Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Công lao lớn nhất của Ngô Quyền là đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập ; Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp "Loạn 12 sứ quân", xoá bỏ tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất đất nước.
Bạn phải gọi Quốc Triều Hình Luật cho khái quát hơn dù nó sinh từ thời sơ khởi của họ Lê triều .
Luật được in năm 1777 (Cảnh Hưng thứ 38) mà Phan Huy Chú đã ghi lại trong Lịch triều hiến chương loại chí sau khi họ nghiên cứu thiên Hình luật chí trong cuốn sách này của ông cũng như bản chép tay của Quốc triều hình luật. Theo Vũ Văn Mẫu, Quốc triều hình luật được ban bố lần đầu tiên trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) và có lẽ vào thời gian cuối của niên hiệu này.
Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi chung mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức.
Theo y kiến của Vũ Văn Mẫu chủ yếu dựa vào ý kiến của Phan Huy Chú viết về việc ban hành dưới thời Lê, bộ Hồng Đức hình luật và lời đề tựa của vua Gia Long triều Nguyễn cho bộ Hoàng Việt luật lệ, trong đó ông đánh giá rất cao bộ luật cổ này và gọi nó là bộ luật Hồng Đức như chúng ta hay gọi cho đến nay.
Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật Đại Việt thời Lê khá gần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Cụ thể: Khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình, dòng họ. Thứ hai là các quan hệ thừa kế theo di chúc (các điều 354, 388) và thừa kế không di chúc (thừa kế theo luật) với các điều 374-377, 380, 388. Điểm đáng chú ý trong bộ luật Hồng Đức, người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai(trong trường hợp người con trai trưởng mất hoặc chết trước đó - Xem thêm Lịch Triều Hiến Chương Loại chí -Tập 2 - Hình Luật Chí). Đây là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến khác. Thứ ba, bộ luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, gồm có: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng. Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho bên còn sống nếu một trong hai vợ hoặc chồng chết trước. Thừa kế chính là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê.
Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước
Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt,
- Đối với ruộng công:
- Ruộng hạng nhất nộp 150 bát thóc
- Ruộng hạng nhì nộp 80 bát thóc
- Ruộng hạng ba nộp 50 bát thóc
- Ngoài ra mỗi mẫu phải nộp tiền thật vật 1 tiền và tiền khoán làm kho 50 đồng.
- Đối với ruộng tư:
- Ruộng hạng nhất nộp 40 bát thóc
- Ruộng hạng nhì nộp 30 bát thóc
- Ruộng hạng ba nộp 20 bát thóc
- Ngoài ra mỗi mẫu phải nộp tiền thật vật 1 tiền và tiền khoán làm kho 30 đồng.
Ngoài thuế và tiền thật vật, làm kho, nông dân không phải nộp thêm khoản tiền nào khác. Chính sách đơn giản này góp phần làm giảm gánh nặng đóng góp cho nhân dân, khiến đời sống dễ chịu hơn[2].
Ngoài ra, triều đình còn ban lệnh các địa phương phải đảm bảo giải quyết hết diện tích ruộng đất bỏ hoang, nếu hết thời hạn vẫn bỏ hoang không khai khẩn thì ruộng công sẽ chiếu theo ngạch thuế thu gấp đôi, nếu là ruộng tư thì thu thành ruộng công[3].
Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]
Nhờ chính sách này, sản xuất nông nghiệp bước đầu được khôi phục. Đến vụ mùa năm 1791, mùa màng thu hoạch khá tốt, một nửa số địa phương trong nước khôi phục được cảnh như thời thái bình trước đây[4].
Bài Phú tụng Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng đã ghi lại thành tựu này:
Tới Mậu Thân từ rỡ vẻ tường vân, sông núi khắp nhờ công đãng địch
Qua Canh Tuất lại tưới cơn thời vũ, cỏ cây đều gợi đức chiêm nhu
Tuy nhiên, chính sách "khuyến nông" của Quang Trung vẫn chưa giải quyết được toàn bộ vấn đề ruộng đất cuối thế kỷ 18, vì chưa đụng đến quyền sở hữu ruộng đất của giải cấp địa chủ, chỉ tịch thu ruộng đất tư bỏ hoang quá hạn và ruộng đất của những phần tử chống đối[4]. Nhưng xét trong bối cảnh đương thời, việc chia ruộng đất công cho dân có điều kiện sản xuất, chấm dứt tình trạng phân tán đã mang ý nghĩa tích cực nhất định và hiệu quả nhất định[4].
