Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 .Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)…
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0.
Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc.
Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v...
2 .
Đó là các bán đảo Ban Càng và I-ta-li-a. Nơi đây, vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, đã hình thành hai quốc gia Hi Lạp và Rô-ma.
Đất đai ở đây không thuận lợi cho việc trồng lúa. Cư dân ở Hi Lạp và Rô-ma phải trồng thêm các loại cây lưu niên như nho, ô liu. Nhờ có công cụ sắt, các nghề thủ công như luyện kim, làm đồ mỹ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu ... phát triển. Bờ biển Hi Lạp và Rô-ma có nhiều cảng tốt ; thương nghiệp, nhất là ngoại thương, rất phát triển. Người Hi Lạp và Rô-ma mang các sản phẩm thủ công và rượu nho, dầu ô liu sang tận Lưỡng Hà, Ai Cập bán rồi mua về lúa mì và súc vật.
Thiên niên kỷ thứ IV TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã. khoảng 3200 TCN nhà nước Ai cập thống nhất được thành lập.
3 . Người tối cổ:
- Thời gian xuất hiện: khoảng 4 triệu năm trước.
- Đặc điểm: đi và đứng = 2 chân, 2 tay có thể cầm nắm, trán thấp bợt ra sau, u mài cao, hộp sọ lớn,,hình thành trung tâm phát tiến nói trong não.
- Biết tạo ra lửa để nướng chín thức ăn
- Dụng cụ lao động: sử dụng công cụ đá ghè đẻo thô sơ (đá cũ). Sống thành bầy đàn chủ yếu nhờ săn bắt, hái lượm, ở trong các hang động, mái đá.
Người tinh khôn:
- Thời gian" khoảng 4 vạn năm trước đây.
- Đặc điểm: có cấu tạo cơ thể như người ngày nay
- Dụng cụ lao động: ban đầu thì sử dụng đồ đá, về sau biết sử dụng kim loại. Sống chủ yếu nhờ săn bắt, hái lượm, dệt vải, làm gốm, đan lưới đánh cá....Sống thành từng nhóm từng đôi thành thị tộc bộ lạc......v...v..
4 .
Đời sống vật chất:
- Luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất
- Sống trong hang động, mái đá, biết làm lều để ở.
- Biết trồng trọt, chăn nuôi.
Tổ chức xã hội:
- Sống thành từng nhóm, cùng huyết thống. Định cư lâu dài ở một nơi. tôn người mẹ lớn tuổi lên đứng đầu. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.
Đời sống tinh thần:
- Biết làm đồ trang sức, vẽ trang trí, có tục chôn cất người chết.
P/s : Không nhận gạch đá !
Bạn phải tự ôn thi chứ, tất cả các kiến thức ghi hết trong vở Lịch sử rồi mà, học hết tất cả là được .
A.Phần trắc nghiệm
1.Khoảng cách giữa các sự kiện lịch sử là :
- Năm 179 (TCN) thuộc thế kỉ II(TCN),Triệu Đà xâm lược Âu Lạc cách ngày nay 2196 năm
- Năm 111(TCN) nhà Hán chiếm Âu Lạc,cách ngày nay 2128 năm
- Năm 40,khởi nghĩa Hai Bà Trưng cách ngày nay là 1977 năm
- Năm 248,khởi nghĩa Bà Triệu,cách ngày nay 1769 năm
- Năm 542,khởi nghĩa Lí Bí,cách ngày nay 1475 năm
2.Thời gian xuất hiện người Tối cổ là :
- Từ 4 triệu năm đến 40 - 50 vạn năm.
3. Các nguồn tư liệu chính để biết và dựng lại lịch sử là :
- Nguồn tư liệu gốc là gốc để biết và dựng lại lịch sử.
4. Tên các quốc gia cổ đại phương Đông và Phương Tây là :
- Phương Đông : Ai Cập,vùng Lưỡng Hà,Ấn Độ và Trung Quốc
- Phương Tây : Hy Lạp và Rô - ma
5. Thời gian xuất hiện người Tinh khôn là :
- 3 - 2 vạn năm trước đây.
6. Thời gian ra đời các quốc gia cổ đại phương Đông là :
- Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN
7 và 2 gộp lại.
8. Thời gian ra đời các quốc gia cổ đại phương Tây là :
- Đầu thiên niên kỉ I TCN
9. Người tối cổ trở thành người tinh khôn :
- Trải qua hàng triệu năm,người tối cổ dần trở thành người tinh khôn.
10. Cuộc sống của người Tinh khôn trên thế giới :
- Không sống theo bầy mà theo từng nhóm nhỏ gọi là thị tộc.
11. Các vị vua Pharaon ở Ai cập thời cổ đại và ở các nước phương Đông :
- Ai Cập : Pha - ra - ôn ( ngôi nhà lớn ) ; Trung Quốc : Thiên Tử ( con trời ) ; Lưỡng Hà : En - si ( người đứng đầu )
12. Răng của người tối cổ ở nước ta :
- Ở các hang Thẩm Khuyên,Thẩm Hai ( Lạng Sơn ).
