K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2021

* Nhà Lý:

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều coi trọng Phật giáo.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

* Thời Đinh - Tiền Lê:

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể.

- Phật giáo phát triển đáng kể, chùa chiền xây dựng nhiều nơi.

13 tháng 12 2021

* Nhà Lý:

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều coi trọng Phật giáo.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

* Thời Đinh - Tiền Lê:

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể.

- Phật giáo phát triển đáng kể, chùa chiền xây dựng nhiều nơi.

a) Giáo dục

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

b) Sử học

- Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Năm 1272, biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí" gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

c) Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật

- Quân sự: tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.

- Y học: người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

- Khoa học - kĩ thuật:

+ Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể.

+ Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

 

 

Câu 1.   Lập niên biểu những sự kiện chính Lịch sử nước ta từ triều Ngô đến thời  Trần  ?Câu 2        Trình bày nguyên nhân , diễn biến của cuộc kháng chiến chống TốngCâu 3.           Hãy nêu tình hình Giáo dục, văn hoá thời LýCâu 4.    Nhà Trần củng cố bộ máy phong kiến tập quyền như thế nào ? Luật pháp thời TrầnCâu 5.       ? Những chiến thắng tiêu biểu trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên ? Nguyên...
Đọc tiếp

Câu 1.

   Lập niên biểu những sự kiện chính Lịch sử nước ta từ triều Ngô đến thời  Trần  ?

Câu 2

        Trình bày nguyên nhân , diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống

Câu 3.

          Hãy nêu tình hình Giáo dục, văn hoá thời Lý

Câu 4.

    Nhà Trần củng cố bộ máy phong kiến tập quyền như thế nào ? Luật pháp thời Trần

Câu 5.

       ? Những chiến thắng tiêu biểu trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên ? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Lịch sử và bài học kinh nghiệm  của Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên

Câu 6.

        Hãy so sánh cách đánh giặc độc đáo của Nhà Trần trong Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên ?

 giúp mình với mọi người

3
23 tháng 12 2021

Caau3 

a) Giáo dục, tư tưởng

- Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. Sau đó, nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập.

- Tổ chức một số kì thi.

=> Nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục, khoa cử, song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi. 

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giao-duc-va-van-hoa-thoi-ly-c82a13722.html#ixzz7FsjhCJUR

23 tháng 12 2021

Cũng giống như thời Lý, bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm ba cấp:

- Cấp triều đình:

+ Đứng đầu là vua. Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lí đất nước.

+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ...

+ Quy định cụ thể thời hạn để xem xét việc thưởng, phạt quan lại.

+ Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu, ban thái ấp. Quan lại được cấp bổng lộc. Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.

- Cấp đơn vị hành chính trung gian: Gồm từ lộ đến phủ, huyện, châu.

+ Cả nước được chia lại thành 12 lộ. Đứng đầu lộ có các chức chánh, phó An phủ sứ.

+ Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản;

+ Châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi.

- Cấp hành chính cơ sở: là xã, do xã quan đứng đầu.

ND chính

Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền: tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nha-tran-cung-co-che-do-phong-kien-tap-quyen-c82a13730.html#ixzz7FsjzbSrD

6 tháng 12 2016

Việc lập Văn Miếu là một bước tiến của đạo Khổng. Quốc Tử Giám đánh dấu một bước phát triển của nền giáo dục nước ta. Tuy rằng giáo dục mới dừng lại ở tầng lớp trên trước hết, nhưng một số học sinh ưu tú trong dân gian cũng được tuyển vào học ở đó.

Ý nghĩa của việc lập Văn Miếu năm 1070 và lập Quốc Tử Giám năm 1076 không đóng khung trong địa hạt văn hóa. Trong nhân dân vừa giành được quyền tự chủ sau hơn 1000 năm đô hộ, đang dâng lên một sức sống phi thường. Ý thức giữ gìn và củng cố độc lập, khẳng định bản lĩnh, là tư tưởng chỉ đạo của mọi hoạt động tổ chức, quân sự, văn hóa, đều hướng tới phục vụ sự nghiệp tự cường của dân tộc. Năm 968, họ Đinh xưng đế; năm 1010 họ Lý định đô nơi “rồng” báo điểm lành. Năm 1076, trước binh hùng tướng mạnh Bắc Triều, Lý Thường Kiệt cho “thần” ngâm bài thơ lẫy lừng sông Như Nguyệt:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”

Việc lập Văn Miếu Quốc Tử Giám như vậy là nhằm đào tạo lớp quan liêu trị nước, nằm trong phương hướng vươn lên của thời đại.

6 tháng 12 2016

/hoi-dap/question/135833.html

21 tháng 12 2016

câu 1: chưa có

câu 2 : vì mk thích thì mk mang thôi

21 tháng 12 2016

1 . năm 1070, văn miếu được xây dựng ở thăng long. năm 1076, quốc tử giám được mở. nhà nc rất quan tâm đến khoa cử , giáo dục. văn học chữ hán phát triển

các vua lí rất sùng đạo phật , các chùa chiền ,tô tượng ,... được mở ngày àng nhiều.ca hát , nhảy múa trò chơi dân gian,... đều p triển với phong cách nghệ thuật đa dạng , độc đáo và linh hoạt; tiêu bieeru là chùa 1 cột , con rồng thời lí, tượng phật a di đà

 

22 tháng 12 2016

a. Giáo dục:

- Năm 1070 lập Văn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử, dạy con vua học.

- Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại.

- 1076 mở Quốc tử giám cho con em quý tộc học, trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

- Học Nho học, và chữ Hán, bài thơ "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt.

- Giáo dục và thi cử còn hạn chế vì việc học chỉ giành cho con em vua, quan, nhà giàu.

- Phật giáo phát triển: do các nhà sư có học được triều đình và nhân dân tôn trọng.

b. Văn hóa:

- Nhân dân ưa ca hát nhảy múa, hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đấu vật, đua thuyền.

- Kiến trúc và điêu khắc phát triển: Chùa Một Cột (Diên Hựu), tháp Báo Thiên

- Tượng rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa.

- Nền nghệ thuật phong phú độc đáo, và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc: Văn hoá Thăng Long.

22 tháng 12 2016

* Giáo dục và văn hoá :
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
-Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.

23 tháng 4 2022

tham khảo
 * Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

Loigiaihay

23 tháng 4 2022

Tham khảo:

2. Xã hội

- Giai cấp địa chủ: Nhiều ruộng đất, nắm chính quyền.

- Giai cấp nông dân: Ít ruộng đất, cày thuê cho địa chủ, nộp tô, phải đi phục dịch cho nhà nước.

- Các tầng lớp khác: thương nhân, kẻ sĩ... phải nộp thuế cho nhà nước.

- Nô tì là tầng lớp thấp hèn nhất.

=> Nhờ nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước, cuộc sống của nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước được củng cố.

=> Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ.

14 tháng 5 2023

Văn hóa : đạt được nhiều thành tựu 

Tôn giáo : Nho giáo chiếm vị trí động tôn 

Văn học : 

+ Văn học chữ hán phát triển và chiếm vị trí ưu thế , một số tác phẩm tiêu biểu Quân Trung Từ Mệnh Tập , Bình Ngô đại cáo ,..

+ Văn học chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng , các tác phẩm tiểu biểu : Quốc Âm thi tập , Hồng Đức Quốc Âm thi tập 

- Sử học , địa lí học : 

- Sử học :coi trọng việc chép sử , tác phẩm tiêu biểu Đại Việt sử 

- Địa lí :Biên soạn các bộ sách địa lí , bản đồ , tác phẩm tiêu biểu Dư địa chí ( Nguyễn Trãi )

- Toán học : có tác phẩm Đại Thành toán pháp , Lập Thành toán pháp 

- Y học : Có bản thảo thực vật toát yếu 

- Kiến trúc - điêu khắc : nhiều công trình kiến trúc được xây dựng ở kinh đô Thăng Long 

- Nghệ thuật : Nhã nhạc cung đình , tuồng , chèo ngày các phát triển 

- Giáo dục : rất phát triển 

+ Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long 

+ Tổ chức các khoa thi để tuyển chọn quan lại , cho lập bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám để tôn vinh người đỗ đạt 

 

 

14 tháng 5 2023
Văn hoá:                                                                                      - Nho giáo được đề cao, chiếm vị trí độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.                                                                                              -Văn học: chữ Hán phát triển và giữ ưu thế, chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng.Coi trọng việc chép sử, biên soạn các bộ sách về địa lí, bản đồ.                                                                                                -Kiến trúc: nhiều công trình tiêu biểu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long,…Nghệ thuật điêu khắc tinh xảo.Nhã nhạc cung đình, nghệ thuật tuồng, chèo,… ngày càng phát triển.                                -Giáo dục:Cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long.Tổ chức đều đặn các khoa thi Tiến sĩ để chọn quan lại.Lập bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để tôn vinh người đỗ đạt.Một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ và những đóng góp của họ đối với sự phát triển của văn hoá dân tộc:                              -Lương Thế Vinh: đỗ trạng nguyên năm 1463, là nhà toán học nổi tiếng với các sách Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa, được vua và nhân dân quý mến.                                                                  -Ngô Sĩ Liên: đỗ Tiến sĩ năm 1442, là nhà sử học nổi tiếng với bộ Đại Việt sử kí toàn thư.                                                                       -Lê Thánh Tông: là vị hoàng đế anh minh, tài năng xuất chúng, nhà văn hoá lớn của dân tộc.Để lại di sản thơ văn phong phú, đồ sộ với trên 300 bài thơ chữ Hán và tập Hồng Đức quốc âm thi tập bằng chữ nôm.Hội Tao đàn do ông thành lập đánh dầu bước phát triển cao của nền văn chương đương thời.Dưới thời ông trị vì, giáo dục và đào tạo nhân tài nở rộ, có hơn 500 người đỗ tiến sĩ.                     -Nguyễn Trãi: là vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.Tư tưởng “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”: là bài học quý bàu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…                                                                          ~~ CHÚC BẠN MAI THI TỐT~~