Chúa Nguyễn ở Nam Bộ[sửa | sửa mã nguồn]
Chính sách[sửa | sửa mã nguồn]
Từ khi tái chiếm Nam Bộ, Nguyễn Ánh đã bắt đầu thi hành các chính sách phát triển nông nghiệp vào giữa năm 1789.
Đến tháng 6 năm 1789, Nguyễn Ánh đưa ra chính sách lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng trên cơ sở số lớn đất đai phì nhiêu nhưng lại bị bỏ hoang nhiều[5][6]. Nguyễn Ánh cho đặt nhóm quan điền toán gốm 12 người (một số vị nổi bật là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu, Hoàng Minh Khánh) để đi bốn dinh miền Nam là Phiên Trấn, Trấn Biên, Trấn Vĩnh, Trấn Định để đốc thúc nhân dân làm việc nông nghiệp, phàm ai lười biếng sẽ bị bắt sung quân[7].
Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn đề ra chính sách: nếu người hoặc nhóm người làm ruộng đất tốt thu trên 100 thùng lúa, còn ruộng đất xấu thu trên 70 thùng lúa thì sẽ được thưởng như sau: dân thường sẽ được miễn việc xâu (những việc quan lại cần nhân công địa phương làm như đào kênh, đắp thành) một năm; phủ binh thì sẽ được miễn đi đánh nhau một năm. Còn với những người dân không ở trong sổ bộ quản lý của địa phương cũng có thể làm ruộng dưới sự chăm sóc của quan điền toán và được xem như là một người lính; nếu như họ thiếu vốn thì cũng có thể được cho vay trả sau[6].
Từ tháng 10 năm 1790, binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp khi phép Ngụ binh ư nông được thi hành[8]. Binh lính được khuyến khích cầy cấy để tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh[6]. Nhóm Trung Quân và các nhóm thủy quân được cử đến khai thác vùng Thảo Mộc Câu (sông Vàm Cỏ ngày nay) lập ra trại Đồn Điền dưới sự chỉ huy của chánh cơ Nguyễn Bình. Trại này được nhà nước trợ cấp dụng cụ và giống cây, phần thu hoạch được sẽ sung vào kho công. Các quan địa phương khác cũng phải lập đội đồn điền và nộp thuế theo hạn mức 6 hộc lúa mỗi người trong đội; bất cứ ai tuyển được 10 người trở lên sẽ được làm quan quản trại và trừ tên trong sổ làng (tức là khỏi đi lính)[9].
Để có thêm lúa gạo phục vụ chiến tranh, Nguyễn Ánh cho đặt thêm thuế phụ ngoài thuế ruộng (thuế điền) một năm hai kỳ thu là thuế thị túc và thị nạp. Mức thu như sau[9]:
- Năm 1792, từ một tới năm phương lúa trên một người
- Năm 1799, vùng Bình Định và Phú Yên nộp 17 thăng gạo cho mỗi mẫu ruộng
- Năm 1800, mỗi người ở Gia Định nộp hai phương gạo (riêng người già và tàn tật thì chỉ nộp một nửa). Ruộng mỗi mẫu sẽ nộp 1 phương gạo.
Tới năm 1791, Nguyễn Ánh cho đặt một lệ về việc khẩn hoang rằng ba năm đầu từ ngày khẩn hoang sẽ miễn thuế. Ai muốn khẩn hoang phải nộp đơn trước 20 ngày, sau hạn này ruộng sẽ giao cho binh lính, dân chúng không được quyền tranh chấp nữa[10].
Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]
Các chính sách cải cách nông nghiệp này đã khiến việc sản xuất lúa gạo ở vùng Gia Định tăng cao và giúp rất lớn cho việc chiến tranh với Tây Sơn của Nguyễn Ánh. Sử gia Tạ Chí Đại Trường nhận xét những việc trên như sau: "...chính sách đồn điền nhằm vào việc khai phá đất đai làm ruộng bằng cách khiến mọi người không dừng được, phải tham gia với sự đôn đốc, kiểm soát, trợ giúp của chính phủ. Đó là một chính sách nông nghiệp cưỡng ép, có từ xưa nhưng bây giờ lại được áp dụng trên một quy mô rộng lớn, khiến vùng Gia Định trở nên phồn thịnh, sản xuất dồi dào quyến rũ được đám dân nghèo đói Bình Thuận, Phú Yên bỏ xứ chạy vào làm tăng dân số, uy tín nội bộ cho Nguyễn Ánh, để dư gạo giúp Xiêm đói, giúp Thanh đánh Tây Sơn và cuối cùng để đủ binh lương cho quân lính dùng khi tràn ra phía Bắc đánh đám người kiệt hiệt đã làm ông khốn đốn khi xưa[11].
Đánh giá chung về thành quả khai khẩn mà Nguyễn Ánh đã làm ở miền Nam Việt Nam, sử gia Trần Trọng Kim nhận xét: Cách Nguyễn Vương khai khẩn đất Gia Định thật là khôn khéo, khiến cho đất Nam Việt trước là một chỗ đất bỏ hoang, không có người ở, mà sau thành ra một nơi rất đông người và rất trù phú trong nước Nam ta[7
- Tình cảm nhân đạo là một nét truyền thống sâu đậm của văn học Việt Nam.
- Tình cảm nhân đạo trong văn học đã phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn mà chế độ
phong kiến bộc lộ sự khủng hoảng trầm trọng như ở thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.
Văn học giai đoạn này đã thể hiện nỗi thống khổ và số phận chìm nổi của nhiều tầng lớp
người trong xã hội đầy rối ren, li loạn. Nhiều tác phẩm đã lên tiếng mạnh mẽ bênh vực
cho quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về
hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn phép của
tư tưởng và lễ giáo phong kiến.
- Tiêu biểu cho tư tưởng, tình cảm này có thể kể đến các tác giả với những tác
phẩm kiệt xuất là kết tinh của nhiều thế kỉ văn học dân tộc: Nguyễn Du với Truyện Kiều,
Hồ Xuân Hương với thơ Nôm, Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm khúc, Đặng Trần
Côn– Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm khúc…
II/ Phân tích, chứng minh qua các văn bản “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương; “Sau
phút chia li” của Đặng Trần Côn– Đoàn Thị Điểm…
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống của con người, đặc biệt là
người phụ nữ.
+ Vẻ đẹp hình thể đầy đặn duyên dáng, tâm hồn trong sáng của người phụ nữ
thôn quê (Dẫn chứng).
- Phản ánh với nỗi thống khổ, số phận chìm nổi của nhiều tầng lớp người trong xã
hội đầy rối ren, li loạn.
+ Số phận “bảy nổi ba chìm”, long đong, lận đận như thân cò tội nghiệp. (Dẫn
chứng)
+ Cảnh ngộ đôi lứa chia li đầy bi kịch vì chiến tranh loạn lạc, người vợ thương
chồng phải dấn thân vào “cõi xa mưa gió”, và tủi phận cho mình phải sống lẻ loi, cô đơn
một mình một bóng suốt năm canh . (Dẫn chứng).
4 - Tố cáo sâu sắc, đanh thép xã hội phong kiến bất công tàn bạo, đặc biệt là lễ giáo
phong kiến.
- Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, dù cao sang hay thấp hèn đều phụ
thuộc vào quyền định đoạt lễ giáo “tam tòng” hà khắc. ( Dẫn chứng).
- Những cuộc chiến tranh phi nghĩa của các tập đoàn phong kiến đương thời đã đẩy
đất nước vào “cơn gió bụi”, khiến đôi lứa phải chia lìa. (Dẫn chứng).
- Lên tiếng mạnh mẽ bênh vực cho quyền sống của con người, đặc biệt là người
phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính
nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn phép của tư tưởng và lễ giáo phong kiến.
+ Ca ngợi phẩm chất thủy chung, son sắt, chịu thương chịu khó của người phụ nữ.
(Dẫn chứng).
