Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Các sản phẩm phế thải do tế bào tạo ra được chuyển tới:
A. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết. B. Nước mô
C. Máu D. Cả ý B và C đều đúng
Câu 2: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là:
A. Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa,hệ hô hấp, hệ bài tiết và môi trường ngoài.
B. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, và oxit từ môi trường.
C. Cơ thể thải CO2 và chất bài tiết.
D. Cả ba ý A,B,C đều đúng.
Câu 3: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ:
A. Phân tử B.Tế bào C. Cơ thể D. Cả 3 cấp độ trên
Câu 4: Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào thể hiện trao đổi chất ở câp độ:
A. Tế bào và phân tử B. Tế bào C. Cơ thể D. Tế bào và cơ thể
Câu 5: Hoạt động nào sau đây là kết quả của quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào?
A. Tế bào nhận từ máu chất bã B. Tế bào nhận từ máu chất dinh dưỡng và O2
C. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng D. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng và O2
Câu 6: Tác dụng của ăn kỹ nhai chậm là:
A. Giúp nhai nghiền thức ăn tốt
B. Thức ăn được trộn và thấm đều nước bọt hơn.
C. Kích thích sự tiết men tiêu hóa và thấm đều nước bọt hơn.
D. Cả 3 ý trình bày ở A, B, C
Câu 7: Cơ cấu tạo của thành ruột non là:
A. Cơ vòng, cơ chéo B. Cơ dọc, cơ chéo C. Cơ vòng, cơ dọc D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo
Câu 8: Dịch mật được tiết ra khi:
A. Thức ăn chạm vào lưỡi B. Thức ăn được chạm vào niêm mạc của dạ dày.
C. Thức ăn được đưa vào tá tràng D. Tiết thường xuyên.
Câu 9: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra từ sự tiêu hóa hóa học chất gluxit ở ruột non là:
A. Axit amin B. Axit béo C. Đường đơn D. Glixerin
Câu 10: Tá tràng là nơi:
A. Nơi nhận dịch tụy và dịch mật đổ vào B.Đoạn đầu của ruột non
C. Nơi nhận thức ăn từ dạ dày đưa xuống D. Đoạn cuối của ruột già
Câu 10: Môn vị là:
A. Phần trên của dạ dày B.Phần thân của dạ dạy
C. Vách ngăn giữa dạ dày với ruột non D. Phần đáy của dạ dày
Câu 1. A
Câu 2. D
Câu 3. C
Câu 4. B
Câu 5. B
Câu 6. D
Câu 7. C
Câu 8. C
Câu 9. C
Câu 10. A
Câu 11. C
- Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, khi lượng cacbonnic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dung oxi và sản sinh ra cacbonic => Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí bên ngoài ở phổi. Ngược lại nhờ sự trao đổi khí ở phổi thì oxi mới được cung cấp cho tế bào và đào thải cacbonic từ tế bào ra ngoài. Vậy trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào
Người ít luyện tập khi lao động nặng thì nhịp hô hấp tăng nhiều hơn so với người thường xuyên luyện tập vì :+Khi lao động nặng nhu cầu oxy của cơ thể tăng lên. +Ở người ít luyện tập thì dung tích sống không cao nên không thể đáp ứng được nhu cầu oxy của cơ thể . + Vì vậy cơ thể phải điềù hoà bằng cách tăng nhịp hô hấp lên nhiều hơn so với người thường xuyên luyện tập
b,Người ít luyện tập khi lao động nặng thì nhịp hô hấp tăng nhiều hơn so với người thường xuyên luyện tập vì :
+Khi lao động nặng nhu cầu oxy của cơ thể tăng lên.
+Ở người ít luyện tập thì dung tích sống không cao nên không thể đáp ứng được nhu cầu oxy của cơ thể .
+ Vì vậy cơ thể phải điềù hoà bằng cách tăng nhịp hô hấp lên nhiều hơn so với người thường xuyên luyện tập
Câu 16.1
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường thực hiện nhờ hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết
- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong thực hiện nhờ hệ tuần hoàn
- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là 2 quá trình song song, thống nhất giúp cơ thể tồn tại và phát triển:
Trao đổi chất ở tế bào là cơ sở của trao đổi chất ở cấp độ cơ thể
Trao đối chất ở cấp độ cơ thể là tiền đề cho trao đổi chất ở cấp độ tế bào diễn ra
Câu 16.2
Sự hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non
Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thu chất dinh dưỡng:
– Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên dơn vị thời gian…).
– Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).
1/-Hệ hô hấp:Gồm mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Giúp cơ thể trao đổi khí (O2 và CO2) giữa cơ thể với môi trường ngoài và giữa tế bào với mao mạch trong cơ thể.
- Hệ tiêu hoá:Gồm miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng để thực hiện quá trình trao đổi chất.
- Hệ bài tiết:Gồm thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. Có vai trò lọc máu, bài tiết nước tiểu, duy trì tính ổn định của môi trường trong.
2/Gồm tim và hệ mạch. Thực hiện vai trò tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô. Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho quá trình trao đổi chất ở tế bào.
3/Ở cấp độ cơ thể: Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân huỷ và khí cơ2 từ cơ thể thải ra.
Ở cấp độ tế bào: Các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.
Câu 1:
- Vì rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xi náp giữa các tế bào liên quan đến tiểu não. Sự phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng nên vì sao người say rượu thuờng có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi.
Câu 2:
Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Qua các ví dụ trên có thể rút ra nhận xét:
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
-Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường thải ra khí cacbônic và chất thải.
-Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào chất dinh dưỡng và ôxi, tế bào thải vào máu khí cacbonic và sản phẩm bài tiết.
-Mối quan hệ : trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.
D
D