K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2017

1/ Trong các xưởng may thường có nhiều bụi bẩn và các sợi tơ lơ lửng trong không khí. Tấm kim loại to đã được nhiễm điện sẽ hút các sợi tơ nhỏ, làm không khí trong sạch, bảo vệ sức khỏe cho các công nhân.

2/ -Xăng dầu là chất dễ gây cháy nổ

-Khi vận chuyển, thùng xăng sẽ cọ xát vs lớp không khí làm thùng xăng mang điện tích rất lớn

=> Thả những đoạn dây xích xuống đường để dây xích truyền điện tích trong xe xuống mặt đất, giảm bớt lượng điện tích trong xe và tránh gây cháy nổ xe

3 tháng 2 2021

Một quả cầu nhiễm điện dương chạm vào quả cầu chưa mang điện thì electron sẽ dịch chuyển từ quả cầu chưa mang điện sang quả cầu nhiễm điện dương.

Sau khi tách chúng ra, chúng nhiễm điện cùng dấu với nhau (cùng dương).

3 tháng 2 2021

một quả cầu nhiễm điện dương cham vào quả cầu chưa mang điện electron sẽ dịch chuyển từ quả cầu chưa mang điện sang quả cầu nhiễm điện dương và sau khi tách chúng ra các quả cầu nhiễm điện chúng sẽ cùng nghiễm điện tích dương 

[Lớp 7]Câu 1:a) Nêu các loại điện tích và tương tác của các loại điện tích đó?b) Vì sao các xe ô tô chở xăng lại phải có một sợi xích nối từ bồn xăng xuống đất?c) Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng gì?Câu 2:Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đó như thế nào vào một...
Đọc tiếp

undefined

[Lớp 7]

Câu 1:

a) Nêu các loại điện tích và tương tác của các loại điện tích đó?

b) Vì sao các xe ô tô chở xăng lại phải có một sợi xích nối từ bồn xăng xuống đất?

c) Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng gì?

Câu 2:

Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đó như thế nào vào một vật dẫn? Giải thích vì sao.

Câu 3

Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Nêu 3 ví dụ cho mỗi loại.

Câu 4

Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bộ nguồn dùng pin, hai bóng đèn mắc nối tiếp, một công tắc đóng và một ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch. Chỉ rõ chiều của dòng điện.

Câu 5:

Để sử dụng điện được an toàn, em cần chú ý những điều gì?

9
25 tháng 3 2021

Câu 1:

a) Nêu các loại điện tích và tương tác của các loại điện tích đó?

Có 2 loại điện tích:

 + điện tích dương (+)

 + điện tích âm (-)

Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. 

b) Vì sao các xe ô tô chở xăng lại phải có một sợi xích nối từ bồn xăng xuống đất?

Vì khi di chuyển xe chở xăng, dầu thường cọ xát với không khí nên dễ bị nhiễm điện gây ra cháy nổ. Do vậy các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường để truyền điện tích từ xe xuống mặt đường .

c) Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng gì?

 Trong các xưởng dệt; xưởng may mặc gia công; các nhà máy xi măng thường có các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi đó gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đến các công nhân làm việc. Vì vậy mà người ta treo các tấm kim loại đã nhiễm điện lên cao để hút bụi, do vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác. Như vậy, sức khỏe công nhân được đảm bảo, đồng thời xưởng cũng sạch hơn.

Câu 2:

Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đó như thế nào vào một vật dẫn? Giải thích vì sao.

- Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn là Ampe kế .

- Cách mắc :

+ Mắc dụng cụ với vật cần đo , sao cho chốt dương của Ampe kế hướng về phía cực dương của nguồn điện . Không mắc 2 cực của Ampe kế trực tiếp với nguồn điện vì sẽ làm hỏng Ampe kế và nguồn điện.

Câu 3

Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Nêu 3 ví dụ cho mỗi loại.

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.

* Ví dụ: Bạc, Đồng, Vàng, Nhôm, Sắt,... là các chất dẫn điện tốt

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.