+ Trân trọng khát vọng được sống trong tình yêu hạnh phúc, trong hòa bình yên vui. (Dẫn chứng).
2. em tán thành .
a) Phải thết đãi bạn nhiều món ngon vì lâu rùi ko gặp bạn thân của mình .
b) CHo thấy tác giả :
- chợ xa trẻ ko ở nhà --> Cảnh nhà neo đơn
- Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
--> Tuổi già sức yếu
Cải chửa ra cây , cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa [..!]
-->Cây chỉ chợp lớn . Tíêc thay , đó lại ko giúp tác giả bày tỏ tấm lòng của mình
--> Tác giả đang muốn làm phai nhạt đi những thứ mang giá trị về vật chất .
c) Quan niệm về tình bạn :
''bác đến chơi đây , ta với ta ''
--> Câu thơ thể hiện tình bạn thắm thiết bất chấp mọi điều kiện về vật chất .
d) Tình cảm cao quý , chân thực đậm đà . Giao tiếp không màu mè của xã hội
Thời kỳ cầm quyền của nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) là hai triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay. Nhiều sách sử cho rằng triều đại nhà Lê mới là triều đại mạnh nhất, nhưng đa số người đọc đã bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm: sự thịnh vượng và tập trung quyền lực. Triều đại nhà Lê là quãng thời gian quyền lực của vua đạt đến tối cao, tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng đời sống của dân chúng đạt được sự thịnh vượng. Ngược lại trong giai đoạn Lý – Trần, mặc dù quyền lực của triều đình không bao trùm lên toàn bộ đời sống nhưng đời sống xã hội lại vô cùng phát triển. Và ở đây, tôi muốn bàn đến sự thịnh vượng chứ không phải sự tập quyền.
Trong thời Mạc, Nho giáo dù vẫn được coi là đạo trị nước chủ yếu, nhưng giai cấp thống trị, tầng lớp Nho sĩ cũng như dân thường đã giảm sút niềm tin vào Nho giáo và sự biện hộ của Nho giáo đối với những nguyên tắc cơ bản của chế độ quân chủ tập quyền. Lúc này, Nho giáo tỏ ra không đủ sức giúp nhà vua trị nước, yên dân, đưa mọi người tới cảnh thái bình thịnh trị, vua sáng tôi hiền, nhân dân hoà mục. Vì thế, nhiều Nho sĩ ít hứng thú với mục đích trị quốc, bình thiên hạ, bởi mục đích này thường gắn với sự tôn quân và trung quân. Nói cách khác, giới Nho sĩ đang phân vân phải theo ai để trị quốc, bình thiên hạ. Điều này là do, vào thế kỷ XVI, ở nước ta, chính quyền đã chuyển từ tay tập đoàn phong kiến này sang tay tập đoàn phong kiến khác, nên quan niệm trung quân trong kinh điển của Nho giáo phải được giải thích lại cho phù hợp với thực tế biến động của thời đại.
Thế kỷ XVI và XVII là thời đầy biến động của xã hội Việt Nam. Chiến tranh xảy ra liên miên giữa các tập đoàn phong kiến, từ cuộc chiến tranh Trịnh – Mạc cho đến Trịnh – Nguyễn, làm đảo lộn đời sống xã hội. Nho giáo, mặc dù trước đó có ảnh hưởng rất lớn ở Việt Nam nhưng lúc này, đã bộc lộ những hạn chế, dần mất vị trí của mình, tạo điều kiện cho sự phát triển Phật giáo, Đạo giáo… Tuy nhiên, suốt từ thời Mạc cho đến Lê trung hưng, Phật giáo, Đạo giáo hay bất cứ một tôn giáo nào khác cũng vẫn không thay thế được Nho giáo ở cương vị của một đạo trị nước, một học thuyết về quản lý xã hội. Điều đó lý giải cho sự tồn tại của Nho giáo trong xã hội phong kiến ở nước ta.
