co bóp của tim. Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.
- Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), O2 và thải các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, CO2 ), nhiệt. Hệ tiêu hoá tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể vào hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp tiếp nhận O2 chuyển vào hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và O 2 đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. Các chất dinh dưỡng và O2 tham gia vào chuyển hoá nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2 . Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến hệ bài tiết để bài tiết ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.
Đáp án C
Máu di chuyển được nhờ tim, mà máu vận chuyển một chiều do cấu tạo của tim để cho máu có thể vận chuyển một chiều, đặc biệt tim có 4 ngăn 2 tâm thất, hai tâm nhĩ, nhờ cấu tạo các van tim giúp cho máu không chảy ngược trở lại trong quá trình co bóp, máu được lưu thông một chiều. Ngoài ra còn có hệ thống van tổ chim trong tĩnh mạch. Trên tĩnh mạch có rất nhiều van hệt như van tim, các van này cách nhau một khoảng cách nhất định, làm nhiệm vụ ngăn máu chảy ngược. Tĩnh mạch được bố trí sao cho chúng được bao bọc bởi các cơ. Khi cơ co bóp (đi bộ, hoạt động) sẽ đẩy máu về tim; trong trường hợp không vận động, hệ thần kinh đều đặn truyền tín hiệu cho các cơ co thăt, rất nhẹ, đủ để đưa máu về tim.
Thành động mạch dày, có nhiều sợi đàn hồi-> có tính đàn hồi-> chịu dduoiwcj áp lực máu lên thành mạch lớn -> giúp máu chảy trong động mạch liên tục.
Thành mạch có lớp cơp trơn -> có tính co thắt -> mạch máu có thể thay đổi tiết diện-> điều hòa lượng máu trong hệ mạch và đến cơ quan