* Ví dụ: Thủy tinh, Sứ, Chất dẻo, Nhựa, Cao su,... là các chất cách điện tốt

Câu 4

Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bộ nguồn dùng pin, hai bóng đèn mắc nối tiếp, một công tắc đóng và một ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch. Chỉ rõ chiều của dòng điện.

+ X X A < > K - > >

Câu 5:

Để sử dụng điện được an toàn, em cần chú ý những điều gì?

- Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách.

- Lựa chọn thiết bị đóng cắt điện phù hợp.

- Vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện.

- Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình.

- Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm.

- Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc.

 

 
25 tháng 3 2021

Câu 1:

a)

- Có 2 loại điện tích: 

+ Điện tích dương (+)

+ Điện tích âm (-)

- Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. 

b) Vì khi di chuyển xe thường cọ xát với không khí => dễ bị nhiễm điện gây ra cháy nổ. Do vậy các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường để truyền điện tích từ xe xuống mặt đường.

c)  Trong các phân xưởng dệt vải thường có nhiều bụi bông bay lơ lửng trong không khí, những bụi bông này có hại cho sức khỏe.Khi ta dùng những tấm kim loại đã được nhiễm điện ở trên cao thì nó sẽ có tác dụng hút các bụi bông lên lên mặt của nó, làm cho không khí ít bụi hơn

1 tháng 2 2017

Gọi quả cầu 1 là quả cầu bị nhiễm điện dương. Qủa cầu 2 là quả cầu trung hòa về điện,

Khi 2 quả cầu tiếp xúc với nhau vì quả cầu 1 nhiễm điện dương tức là nó đang thiếu E nên quả cầu 1 sẽ hút E từ quả cầu 2 làm 2 quả cầu nhiễm điện dương. Lúc này 2 quả cầu nhiễm điện cùng loại và tự tách nhau ra.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

9 tháng 2 2020

Câu 2:

Khi đưa thanh A nhiễm điện dương lại gần quả cầu nhôm chưa bị nhiễm điện thì thanh A sẽ hút quả cầu vì những vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác, mà quả cầu vừa nhỏ, vừa nhẹ, lại được treo bằng sợi chỉ mảnh (nhiễm điện do hưởng ứng). Nhưng sau khi quả cầu chạm vào thanh A thì quả cầu và thanh A sẽ đẩy nhau. Đó là do khi quả cầu chạm vào thanh A, các êlectrôn từ quả cầu sẽ dịch chuyển sang thanh A nên quả cầu bị nhiễm điện dương (nhiễm điện cùng loại với thanh A) và xảy ra hiện tượng quả cầu và thanh A sẽ đẩy nhau (nhiễm điện do tiếp xúc).

Chúc bạn học tốt!

9 tháng 2 2020

1)

Vì trong quá trình xe di chuyển, bồn chứa xăng/dầu phải cọ xát với không khí nên dễ bị nhiễm điện và có thể truyền sang xăng/dầu gây cháy, người ta lấy sợi xích sắt làm như vậy để điện truyền từ sắt (sắt dẫn điện khá tốt) xuống mặt đường và bồn không còn nhiễm điện.

17 tháng 3 2017

1. Khi một quả cầu nhiễm điện âm tiếp xúc với quả cầu chưa bị nhiễm điện, lập tức các êlectrôn dịch chuyển từ quả cầu đang bị nhiễm điện đến quả cầu chưa bị nhiễm điện. Khi tách 2 quả cầu ra, quả cầu nhiễm điện âm khi nãy vẫn nhiễm điện âm nhưng yếu hơn hoặc đã trung hòa về điện (trường hợp này hiếm gặp, thường không tính). Còn quả cầu còn lại do nhận thêm êlectrôn từ quả cầu kia nên cũng nhiễm điện âm.

2. Khi một quả cầu nhiễm điện dương tiếp xúc với quả cầu chưa bị nhiễm điện, lập tức các êlectrôn dịch chuyển từ quả cầu chưa bị nhiễm điện đến quả cầu đang bị nhiễm điện. Khi tách 2 quả cầu ra, quả cầu nhiễm điện dương khi nãy vẫn nhiễm điện dương nhưng yếu hơn hoặc đã trung hòa về điện (trường hợp này hiếm gặp, thường không tính). Còn quả cầu còn lại do mất bớt êlectrôn nên cũng nhiễm điện dương.