Ảnh minh họa
Chế độ phong kiến Việt Nam thời Lê sơ hưng thịnh suốt thế kỷ XV và đạt đến đỉnh cao vào thời Lê Thánh Tông. Nhưng, bước sang thế kỷ XVI và tiếp đến thế kỷ XVII, nó bắt đầu khủng hoảng và suy thoái. Điều đó khiến cho Nho giáo, với tư cách hệ tư tưởng thống trị của chế độ phong kiến Việt Nam lúc ấy, cũng phải có những thay đổi cho phù hợp với tình thế. Do đó, vào thời kỳ này, nhiều vấn đề về nội dung và hình thức tồn tại của Nho giáo ở Việt Nam đã xuất hiện.
Như chúng ta đã biết, từ khi Lê Hiển Tông mất (1504) cho đến lúc Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1527), có năm đời vua Lê thay thế nhau, gắn liền với những cuộc nội chiến tàn khốc để tranh giành quyền lực. Các vua Lê do không nắm được quyền lực, nên quyền bính của triều đình nhà Lê không rơi vào tay Mạc Đăng Dung thì cũng rơi vào tay tập đoàn phong kiến khác. Do đó, có thể nói, sự kết thúc của vương triều Lê vào lúc này là điều không tránh khỏi.
Nhà Mạc thay thế nhà Lê vẫn tiếp tục giương cao ngọn cờ Nho giáo, coi Nho giáo là cơ sở cho mọi hoạt động chính trị của mình. Nhưng trước sự thay thế vương triều Lê bằng vương triều Mạc, thái độ của các Nho sĩ có sự phân hoá. Nhiều Nho sĩ kiên quyết bộc lộ sự trung thành với triều Lê bằng việc chống đối hoặc phỉ báng Mạc Đăng Dung, rồi sẵn sàng nhận lấy cái chết. Có những Nho sĩ bỏ quan về ẩn cư nơi thôn dã. Nhưng cũng có một bộ phận Nho sĩ tiếp tục làm việc trong bộ máy chính quyền nhà Mạc. Trước thái độ như vậy của các Nho sĩ triều Lê, Mạc Đăng Dung muốn thông qua việc tổ chức thi cử để tuyển người cho bộ máy quan liêu mới, gắn bó hơn với nhà Mạc. Vì thế, nhà Mạc chỉ tồn tại được 65 năm mà đã tổ chức được 22 kỳ thi đại khoa, cứ ba năm một khoa. Năm 1529, dù mới làm vua được hai năm, Mạc Đăng Dung đã mở khoa thi hội đầu tiên, lấy 27 người đỗ. Cũng năm ấy, nhà Mạc bắt chước các vua Lê dựng bia tiến sĩ để khuyến khích việc học tập, thi cử. Tuy nhiên, các Nho sĩ được đào tạo và đỗ đạt trong thời Mạc không phải đều gắn bó với nhà Mạc. Trong đó, có những Nho sĩ từ quan về ở ẩn như Nguyễn Bỉnh Khiêm; có những Nho sĩ chạy sang hàng ngũ của họ Trịnh như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh.
Trong thời Mạc, Nho giáo dù vẫn được coi là đạo trị nước chủ yếu, nhưng giai cấp thống trị, tầng lớp Nho sĩ cũng như dân thường đã giảm sút niềm tin vào Nho giáo và sự biện hộ của Nho giáo đối với những nguyên tắc cơ bản của chế độ quân chủ tập quyền. Lúc này, Nho giáo tỏ ra không đủ sức giúp nhà vua trị nước, yên dân, đưa mọi người tới cảnh thái bình thịnh trị, vua sáng tôi hiền, nhân dân hoà mục. Vì thế, nhiều Nho sĩ ít hứng thú với mục đích trị quốc, bình thiên hạ, bởi mục đích này thường gắn với sự tôn quân và trung quân. Nói cách khác, giới Nho sĩ đang phân vân phải theo ai để trị quốc, bình thiên hạ. Điều này là do, vào thế kỷ XVI, ở nước ta, chính quyền đã chuyển từ tay tập đoàn phong kiến này sang tay tập đoàn phong kiến khác, nên quan niệm trung quân trong kinh điển của Nho giáo phải được giải thích lại cho phù hợp với thực tế biến động của thời đại.
