K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2017

Chỉ ghi tóm tắt thôi ạ ?

- Loại thiên tai: Bão .
- Ngày xảy ra: 27/07/2011 - 30/07/2011.
- Nơi xảy ra: vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau.
- Thiệt hại: 25 người chết.
- Nguồn tài liệu : Truyền hình thời sự, báo.

20 tháng 9 2017

Loại thiên tai: Bão .
- Ngày xảy ra: 27/07/2011 - 30/07/2011.
- Nơi xảy ra: vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau.
- Thiệt hại: 25 người chết.
- Nguồn tài liệu : Truyền hình thời sự, báo.

12 tháng 10 2019
Câu 3: Em hãy sưu tầm và ghi tóm tắt những thông báo về một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta và các nước khác thuộc châu Á? Bài làm:

- Những thông báo về thiên tai thường xuyên ở nước ta hoặc châu Á:

  • Năm 2009 , bão Parma ở Philippines làm sạt lở đất khiến 160 người chết, nhiều tài sản khác bị vùi lấp (Vn.Express)
  • Năm 2009 , trận động đất mạnh làm rung chuyển miền Tây Indonesia làm ít nhất 200 người thiệt mạng (Vn.Express)
  • Năm 2004 , sóng thần Ấn Độ Dương cướp đi tính mạng 230 nghìn người. Ấn Độ, Thái Lan, Somali, Malaysia và Indonesia là những quốc gia bị tàn phá nặng nề nhất trong thảm họa thiên nhiên này. (Baomowi.com)
  • Tận lũ lịch sử ở miền Trung nước ta năm 1999 kéo dài suốt 1 tuần lễ khiến 595 người thiệt mạng và thiệt hại nặng nề về tài sản (Vietbao.vn)
  • Ngày 26/10/ 2010, núi lửa Krakatoa hoạt động khiến hàng chục người thiệt mạng, 15.000 người dân phải đi sơ tán.(new.zing.vn)
10 tháng 3 2023

Tham Khảo 
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên thiên tai.

- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến sự thay đổi của thời tiết trong khí quyển như lượng mưa, nhiệt độ, áp suất trong khí quyển, gió,... Những thay đổi đột ngột trong thời tiết sẽ gây nên các hiện tượng như lốc xoáy, bão, sóng lạnh hoặc nóng,...

- Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến thiên tai là con người. Con người tuy không đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp, nhưng là nguyên nhân gián tiếp tác động đến môi trường, bầu khí quyển như xả rác bừa bãi, tàn phá rừng, săn bắt động vật bừa bãi,... gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng ô nhiễm môi trường. 

- Nguyên nhân thứ ba có thể kể đến là do địa mạo. Địa mạo khiến thiên tai xảy ra khi gây nên chuyển động của các mạng kiến tạo và tác động đến lớp vỏ, lớp phủ của Trái Đất khiến thiên tai xảy đến như sóng thần, động đất, núi lửa phun trào.

- Thứ tư là nguyên nhân sinh học khiến hệ sinh thái trong tự nhiên bị mất cân bằng, dẫn đến sinh vật gây bệnh phát triển hoặc tạo nên những vật trung gian truyền bệnh. Do đó, sự phát triển của vi rút và vi khuẩn gây nên dịch bệnh, đại dịch như: Sốt xuất huyết, sốt rét, Covid-19, SARS, AIDS,...

- Nguyên nhân cuối cùng là do các không gian bên ngoài tác động đến hành tinh mà chúng ta đang sinh sống. Các thiên thạch rơi hoặc ca tiểu hành tinh “đi lạc” khiến Trái Đất của chúng ta thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

18 tháng 11 2021
Để phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai có hiệu quả, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, chúng ta không thể loại trừ thiên tai mà chỉ có khả năng hạn chế và tìm các biện pháp thích ứng để giảm nhẹ thiệt hại. Qua đó, lợi dụng, né tránh, tiến tới khắc phục và từng bước chinh phục thiên tai nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất, đời sống.

Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi địa phương nhận thức sâu sắc tác hại của thiên tai, nhận diện một cách đầy đủ các loại hình thiên tai và những diễn biến của nó để chủ động phòng, chống một cách có hiệu quả, với phương châm “Phòng, tránh là chính, tự cứu mình là chính”.

Thứ ba, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, vật tư tại chỗ) một cách chủ động, thực chất và có hiệu quả.

Thứ tư, coi trọng đúng mức và làm tốt công tác dự báo, dự tính, chỉ huy điều hành của các cấp, các ngành.

Thứ năm, quy hoạch và xây dựng các công trình để vừa cấp nước cho các nhu cầu KT-XH, vừa điều tiết nước lũ về mùa mưa; củng cố các tuyến đê sông, suối, ao, hồ thủy lợi... Xây dựng các trạm bơm tưới tiêu, các công trình phân lũ...

18 tháng 11 2021

Thiên tai ở châu Á: sạt lở, cháy rừng, động đất, sóng thần, bão, lũ lụt, hạn hán, ...