30 tháng 1 2021

khi một quả cầu nhiễm điện tiếp xúc quả cầu chưa nhiễm điện , lâp tức các electron dịch chuyển từ quả cầu đang bi nhiễm điện đến quả cầu chưa nhiễm điện . khi tác 2 quả cầu ra qua r cầu nhiễm điện âm khi nãy vẫn nhiễn điện âm nhưng yếu hơn hoặc đã trung hòa về điện ( trường hợp này hiếm gặp thường ko tính ) . còn quả cầu còn lại  do nhận thêm electron từ quả cầu kia nên cũng nhiễm điện âm 

 

31 tháng 1 2021

khi tác 2 quả cầu ra qua r cầu nhiễm mk ko hiểu chỗ này bạn có thể nói rõ hơn đc ko ạ

 
Câu 1: Có hai quả cầu nhôm nhẹ A và B được treo bởi hai sợi tơ mảnh tại cùng một điểm, quả cầu A nhiễm điện (-) và chúng đẩy nhau.                       a.  Quả cầu B có nhiễm điện không ? Nếu có thì nhiễm điện loại gì ? Vì sao ?                        b.  Nếu dùng tay chạm vào quả cầu A thì có hiện tượng gì xảy ra tiếp theo ?Câu 2: Tại sao khi lắp pin vào rađiô hay các thiết bị dùng pin khác cần phải kiểm tra...
Đọc tiếp

Câu 1: Có hai quả cầu nhôm nhẹ A và B được treo bởi hai sợi tơ mảnh tại cùng một điểm, quả cầu A nhiễm điện (-) và chúng đẩy nhau.                       a.  Quả cầu B có nhiễm điện không ? Nếu có thì nhiễm điện loại gì ? Vì sao ?

                        b.  Nếu dùng tay chạm vào quả cầu A thì có hiện tượng gì xảy ra tiếp theo ?

Câu 2: Tại sao khi lắp pin vào rađiô hay các thiết bị dùng pin khác cần phải kiểm tra xem đã đúng ký hiệu “cực” của nó chưa?

Câu 3: Ở nhiều xe đạp có lắp một nguồn điện (điamô) để thắp sáng đèn. Quan sát ta chỉ thấy có một dây dẫn nối từ điamô tới bóng đèn.      a/ Vì sao đèn vẫn sáng khi điamô hoạt động?

b/ Hãy vẽ sơ đồ mạch điện từ điamô tới đèn trước của xe đạp?

Câu 4: Giải thích hiện tượng dông sét:

Câu 5: Một ống nhôm nhẹ được treo bằng một sợi chỉ tơ, trong tay em chỉ có một thanh êbônit đã nhiễm điện âm và một đũa thủy tinh đã nhiễm điện dương. Trình bày một phương án để xác định xem ống nhôm đã nhiễm điện hay chưa và nhiễm điện gì?

Câu 6: Tại sao người ta thường làm “cột thu lôi” bằng sắt, đồng mà không phải bằng gỗ?

Câu 7: Vì sao khi chế tạo bóng đèn, người ta thường chọn vônfram để làm dây tóc bóng đèn mà không chọn các vật liệu bằng kim loại khác như sắt, thép chẳng hạn ? Hãy giải thích.

Câu 8: Em hãy tóm tắt quá trình mạ vàng cho một cái đồng hồ? Việc mạ vàng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện ?

Câu 9: Trên hầu hết các bóng đèn, quạt điện và các dụng cụ điện được sử dụng trong các gia đình đều có ghi 220V, Hỏi:

      a. Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là bao nhiêu?

      b. Các dụng cụ này được mắc nối tiếp hay song song ở mạng điện gia đình, biết rằng hiệu điện thế của mạng điện này là 220V.

Bài 10: Một nguyên tử có 38 electron quay quanh hạt nhân, sau khi cọ xát mất 2 electron. Vậy điện tích trong hạt nhân nguyên tử này là bao nhiêu?    