Đứng trước sự thay thế của các vương triều và sự biến đổi nhanh chóng của số phận con người, các nhà Nho thời Mạc đã phải khai thác luật biến dịch trong Kinh Dịch, trong tượng số học và cả trong lý học của Tống Nho để cắt nghĩa những biến đổi của xã hội và của mỗi con người. Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà Nho uyên bác, một nhà tư tưởng lớn trong thời Mạc đã nói: "Bát quái tượng suy thiên vãng phục" (Suy tư trong tám quẻ sẽ biết hướng đi rồi lại của trời đất - Trung tân quán ngụ hứng) và "Cơ ngẫu tòng lai doanh cách hư. Âm dương tiêu trưởng nghiệm thừa trừ" (Chu Dịch hữu cảm). Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng nhiều Nho sĩ ở thế kỷ XVI đã cảm thấy sự bất lực của con người, nhất là sự bất lực của người Nho sĩ trước thời cuộc. Vì vậy, họ càng tin vào ý trời, mệnh trời và sự phụ thuộc của số phận con người vào mệnh trời. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhiều lần nhắc đến thiên cơ. Ông thường khuyên mọi người: "Được thua phú quý đều thiên mệnh. Chen lấn làm chi cho nhọc nhằn" (Thơ Nôm, tr.87). Không những giới Nho sĩ mà cả đông đảo những người bình dân cũng tin vào số trời, thần thánh và những lực lượng siêu nhiên. Quả thật, trong thời loạn, Nho giáo không giúp con người giải thích được mọi hiện tượng phức tạp trong xã hội, không tạo được niềm tin và thoả mãn được đời sống tinh thần của họ. Vì thế, Phật giáo, Đạo giáo lại có dịp phục hưng và phát triển bên cạnh sự sa sút của Nho giáo.
Lúc này, bọn vua chúa, công hầu đứng ra xây chùa và cúng ruộng vào chùa rất nhiều. Còn với các Nho sĩ, đạo Nho không còn thuần khiết và tồn tại như quan điểm duy nhất, lập trường duy nhất để nhìn nhận mọi sự vật. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kết hợp Nho gia với Đạo gia, còn Nguyễn Dữ thì kết hợp lý thuyết của Nho giáo với lý thuyết của Đạo giáo. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lụccủa Nguyễn Dữ đã nói lên sự kết hợp đó.
Nho giáo thời Mạc không chỉ quan tâm đến những vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức, mà còn chú ý cả đến những vấn đề triết học, như vận số, tình người, lý trời, âm dương bĩ thái, doanh hư, trị loạn, để giải thích những biến đổi phức tạp, mau lẹ của xã hội và đời sống con người. Vì thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải tiếp thu triết học của Tống Nho, trước hết là tiếp thu lý học của Trình Chu, tượng số học của Thiệu Ung. Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm mất, các học trò của ông đã nói lên điều đó:
"Sáu bộ thi thư suốt nghĩa bơi thuyền đến bến Hoàng Chu (Chu Hy)
Một kinh "Thái Ất thuộc lòng, đốt lửa soi gan Dương Tử (Dương Hùng)
Ngang trời dọc đất, cùng lòng Chu tể (Chu Công) tâm tư
Suy trước biết sau, học lối Nghiêu Phu (Thiệu Ung) môn hộ".