13. Các loại lịch trên thế giới là :
- Âm lịch : Theo sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- Dương lịch : Theo sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
14. Các loại nhà nước ( chính trị ) cổ đại phương Đông và phương Tây :
- Phương Đông : Vua có quyền cao nhất trong mọi công việc.
- Phương Tây : 1 số chủ xưởng,chủ thuyền,chủ lò giàu và có thế lực chính trị,nuôi nhiều nô lệ,họ là chủ nô.
15. Chế độ thị tộc mẫu hệ ở nước ta :
- Có ở cộng đồng người Chăm và 1 số dân tộc vùng cao thuộc Tây Bắc,Tây Nguyên.
B.Tự luận.
1.Thành tựu văn hóa của phương Đông và Tây :
- Phương Đông : Có những chi thức đầu tiên về thiên văn,tạo ra lịch,chia 1 năm ra làm 12 tháng,mỗi tháng có từ 29 => 30 ngày,biết làm đồng hồ đo thời gian,dùng chữ tượng hình,nghĩ ra phép đếm đến 10,sáng tạo ra các chữ số kể cả số 0,xây những công trình kiến trúc đồ sộ.
- Phương Tây : Biết làm lịch,sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c , các lĩnh vực - số học,hình học,thiên văn( đạt trình độ khá cao ) , bảo tồn nhiều di tích,kiến trúc và điêu khắc.
2.Sự ra đời các quốc gia cổ đại phương Đông là :
- Cuối thời nguyên thủy,cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin ở Ai cập , Ơ - phơ - rát và Ti - gơ - rơ ở Lưỡng Hà,sông Ấn và sông Hằng ở Ấn độ,Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc,..v...v,ngày càng đông.
Còn vẽ thì mk vẽ đc nhưng ko biết đăng.
3. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta :
- Đời sống vật chất,tinh thần : Trong quá trình sống,người nguyên thủy thời Sơn Vi - Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long thường xuyên tình cách cải thiện công cụ lao động.Nguyên liệu chủ yếu làm bằng đá,sừng,tre,gỗ,biết làm kim loại.Biết làm đồ trang sức,những vỏ ốc được xuyên lỗ,những vòng tay đá,...v...v.
Hic, thi rồi nên giờ không cần nữa nhưng dù gì cũng cảm ơn cậu nha Minh Ngọc, khi nào câu trả lời của cậu được duyệt mình sẽ tk cho ^_^
1. Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống có nghĩa là : lịch sử cho ta biết tất cả những việc sảy ra trong quá khứ , cho chúng ta biết được tổ tiên ông cha ta đã sống và lao động như thế nào . lịch sử như một người thầy khuyên nhũ ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó và biết quý trọng những gì mình đang có
2.Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch là bởi vì đây là cơ sở để tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất và cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vậy nên, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.
3,– Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nông nghiệp phát triển, sớm tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên… dẫn tới xã hội có giai cấp…
– Do nhu cầu làm thuỷ lợi, cần liên kết nhiều công xã…
Còn nhiều lắm bạn tra mạng đi nha
Nội dung so sánh | Các quốc gia cổ đại phương Đông | Các quốc gia cổ đại phương Tây |
---|---|---|
Điều kiện tự nhiên | - Ven các con sông lớn, có đồng bằng phù sa màu mỡ, tơi xốp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp - Nguồn nước dồi dào đủ cho việc sản xuất và nước dùng trong sinh hoạt, cung cấp nguồn thủy sản và là đường gia thông quan trọng của đất nước | - Có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió, thuận tiện cho giao thông đường biển - Đất đai thích hợp để trồng nho, ôliu |
Kinh tế | - Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, gắn liền với công tác thủy lợi | Nền kinh tế công thương, mậu dịch hàng hải phát triển , giữ vai trò chủ đạo - Ngành nông nghiệp là thứ yếu |
Thể chế chính trị | Chế độ chuyên chế cổ đại hay nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền | Bộ máy nhà nước là bộ máy của quý tộc, chủ nô mang tính dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc |
Xã hội | Có hai giai cấp thống trị (vua, quý tộc, quan lại) và bị trị(nông dân, thợ thủ công, nô lệ) -> đối kháng nhau | Có hai giai cấp cơ bản và đối kháng nhau: chủ nô và nô lệ |
Thành tựu văn hóa tiêu biểu | - Sáng tạo ra nông lịch (1 năm có 365 ngày, 12 tháng) - Sáng tạo ra chữ tượng hình, tượng ý - Toán học: tính được số pi =3,16; các công thức tính dện tích hình tròn, tam giác…; phát minh ra số 0 - Kiến trúc: xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập , thành Babilon ở Lưỡng Hà… | Sáng tạo ra lịch - Hệ chữ cái Latinh - Số La Mã - Toán học: các định lí nổi tiếng: Ta lét, Pitago,… - Văn học: các tác phẩm nổi tiếng như Iliat và Ôđixê - Nghệ thuật: Tượng nữ thần Atena, đấu trường Rô ma, tượng thần vệ nữ Milo… |
1. Về kinh tế:
Phương Đông:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dòng sông lớn giàu phù sa, màu mỡ, khí hậu ấm nóng.
