Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.
- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.
Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện.
Dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện:
- Cách xưng hô trong tác phẩm: với ngôi thứ nhất thì người kể chuyện xưng “tôi”, còn ngôi thứ ba không có xưng hô cụ thể, người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện.
- Mức độ tham gia vào câu chuyện:
+ Với ngôi thứ nhất, người kể chuyện tham gia trực tiếp vào câu chuyện, là một nhân vật trong cốt truyện nhưng chỉ có thể nhìn nhận sự việc ở một khía cạnh nhất định.
+ Còn ngôi thứ ba, người kể chuyện sẽ xuất hiện qua những lời nói, lời bình luận bày tỏ thái độ, nắm bắt được tất cả các sự việc diễn ra và nhìn nhận câu chuyện ở khía cạnh bao quát hơn.
=> Ngôi của người kể chuyện trong tác phẩm là ngôi thứ ba.
- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.
- Phân tích:
+ Là câu chuyện về sự hiểu lầm và hóa giải sự hiểu lầm xảy ra giữa hai anh em kết nghĩa huynh đệ Quan Công – Trương Phi.
+ Ba anh em Lư – Quan – Trương kết nghĩa vườn đào, tình cảm huynh đệ sâu sắc.
+ Trương Phi thấy Quan Công hàng Tào cho là bội nghĩa, lại thấy quân mã của tào kéo đến khiến sự hiểu lầm, nghi ngờ thêm trầm trọng.
+ Quan Công chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống hóa giải nghi ngờ nơi Trương Phi.
+ Đánh giá: Câu chuyện ca ngợi tình nghĩa huynh đệ thủy chung sâu sắc, chân thành của ba anh em Lưu – Quan – Trương.
- Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan: Thanh nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với cây hoàng lan hồi ba mẹ anh còn sống, có sự xúc động khi nhận ra cây hoàng lan lúc nhỏ nay đã lớn rồi và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm khi quay về với khu vườn thân quen.
- Những chi tiết về cây hoàng lan trong câu chuyện:
+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.
+ Mùi hương thơm của hoa thoảng thoảng bay vào.
+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.
“Độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a là:
- Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.
- Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.
→ Suy đoán của người kể chuyện đã có “độ vênh” khi nghĩ Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình nhưng hành động của nàng lại khác với suy đoán ấy.
Hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện: câu hỏi vừa để hỏi chính mình vừa như hỏi chính Giăng Van-giăng. Những câu hỏi này gợi cho người đọc sự tò mò muốn biết Giăng Van-giăng đã nói gì với Phăng-tin, đồng thời dẫn dắt người đọc chìm vào cảm xúc bi thương, đồng cảm với số phận con người bất hạnh.