Việc xác lập vương triều Mạc không giải quyết được những mâu thuẫn xã hội, không chấm dứt được nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến mà trái lại, còn làm cho cuộc nội chiến đó trở nên gay gắt. Sau khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, các quan lại và tướng lĩnh cũ của nhà Lê đã nổi dậy ở nhiều nơi. Trong đó, nổi bật là cuộc nổi dậy do Nguyễn Kim cầm đầu. Nguyễn Kim lập Lê Duy Ninh lên làm vua, lấy danh nghĩa là khôi phục nhà Lê để tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc. Nguyễn Kim chiếm lấy vùng Thanh Hoá rồi tấn công ra Bắc. Sau khi Nguyễn Kim bị đầu độc chết, con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay. Cuộc chiến tranh giữa Trịnh và Mạc là cuộc chiến tranh giữa hai nhà nước phong kiến. Một là nhà nước phong kiến của họ Mạc ở Thăng Long, gọi là Bắc triều. Hai là nhà nước phong kiến của họ Trịnh mang danh nhà Lê trung hưng ở vùng Thanh Hoá trở vào, gọi là Nam triều. Cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc kéo dài mãi đến năm 1592. Trong lúc cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc diễn ra quyết liệt thì mầm mống của cuộc nội chiến thứ hai đã nảy sinh. Đó là mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn trong tập đoàn phong kiến Nam triều. Khi họ Trịnh diệt xong họ Mạc thì mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn trở nên gay gắt, dẫn đến cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Cuộc chiến tranh này tiếp tục lôi kéo nhân dân vào vòng binh lửa, chia cắt đất nước làm hai miền là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Chiến tranh và bạo lực đã trở thành một thủ đoạn phổ biến để tranh bá đồ vương và thanh toán lẫn nhau giữa các tập đoàn phong kiến. Vì vậy, nguyện vọng được sống trong hoà bình, ổn định của nhân dân cũng được phản ánh trong tư tưởng của các nhà Nho đương thời, thể hiện ở những quan điểm về đức trị, về nhân nghĩa. Trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ viết: "Kẻ làm vua chúa nên lấy sự chính lòng mình để làm gốc chính triều đình, chính trăm quan, chính muôn dân"(Câu chuyện đối đáp với người tiều phu ở núi Na). Còn Phùng Khắc Khoan thì nhấn mạnh: "Tranh hùng, tranh bá liên miên không ngớt, ai biết được chí khí hào hùng của nhà Nho ta. Văn hiến không coi trọng việc đánh nhau", "Như nói đến phương sách cứu nước, cứu dân thì nhân nghĩa xin dâng lên nhà vua". Nhưng trước xu thế chiến tranh và bạo lực của thời đại, thì những tiếng nói nhân nghĩa, đức trị như vậy tỏ ra mong manh, yếu ớt, không còn sinh khí, sức mạnh như tiếng nói nhân nghĩa, đức trị của các nhà Nho thời Trần và Lê sơ.
Đứng trước cuộc hỗn chiến của các tập đoàn phong kiến, các Nho sĩ phải nhận thức lại quan niệm trung quân và tư tưởng “trị quốc, bình thiên hạ” của Nho giáo cho phù hợp với thời cuộc. Lẽ dĩ nhiên, người Nho sĩ phải chọn chủ mà thờ, phải phục vụ cho một tập đoàn phong kiến nhất định. Tư tưởng chính thống của Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng nhất định trong giới Nho sĩ thế kỷ XVI và XVII. Việc Phùng Khắc Khoan từ bỏ nhà Mạc, lặn lội vào Thanh Hoá để theo nhà Lê trung hưng đã chứng tỏ điều đó. Hơn nữa, việc họ Trịnh nắm mọi quyền bính mà vẫn phải giương cao ngọn cờ “trung hưng nhà Lê” thì rõ ràng, nó không thoát khỏi sự chi phối của tư tưởng Nho giáo chính thống, mặc dù họ Trịnh qua nhiều việc làm tỏ ra thèm muốn ngôi vua.
Trong thời nội chiến, các tập đoàn phong kiến dù là Bắc triều hay Nam triều, dù là chính quyền của họ Trịnh ở Đàng Ngoài hay chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong, tất cả đều giương cao ngọn cờ Nho giáo, coi Nho giáo là cơ sở tư tưởng để đưa ra mọi chủ trương, chính sách, tổ chức và điều hành mọi hoạt động xã hội. Do đó, tập đoàn phong kiến nào cũng lo mở mang việc học hành, thi cử theo Nho học và truyền bá đạo Nho để giáo hoá nhân dân, tuyển lựa nhân tài.
