Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Đặc điểm không đúng với vùng ĐNB là
A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao.
B. Thị trường tiêu thụ hạn chế .
C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Câu 2. Trung tâm du lịch lớn nhất của ĐNB và cả nước là
A. Vũng Tàu B. TP Hồ Chí Minh
C. Đà Lạt D. Nha Trang
Câu 3. Trong cơ cấu GDP của ĐNB, chiếm tỉ trọng lớn nhất là khu vực
A. Nông- lâm- ngư nghiệp B. Dich vụ
C. Công nghiệp- xây dựng D. Khai thác dầu khí
Câu 4. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở ĐNB là
A. Chè B. Cà phê
C. Cao su D. Hồ tiêu
Câu 5. Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là
A. Than B. Dầu khí
C. Boxit D. Sắt
Câu 6. Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là
A. Biên Hòa B. Thủ Dầu Một
C. TP. Hồ Chí Minh D. Bà Rịa – Vũng Tàu
Câu 7. Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
A. Đát xám và đất phù sa B. Đất badan và đất feralit
C. Đất phù sa và đất feralit D. Đất badan và đất xám
Câu 8. Có một chợ đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long là
A. Chợ đêm B. Chợ gỗ
C. Chợ nổi D. Chợ phiên
Câu 9. Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng
A. 20 000km2 B. 30 000km2
C. 40 000km2 D. 50 000km2
Câu 10. Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?
A. Đồng Nai. B. Mê Công.
C. Thái Bình. D. Sông Hồng.
Câu 11. Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Thành phố Cần Thơ. B. Thành phố Cà Mau.
C. Thành phố Mĩ Tho. D. Thành phố Cao Lãnh.
Câu 12. Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh
A. Nghề rừng. B. Giao thông.
C. Du lịch. D. Thuỷ hải sản.
Câu 13. Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là
A. Sản xuất hàng tiêu dùng. B. Dệt may.
C. Chế biến lương thực thực phẩm. D. Cơ khí.
Câu 14. ĐBSCL là
A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.
C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước.
D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước.
Câu 15. Các dân tộc ít người sinh sống ở ĐBSCL là
A. Tày, Nùng, Thái. B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na.
C. Khơ me, Chăm, Hoa. D. Giáy, Dao, Mông.
Câu 16.Trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất?
A. Cơ khí nông nghiệp. B. Vật liệu xây dựng.
C. Khai khoáng. D. Chế biến lương thực, thực phẩm.
1.
- Nước ta có số dân đông-> thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thu nhập và chất lượng cuộc sống của người ngày càng tăng -> sức mua tăng, thị hiếu có nhiều thay đổi.
- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật-> điều kiện phát triển các ngành cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.
THAM KHẢO
2.
Thế mạnh
- Nguồn lao động dồi dào: dân số hoạt động kinh tế chiếm tỉ lệ lớn (có tới 45,0 triệu lao động năm 2008). Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động, đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế.
- Chất lượng nguồn lao động tăng lên:
+ Lao động qua đào tạo tăng lên từ 12,3% (1996) lên 25% (2005).
+ Người lao động cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật, có kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ (về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...).
- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang giảm.
- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động theo khu vực và thành phần kinh tế.
Hạn chế :
- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.
- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.
Nhận xét nào sau đây không phải là một mặt mạnh của nguồn lao động nước ta?
Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.
Có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề còn ít.
Nguồn lao động nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm nước ta có thêm khoảng bao nhiêu lao động?
Hơn 1 triệu lao động.
Hơn 2 triệu lao động.
Hơn 3 triệu lao động
Hơn 4 triệu lao động
Người lao động nước ta có đặc điểm là có nhiều kinh nghiệm trong
sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp.
hoạt động thương mại, vận tải, du lịch.
hoạt động du lịch, tài chính, ngân hàng.
Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm nguồn lao động nước ta?
Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.
Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
Lao động có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
Đa số lao động đã qua đào tạo, có tay nghề cao.
Nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn ở nước ta trong những năm qua?
Phần lớn lao động nước ta làm việc ở nông thôn.
Lao động thành thị chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu.
Tỉ trọng lao động ở nông thôn tăng, ở thành thị giảm.
Tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm, ở thành thị tăng.
Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động ở nước ta là
thể lực và trình độ chuyên môn.
ý thức tố chức kỉ luật chưa cao.
. trình độ ngoại ngữ, tin học yếu
thiếu tác phong công nghiệp.
Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế là do
nguồn lao động chưa thật cần cù, chịu khó.
tính sáng tạo của người lao động chưa cao.
người lao động còn thiếu nhiều kinh nghiệm.
công tác đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu.
Lao động nước ta chủ yếu làm việc trong ngành nông, lâm ngư nghiệp là do
đặc điểm nền kinh tế nước ta là nước nông nghiệp lâu đời.
cơ cấu ngành này rất đa dạng nên thu hút nhiều lao động.
ngành này có thu nhập ổn định nên thu hút nhiều lao động.
sản xuất ngành này ít gặp rủi ro nên thu hút nhiều lao động.
Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta trong thời gian qua?
Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Giảm nhanh liên tục tỉ trọng lao động ở khu vực dịch vụ.
Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.
Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.
Sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta trong thời gian qua chủ yếu là do tác động của
việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cần nhiều lao động.
sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng, miền.
A