Bài 11: a. Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, một công tắc đóng, ba bóng đèn mắc nối tiếp và chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch điện đó.

             b. Có I = 0,5A, U1= 3V, U2= 5V, U3= 7V. Hãy tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.

Bài 12: a. Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, một công tắc đóng, ba bóng đèn mắc song song và chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch điện đó.

             b. Có I1= 0,5A, I2= 0,3A, I3= 0,4A, U = 3V. Hãy tính cường độ dòng điện qua mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn.

Bài 13: Trên một bóng đèn có ghi 9V. Khi đặt hai đầu bóng đèn vào HĐT U1 = 8v thì dòng điện qua đèn có cường độ I1, khi đặt

đèn vào HĐT U2 = 10V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là I2.

So sánh I1 và I2 ? Đèn sáng thế nào? Giải thích ?

Phải mắc đèn vào HĐT bao nhiêu để đèn sáng bình thường ? Vì sao ?

Bài 14: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 đang sáng .

a)    Biết I1= 0,6 A . Tìm I?                                 b) Biết U toàn mạch bằng 18V; U2 =6V; Tìm U1?

Bài 15:  Cho đèn 1 và đèn 2 cùng loại , 1nguồn điện , công tắc và dây dẫn .

a. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp, công tắc đóng .

b. Khi đóng công tắc mà đèn vẫn không sáng . Nêu hai trông số những chổ hở mạch và cho biết cách khắc phục ?

b. Trong mạch điện trên khi tháo bớt một đèn thì đèn còn lại có sáng không ? Vì sao ?

c. Mắc thêm một dụng cụ để đo hiệu điện thế của đèn 2. Vẽ sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện trên sơ đồ.

Bài 16: Cho mạch điện gồm 1 nguồn điện ; 2 bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp ; 1 ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch ;

1 công tắt (khoá (K)) đang đóng ; dây dẫn.

      a.Hãy vẽ thành sơ đồ mạch điện và vẽ thêm chốt dương (+), chốt (-) của ampe kế, chiều dòng điện chạy trong mạch khi

công tắc đóng.

b. Dựa vào sơ đồ mạch điện trên; biết số chỉ ampe kế là 1A, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 là U2= 1,8V và hiệu điện thế

giữa hai đầu nguồn điện U= 3V. Tính : Cường độ dòng điện qua mỗi đèn ?  Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là bao nhiêu ?

Bài 17: Cho nguồn 2 pin, 2 bóng đèn giống nhau, 1ampe kế, 1 khóa K đóng và  một số dây dẫn. Khi đóng khóa K đèn sáng bt.  

 

a. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong trường hợp: 2 đèn mắc nối tiếp và ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch

 

b. Kí hiệu các cực của pin, các chốt của ampe kế và chiều dòng điện trong mạch

c. Biết U toàn mạch bằng 3V, U

= 1,7V .   Tìm U = ?

 

Bài 18:  Cho mạch điện như hình vẽ:                                 

a)       Để đo cường độ dòng điện trên toàn mạch ( gồm Đnối tiếp Đ2 )

.Ampe kế mắc như vậy đúng hay sai? Nếu sai vẽ lại cho đúng?

a)       Trong trường hợp đúng, nếu vôn kế 2 chỉ 6V. HĐT

nguồn U = 9V thì HĐT giữa hai đầu đèn Đ1 là bao nhiêu?

Bài 19:  Trong đoạn mạch mắc nối tiếp gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 đang sáng .

     a. Biết I1= 0,6 A.  Tìm I?

b. Biết U toàn mạch bằng 18V; U2 = 6V; Tìm U1 ?

 

 

 

Bài 20:  Cho mạch điện theo sơ đồ hình vẽ (hình 2).

 

            a. Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V; U23 = 2,5V. Hãy tính U13.

            b. Biết các hiệu điện thế U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23.

 

            c. Biết các hiệu điện thế U23 = 11,5V; U13 = 23,2V. Hãy tính U12.

 

Bài 21: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết trên các bóng đèn Đ1, Đ2 ,Đ3lần lượt ghi : 1V, 2V, 3V.