Nhà Lê trung hưng lúc mới lấy được miền Nam từ Thanh Hoá trở vào đã mở ba khoa Chế khoa vào các năm 1553, 1575 và 1577, lấy đỗ 28 tiến sĩ. Sau đó, họ Trịnh lại tiếp tục mở các khoa thi Nho học để lấy nhân tài. Bước sang thế kỷ XVII, chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài vẫn tiếp tục thực hiện các quy chế giáo dục và thi cử của thời Hồng Đức, tuy có điều chỉnh, bổ sung chút ít nhưng không đáng kể. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn thực hiện việc giáo dục và thi cử theo Nho học, tuy có dựa vào quy chế của thời Hồng Đức, nhưng cũng có nhiều sửa đổi cho phù hợp với tình hình chính trị, văn hoá ở đó. Ví dụ, chính quyền đã sửa đổi học vị của những người thi đỗ cũng như tổ chức các kỳ thi. Khoa thi đầu tiên ở Đàng Trong được tổ chức vào năm 1660 lấy đỗ 5 sinh đồ, 15 hoa văn. Năm 1674, cùng với khoa thi chính đồ và hoa văn, Chúa Nguyễn lại tổ chức thi thám phong, lấy đỗ 7 người. Năm 1675, chúa Nguyễn Phúc cho mở khoa thi Chính đồ, lấy đỗ 3 giám sinh, 8 sinh đồ, 15 nhiên học, 22 hoa văn và 10 thám đạo. Những sửa đổi như vậy của việc thi cử là xuất phát từ tình hình văn hoá Đàng Trong và nhu cầu tổ chức bộ máy chính quyền của chúa Nguyễn.
Sự phục hồi Phật giáo và Đạo giáo đã xuất hiện từ thời nhà Mạc thì đến thế kỷ XVII vẫn tiếp tục gia tăng. Chúa Trịnh cũng như chúa Nguyễn đều coi trọng đạo Phật. Ở Đàng Ngoài, Trịnh Tạ cho trùng tu chùa Tây Phương. Còn ở Đàng Trong, Nguyễn Hoàng đã cho dựng chùa Thiên Mụ (1601), chùa Hoà Vang (1667) và sửa chữa chùa Mỹ Am (1692). Cũng vào thế kỷ XVII, một loạt các thiền sư Trung Quốc đã đến nước ta cả Đàng Trong và Đàng Ngoài để truyền đạo. Trong thời gian này, những dấu hiệu chứng tỏ sự hưng thịnh của Đạo giáo ở nước ta cũng xuất hiện. Đó là việc Trịnh Tạ cho trùng tu quán Trấn Võ và đúc tượng đồng Trấn Võ. Hơn nữa, vào lúc này, lại có những Nho sĩ bỏ con đường hoạn lộ đi tu tiên, như Phạm Viện là người tu tiên nổi tiếng.
Sự hưng thịnh của Phật giáo và Đạo giáo ở Việt Nam hồi thế kỷ XVII chứng tỏ rằng, Nho giáo có mặt yếu kém, hạn chế, nên phải lùi bước để giành chỗ đứng cho Phật giáo, Đạo giáo. Sự yếu kém của Nho giáo ở Việt Nam lúc này, trước hết, biểu hiện về mặt nghĩa lý. Điều đó thể hiện ở sự giảm sút niềm tin của giai cấp thống trị, của tầng lớp Nho sĩ vào giá trị và tính hiệu quả của Nho giáo trên bình diện Nho giáo là đạo trị nước và là nhân sinh quan. Với tư cách là đạo trị nước, Nho giáo vẫn không giúp cho người ta chấm dứt được cảnh loạn lạc, thực hiện sự ổn định xã hội. Với tư cách là nhân sinh quan, Nho giáo không giải thích được nguyên nhân của mọi nỗi đau khổ trên trần gian và những số phận bi đát của con người. Trong trường hợp này, thuyết thiên mệnh hay thiên lý của Nho giáo tỏ ra đơn giản, có nhiều hạn chế, không thoả mãn được yêu cầu của con người. Tuy nhiên, suốt từ thời Mạc cho đến Lê trung hưng, Phật giáo, Đạo giáo hay bất cứ một tôn giáo nào khác cũng vẫn không thay thế được Nho giáo ở cương vị của một đạo trị nước, một học thuyết về quản lý xã hội và tổ chức hành chính. Vì vậy, chính quyền của họ Trịnh ở ngoài Bắc hay của họ Nguyễn ở trong Nam vẫn phải đề cao Nho giáo và mở mang giáo dục khoa cử theo Nho học một cách đều kỳ. Do đó, hết thế hệ Nho sĩ này đến thế hệ Nho sĩ khác được tái sản xuất một cách liên tục. Đó chính là cơ sở xã hội vững chắc cho sự tồn tại của Nho giáo trong xã hội phong kiến ở nước ta.