Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý như sau nhé :
1. Giới thiệu chung :
- “Chinh phụ ngâm khúc” - bản chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản chữ Nôm được cho là của Đoàn Thị Điểm - là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm là nỗi lòng của người phụ nữ có chồng ra trận đã lâu mà không rõ ngày trở về, qua đó cho thấy khát vọng hạnh phúc của con người trong xã hội cũ.
- Đoạn "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" - tô đậm nỗi cô đơn lẻ bóng, nỗi sầu muộn triền miên và nỗi nhớ thương chồng da diết của nàng.
2. Phân tích đoạn trích:
- 8 câu đầu - nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ:
+ Thể hiện qua các hành động: một mình dạo hiên vắng, cuốn rèm nhiều lần, mong chim thước mách tin nhưng vô vọng -> tâm trạng rối bới, nỗi lo âu, khắc khoải thường trực trong lòng nàng.
+ Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa chinh phụ và ngọn đèn: ngọn đèn vô tri không thể san sẻ, làm vơi đi nỗi cô đơn sầu muộn của nàng mà còn tô đậm hơn cảnh ngộ đáng thương đến tội nghiệp ấy.
- 8 cầu tiếp - nỗi sầu muộn triền miên:
+ Thể hiện qua cách đếm thời gian "khắc giờ đằng đẵng như niên" - thời gian nhuốm màu tâm trạng.
+ Người chinh phụ càng cố thoát khỏi nỗi sầu lại càng sầu thêm: đốt hương hồn càng "mê mải", soi gương lại nước mắt đầm đìa, muốn tấu một khúc nhạc xua tan cái lạnh lẽo, yên ắng đến vô tận của không gian lại sợ đứt dây đàn, mang đến những điềm gở,.. -> Sự bế tắc đến tuyệt vọng của nàng. Đằng sau đó còn là khao khát hạnh phúc lứa đôi rất mãnh liệt.
- 8 câu cuối - nỗi nhớ thương chồng da diết:
+ 6 câu trên thể hiện trực tiếp nỗi nhớ thương chồng. Nỗi nhớ tràn ra không gian, lấp đầy khoảng cách nghìn trùng "nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời", nỗi nhớ trải dài theo thời gian "đau đáu nào xong". Khao khát sum họp, khao khát hạnh phúc lứa đôi bị dồn nén, đến đây bật ra thành câu hỏi vừa táo bạo vừa bất lực "Lòng này ... gửi tới non Yên"
+ 2 câu cuối: cảnh và người đồng điệu, thấm đãm nỗi buồn.
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật
+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
+ Kết hợp giữa lời kể và lời độc thoại nội tâm nhân vật tạo hiệu quả biểu đạt cao.
3. Đánh giá:
- Qua đoạn trích cần thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm: tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa; đề cao khát vọng hạnh phúc của con người.
Khẳng định tài năng của tác giả.
MB: Giới thiệu khái quát tác giả để thuyết minh (tên tuổi, quê quán…)
TB: Cuộc đời và sự nghiệp văn học
- Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời…
- Chặng đường sáng tác, tác phẩm chính, nổi bật
- Phong cách sáng tác:
+ Đặc điểm nổi bật về nội dung sáng tác
+ Đặc sắc nghệ thuật
KB: Khẳng định vị trí tác giả vừa thuyết minh, nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả
- Mục đích viết của tác giả là viết về những nét nổi bật trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
- Mục đích viết được thể hiện rõ trong đoạn thứ nhất của văn bản, câu văn “Như ta thấy về sự phát triển văn học, dân tộc này có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, biết biểu lộ về phương diện nghệ thuật một thị hiếu chắc chắn và không phải là không sâu sắc.”
Chữ ta của Hữu Thọ:
a, Bài viết bàn về: giữ gìn bản sắc văn hóa ngôn ngữ trong thời kì mở cửa
+ Phê phán thói sử dụng từ ngữ nước ngoài bừa bãi
b, Luận điểm
+ Tiếng nước ngoài lấn lướt tiếng Việt trong bảng hiệu, biển hiệu ở nước ta
+ Lạm dụng tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí
giải hộ mình câu văn,mình cần gấp
------Đặng Trần Côn là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam. Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc).
Về sáng tác thơ văn, ngoài Chinh phụ ngâm khúc, ông còn viết Tiêu Tương bát cảnh (Tám cảnh đẹp ở Tiêu Tương), Trương Hàn tư thuần lô phú (Bài phú về Tương Hàn ....
------ tham khảo:
Đoàn Thị Điểm (段氏點, 1705-1749), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ (紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập Truyền kỳ tân phả (chữ Hán), và tác giả của truyện thơ Chinh phụ ngâm (bản chữ Nôm- 412 câu thơ)- được bà dịch từ nguyên bản Chinh phụ ngâm khúc (viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn).