Mọi người tham khảo nha để khi nào sang trung còn có cái để xưng hô tiện thể mik đang tuyển caca, đệ đệ, lão công ( ny ), tỷ tỷ,
Cách xưng hô khi nói chuyện với người khácVới phái nam, thường tự xưng bản thân mình là: tại hạ, tiểu sinh, nếu có tuổi thì xưng là “lão phu”, nếu là sư thì xưng là “bần tăng” hoặc “lão nạp” đối với sư có tuổi.
Đối với nữ giới thường tự xưng là tiểu nữ, bổn cô nương, người có tuổi thì xưng là “lão nương” hoặc có chồng thì là “bổn phu nhân”, nếu là ni cô thì xưng là “bần ni”.
Khi nói đến một người khác giới tính nam thì gọi là: vị huynh đài, công tử, tiểu tử, các hạ đối với nam và cô nương đối với nữ.
Trong gia đình, nếu có anh trai thì gọi là sư huynh, huynh hoặc ca ca. Gọi em trai bằng: đệ, sư đệ, hiền đệ,... Đối với chị thì gọi là tỷ, tỷ tỷ, sư tỷ. Đối với em gái thì gọi là muội hoặc sư muội, hiền muội. Nếu có anh/em/chị kết nghĩa thì thêm từ “nghĩa” vào trước danh xưng. Ví dụ anh trai kết nghĩa gọi là “nghĩa huynh”.
Anh chị em họ trong gia đình thì thêm từ “biểu” vào đằng trước. Ví dụ như chị họ là “biểu tỷ”, anh họ là “biểu ca”, em trai họ là “biểu đệ”, em gái họ là “biểu muội”.
Trong phim cổ trang, các cô gái thường được gọi là “cô nương”
Ngoài ra, cách gọi đối với chị dâu là “tẩu tẩu”, anh rể là “tỷ phu” còn em rể là “muội phu”.
Khi xưng hô giữa vợ chồng, chồng thường gọi vợ là “hiền thê” hoặc “nương tử”, vợ gọi chồng là “lang quân” hoặc “tướng công”.
Vai chú gọi là thúc, vai bác gọi là bá, cô hoặc dì gọi là a di, thím thì gọi là thẩm thẩm.
Đối với ông nội gọi là nội tổ, ông ngoại là ngoại tổ, tương tự như vậy thì bà nội là nội tổ mẫu, bà ngoại là ngoại tổ mẫu.
Cha gọi là phụ thân, mẹ là mẫu thân. Nếu có cha nuôi thì gọi là nghĩa phụ, mẹ nuôi là nghĩa mẫu.
Cha mẹ gọi con là “hài nhi” hoặc “hài tử”.
Cách xưng hô trong giang hồTrong giang hồ, nhân xưng “tôi” cũng được gọi tương tự như cách xưng hô thông thường. Với nữ giới, có thể gọi là “cô nương” hoặc “tiểu thư”, nếu tự xưng một cách khiêm tốn thì là “tiểu nữ”, không khiêm tốn có thể xưng là “ta” hoặc “bản cô nương”. Với nam giới có thể gọi là huynh đệ, huynh đài, công tử, thiếu hiệp, tiên sinh. Còn nếu nam giới tự xưng nên xưng là “tại hạ” nếu khiêm tốn hoặc xưng “ta”, “bản thiếu gia”, “bản công tử” nếu không khiêm tốn.
Cách xưng hô trong giang hồ thường gặp trong các phim cổ trang kiếm hiệp
Nếu là kẻ thù có thể xưng “ta” và “ngươi”, khi mắng kẻ khác thường gọi nữ là “nha đầu”, gọi nam là “tặc tử”, gọi người già là “lão tặc”, gọi người nhỏ tuổi hơn là “tiểu tặc”. Với kẻ thù hoặc người mình ghét, khi nói về người đó với người thứ 3 có thể gọi là hắn, y, gã,... nếu đó là nam và gọi là ả, mụ, thị, cô ta, bà ta,... nếu đó là nữ.
Cách xưng hô trong hoàng cungCách gọi vua trong hoàng cung là hoàng thượng, cha truyền ngôi cho vua hiện tại là “thái thượng hoàng” được vua gọi là “phụ hoàng”. Mẹ của vua gọi là “thái hậu”, được vua gọi là “mẫu hậu”, mẹ kế của vua là “thái phi”, bà của vua là “thái hoàng thái hậu”, tự xưng là “ai gia”. Vợ của vua là “hoàng hậu”, tự xưng với kẻ dưới là “bổn cung”.
Hoàng đế tự xưng mình là “quả nhân”, “ta”, “trẫm”. Đối với người kế vị, vua sẽ trực tiếp gọi là thái tử hoặc “đông cung thái tử”, vợ của thái tử gọi là “thái tử phi”. Bậc làm con khi xưng hô với vua, thái hậu, hoàng hậu,... tự gọi mình là “nhi thần”.
Vua gọi các bậc lão thần hay những người khác là “khanh” hoặc “nhà ngươi”, gọi vợ bé là “phi”, nếu vợ được sủng ái thì gọi là “ái phi”.
Trong cung cũng có những cách xưng hô riêng thể hiện bản sắc của dòng dõi hoàng tộc
Cách gọi các anh trai của vua là “vương”, còn khi vua gọi trực tiếp anh trai sẽ gọi là “hoàng huynh”, gọi em trai là “hoàng đệ”. Tương tự như vậy, các chị em gái của vua đều là công chúa, khi vua trực tiếp gọi chị sẽ gọi là “hoàng tỷ”, gọi em gái là “hoàng muội”. Trong triều Thanh, các hoàng tử còn được gọi là “a ka” còn công chúa là “cách cách”. Chồng của công chúa gọi là “phò mã”, vợ của vương gọi là “trắc phi” hoặc “thứ phi”.
Cách gọi trong gia đình của hoàng tộc cũng giống như cách gọi thông thường, tuy nhiên thêm chữ “hoàng” vào phía trước cách xưng hô. Ví dụ như “bác” thường gọi là “bá” thì trong hoàng cung sẽ gọi là “hoàng bá”. Ngoài ra, cậu của vua thì gọi là “quốc cữu”, vua sẽ gọi họ là “hoàng cữu phụ”. Cha vợ của vua được gọi là “quốc trượng”.
Đối với các quận vương là con trai thứ của vua chư hầu, vợ của họ là “quận vương phi”, các vợ bé gọi là “phu nhân”. Con trai của quận vương gọi là công tử hoặc thiếu gia, còn con gái gọi là tiểu thư. Đối với các quận chúa là con gái của vua chư hầu thì chồng được gọi là quận mã.
Giữa các quan thường xưng với nhau là tại hạ, khi xưng với dân thường là “bản quan” còn khi dân thường nói chuyện với quan sẽ gọi quan là “đại nhân” và tự xưng mình là thảo dân, tiểu dân hoặc hạ dân. Các quan khi xưng hô với vua sẽ gọi mình là “hạ thần” và gọi vua là “bệ hạ”.
Trong các gia đình quyền quý, ông chủ là “lão gia”, bà chủ là “phu nhân”, con gái là “tiểu thư” còn con trai là “thiếu gia”. Người hầu đi theo gia đình quyền quý gọi là “thư đồng”. Người hầu tự xưng mình là “nô tì” hoặc “nô tài” nếu ở trong cung.
Ngoài ra, vẫn còn nhiều cách xưng hô tổ tiên họ hàng dòng tộc khác khá đa dạng. Tuy nhiên, trên đây là những liệt kê khá chi tiết về các cách xưng hô phổ biến thường gặp trong phim cổ trang Trung Quốc. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về cách xưng hô trong phim cổ trang và tiện lợi hơn trong việc theo dõi.
d
A