Số chỉ của ampe kế là I= 0,5A                          

a) Xác định chiều dòng điện chạy trong mạch điện và nêu cách mắc của các bóng đèn

b) Tìm hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn và cường độ dòng điện I1, I2, I3 qua các bóng đèn.

Biết cả ba bóng đèn sáng bình thường

c) Nếu mắc nối tiếp thêm một bóng đèn thứ tư thì độ sáng các bóng đèn trên thay đổi như thế nào?

 

Vì sao?

 

 

Bài 22: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 là U­1 = 3V,

 

cường độ dòng điện I1 = 0.4A, I = 0.75A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 và                                    Đ1

cường độ dòng điện I2.                                                                                                                                   

                                                                                                                                                                        Đ2                                                                                              

 

Bài 23:  Trên một bóng đèn có ghi 9V. Khi đặt hai đầu bóng đèn vào HĐT U1 = 10v thì dòng điện qua đèn có cường độ I1, khi

đặt đèn vào HĐT U2 = 12V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là I2.

a. So sánh I1 và I2 ? Giải thích ?

b. Phải mắc đèn vào HĐT bao nhiêu để đèn sáng bình thường ? Vì sao ?

Bài 24: Có hai bóng đèn giống hệt nhau, trên mỗi bóng đèn có ghi 110V. Cần phải mắc hai bóng đèn này song song hay nối

tiếp với nhau vào mạng điện gia đình có hiệu điện thế 220V để các đèn đều sáng bình thường?

 

Bài 25: Khi mắc nối tiếp hai bóng đèn giống hệt nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V thì chúng đều sáng bình thường.

 

Xác định hiệu điện thế ghi trên mỗi đèn.

Bài 26:  Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ

            a/ Biết ampe kế A chỉ 5A, cường độ dòng điện

chạy qua đèn 1 và đèn 2 bằng nhau và bằng 1,5A.

 Xác định cường độ dòng điện qua đèn Đ3 và cường

độ dòng điện qua đèn Đ4.

b/ Mạch điện trên được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V.

Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 bằng 4,5V. Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu các bóng đèn còn lại.        

 

Bài 27: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết số chỉ của vôn kế V1 là 4V và vôn kế V2 là 12 vôn. Nếu thay nguồn điện trên bằng nguồn điện có hiệu điện thế 24V thì số chỉ của 2 vôn kế lúc đó là bao nhiêu?

 

1

Bài 11)

\(b,I=I_1=I_2=I_3=0,5A\\ U=U_1+U_2+U_3=15V\) 

Bài 12)

\(b,I=I_1+I_2+I_3=1,2A\\ U=U_1=U_2=U_3=3V\) 

 Bài 14)

\(a, I_1=I_2=0,6A\\ U_1=U-U_2=12V\) 

Đăng tách từng bài ra nha e, làm có mấy bài đã mệt chết gòi :<

17 tháng 5 2022

để truyền các điện tích từ trong bồn xăng xuống lòng đường bằng dây xích

15 tháng 3 2021

Bài 1 : 

 Vì khi di chuyển xe chở xăng, dầu thường cọ xát với không khí nên dễ bị nhiễm điện gây ra cháy nổ. Do vậy các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường để truyền điện tích từ xe xuống mặt đường .

Bài 2 : 

      Trong các xưởng dệt vải thường có các bụi vải bay lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi đó gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đến các công nhân làm việc. Vì vậy mà người ta thường treo các tấm kim loại đã nhiễm điện lên cao để hút bụi do vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác. Như vậy, sức khỏe công nhân được đảm bảo, đồng thời xưởng cũng sạch hơn.

 

 

15 tháng 3 2021

Bài 1

Vì khi di chuyển xe chở xăng, dầu sẽ cọ xát với không khí nên dễ bị nhiễm điện, có thể gây ra cháy nổ. nên xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường để truyền điện tích từ xe xuống mặt đường, làm cho xe không còn bị nhiễm điện

Bài2

Trong các phân xưởng dệt vải thường có nhiều bụi bông bay lơ lửng trong không khí, những bụi bông này có hại cho sức khỏe của công nhân. Những tấm kim loại đã được nhiễm điện ở trên cao có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.