+ Kinh tế: Nông nghiệp thâm canh +thủ công nghiệp +chăn nuôi.
Phương Tây:
+ Có Địa Trung Hải là nơi giao thông, giao thương thuận lợi.
+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.
+ Đất canh tác không màu mỡ.
+ Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát đạt.
2. Về xã hội:
Ở phương Đông:
Phân chia thành 3 giai cấp:
Quý tộc: Tầng lớp có đặc quyền.
Nông dân công xã: tầng lớp xã hội căn bản và là thành phần sản xuất chủ yếu.
Nô lệ: làm việc hầu hạ trong cung đình, đền miếu, nhà quý tộc và những công việc nặng nhọc nhất.
Ở phương Tây: 3 giai cấp.
Chủ nô: rất giàu có thế lức kinh tế, chính trị.
Bình dân: Dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.
Nô lệ: lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào.
3. Về Chính trị.
Phương Đông: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là "Thiên tử" nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.
Phương Tây: Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (tính chất dân chủ rộng rãi).
Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính của chủ nô, dân chủ chủ nô.
1. Về kinh tế :
Phương Đông :
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dòng sông lớn giàu phù sa, màu mỡ, khí hậu ấm nóng.
+ Kinh tế : Nông nghiệp thâm canh, thủ công, chăn nuôi.
Phương Tây :
+ Có Địa Trung Hải là nơi giao thông, giao thương thuận lợi.
+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.
+ Đất canh tác không màu mỡ.
+ Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
2. Về xã hội :
Phương Đông phân chia thành 3 giai cấp :
+ Quý tộc : tầng lớp có đặc quyền.
+ Nông dân công xã : tầng lớp xã hội căn bản và là thành phần sản xuất chủ yếu.
+ Nô lệ : hầu hạ, phục dịch cho quý tộc.
Phương Tây phân chia thành 2 giai cấp :
+ Chủ nô : rất giàu, có thế lực kinh tế, chính trị.
+ Nô lệ : làm ra mọi của cải cho xã hội, là tài sản của chủ nô, bị đối xử thậm tệ.
3. Về chính trị :
Phương Đông :
+ Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là " Thiên tử " nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.
Phương Tây :
+ Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi việc nhà nước ( tính chất dân chủ rộng rãi )
+ Thể chế dân chủ dựa trên sự bốc lột hà khắc với nô lệ nên chỉ là nền chuyên chính của chủ nô, dân chủ chủ nô
chúc bn hok tốt ~
2,+,Phương đông: là vùng đất được hình thành sớm, khí hậu nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, nhiều đồng bằng lớn như ĐB Lưỡng Hà, ĐB Ấn-Hằng,... phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật. Với những thuận lợi và sự phong phú của môi trường sống, động vật tiến hoá để thích nghi, nhanh chóng xuất hiện sự có mặt của con người -> hình thành các nền văn minh
+,Phương tây: được hình thành sau, trong quá trình hình thành có nhiều bến cố (động đất, núi lửa,...), địa hình nhiều núi cao,...... phần lớn dân cư là người từ các châu khác di cư tới nên các quốc gia được thành lập sau.
Câu 1 bạn tự làm nhé
Câu trên là Lịch sử ko phải Ngữ Văn đâu nha
Câu 1 : Sản xuất phát triển đã khiến đến sự phân biệt tầng lớp xã hội: xuất hiện người giàu, người nghèo, quý tộc và bình dân. Dựa trên những cơ sở đó, các giai cấp và nhà nước xã hội phương Đông đã ra đời.
- Thời gian ra đời:
+ Ai Cập: giữa thiên niên kỷ IV TCN.
+ Lưỡng Hà: thiên niên kỷ IV TCN.
+ Ấn Độ: giữa thiên niên kỷ III TCN.
+ Trung Quốc: cuối thiên niên kỷ III TCN
- Nhận xét: Các quốc gia cổ đại phương đông đều ra đời từ khoảng thiên niên kỷ IV - III TCN. Các quốc gia này là các quốc gia ra đời sớm nhất trên thế giới.
Câu 2 :
Nội dung so sánh
Người tối cổ
Người tinh khôn
Con người
- Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân.
- Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước,…
- Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng.
- Dáng đứng thẳng (như người ngày nay).
- Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ.
- Lớp lông mỏng không còn.
Công cụ sản xuất
Biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
- Ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn dùng làm rìu, dao, nạo.
- Lấy xương cá, cành cây để làm lao, biết chế tạo cung tên.
Tổ chức xã hội
- Bầy người nguyên thủy: sống theo bầy, gồm khoảng vài chục người.
- Ban ngày: hái lượm hoa quả và săn bắt thú rừng. Ban đêm: họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cây, lợp lá hoặc cỏ khô.
- Biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.
- Sống theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.
- Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.
- Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.