Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nghĩa của bài thơ đối với cuộc kháng chiến nói riêng và đối với lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.
Bài thơ dược ra đời trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh, kháng chiến chống Tống đang diễn ra quyết liệt. Bài thơ có ý nghĩa như sau:
- Khi thế giặc mạnh hơn ta, bài thơ đã cổ vũ mạnh mẽ vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đặc biệt là binh lính. Với việc bài thơ vạch rõ ý đồ xâm lăng phi nghĩa của giặc và khẳng định sự thắng lợi tất yếu của ta. Bài thơ như một bản cáo trạng hùng biện kết tội bọn giặc, như một bản tuyên bố đanh thép về nền độc lập của đất nước ta. Chính nhờ thế, bài thơ đã lan truyền rất mau, nhanh, tăng gấp bội sức mạnh chiến đấu của mọi người.
- Bài thơ có sức công phá vào tinh thần và ý chí xâm lược của quân Tống, khích lệ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân ta, góp phần làm nên chiến thắng hào hùng của quân dân thời nhà Lý đánh tan 10 vạn quân Tống bên bờ sông Như Nguyệt.
- Nội dung bài thơ khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Như vậy, bài thơ có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, xác định chủ quyền của người nước Nam và khẳng định sự thất bại của quân xâm lược, do đó bồi dưỡng tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước của binh lính.
- Tạo nền móng phát triển và chấm dứt thời kỳ tồn tại hàng vạn năm của công xã nguyên thủy trước đó, thời kỳ mà con người sống hoàn toàn còn phụ thuộc vào tự nhiên để đi vào thời kỳ mới: thời kỳ con người bắt đầu có ý thức với cuộc sống, với cộng đồng, với sản xuất.
- Con người biết ổn định cuộc sống bằng cách trồng trọt, chăn nuôi, biết dùng súc vật để kéo cày, biết làm lúa nước, làm thủy lợi, cùng với việc xuất hiện một số ngành nghề mới (thủ công, trồng dâu nuôi tằm, luyện đồng, rèn sắt...) đã tạo ra tiền đề ổn định cộng đồng, nhờ đó cũng kéo theo cả sự phát triển của văn hóa...
- Cơ sở cộng đồng đoàn kết, quốc gia thống nhất của nền văn minh bản địa, tạo cho cộng đồng người Việt có sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên trong suốt quá trình lịch sử.
Chúc bạn học tốt 🙆♀️❤
Một là, Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời vào năm 968 đã chấm dứt tình trạng phân tán, cát cứ kéo dài, mà “loạn 12 sứ quân” chỉ là một hiện tượng điển hình; cùng với đó, quốc gia dân tộc được thống nhất với cương vực lãnh thổ riêng.
Tình trạng phân tán với xu hướng tách khỏi sự ràng buộc của bộ máy quản lý nhà nước tập trung chính là di sản nặng nề do quá khứ để lại, buộc dân tộc ta vào thế kỷ X phải từng bước loại trừ để cùng nhau tồn tại và phát triển. Vì vậy, sự xuất hiện của Đinh Bộ Lĩnh với vai trò dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, thành lập Nhà nước Đại Cồ Việt là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của quốc gia dân tộc. Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh, từ quá trình ra đời đã giáng một đòn quyết định, chặn đứng mọi âm mưu chia rẽ đất nước của các thế lực phân tán tồn tại dai dẳng từ trước, hướng tới thống nhất, tập quyền, phù hợp với yêu cầu của lịch sử. Đồng thời, Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh đại diện cho lợi ích và sức mạnh của cộng đồng các giáp, xã… tượng trưng cho sự đoàn kết, tập hợp các lực lượng vì mục đích độc lập, tự chủ và thống nhất.
Đây là thành tựu được các sử gia nhìn nhận và đánh giá rất cao. Thậm chí, đối với sử gia phong kiến, vấn đề “thống nhất quốc gia” còn là một tiêu chí để xem xét tính “chính thống” của một triều đại. Chính vì vậy, sự kiện thành lập Nhà nước Đại Cồ Việt được coi là mở nền chính thống cho thời đại phong kiến độc lập, tự chủ của dân tộc ta (“chính thống thuỷ”). Do đó, các bộ chính sử, từ Đại Việt sử ký toàn thư (thế kỷ XV), Đại Việt sử ký tiền biên (thếkỷ XVIII) đến Khâm định Việt sử thông giám cương mục (thế kỷ XIX) đều xác định: Triều đại nhà Đinh với sự thành lập Nhà nước Đại Cồ Việt là mốc mở đầu phần Bản kỷ hoặc Chính biên.
- Đặc điểm:
+ Từ thế kỉ XVI – XVII, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán đã mất dần vị thế vốn có của nó.
+ Văn học chữ Nôm xuất hiện và ngày càng phát triển với nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,..
+ Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học dân gian nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười,...
- Ý nghĩa
+ Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt.
+ Chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân ta được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú và đa dạng
TK#
Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.
Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác.
Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Văn minh Đại Việt là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ thế kỷ 10 và kéo dài đến thế kỷ 15. Trong thời gian này, Đại Việt (tên gọi của Việt Nam thời đó) đã phát triển về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị.
Ý nghĩa của văn minh Đại Việt đối với lịch sử Việt Nam có thể được phân tích như sau:
Xây dựng nền văn hóa độc đáo: Văn minh Đại Việt đã tạo ra một nền văn hóa độc đáo, phản ánh bản sắc dân tộc Việt Nam. Điển hình là văn học, kiến trúc, âm nhạc, mỹ thuật, tôn giáo và các truyền thống văn hóa khác.
Phát triển kinh tế: Văn minh Đại Việt đã phát triển nền kinh tế đa dạng, bao gồm nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại và chế tạo. Các sản phẩm của Đại Việt đã được xuất khẩu sang các nước láng giềng và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Xây dựng hệ thống chính trị ổn định: Văn minh Đại Việt đã xây dựng một hệ thống chính trị ổn định, bao gồm các triều đại nhà Lý, Trần, Lê và các triều đại nhỏ khác. Các triều đại này đã đưa ra các chính sách phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, đồng thời giữ vững độc lập và tự chủ trong quan hệ với các nước láng giềng.
Tôn vinh giá trị đạo đức và truyền thống: Văn minh Đại Việt đã tôn vinh giá trị đạo đức và truyền thống của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là tình yêu nước, lòng trung thành với vua chúa và tôn giáo.
Tóm lại, văn minh Đại Việt đã để lại một di sản văn hóa, kinh tế và chính trị vô giá cho lịch sử Việt Nam và góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.