Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những sự kiện chính trong văn bản là:
- Dự Vũ, Gia Thọ đều có tính chất xúi giục, hậu thuẫn cho Tông làm phản. Tông mời cơm ngỏ ý chỉ là một biểu hiện phó thác chính thức, lái mũi nhọn chĩa vào quận Huy.
- Vũ Bằng là người dẫn đầu chủ mưu và giao cho hắn đánh trống để thúc giục ba quân.
- Sự can thiệp của bọn quý tộc, thân tộc trong phủ như quận Viêm, con hắn là Chiếu lĩnh bá, quận Hoàn, Thánh mẫu... cho thấy chúng chỉ muốn lợi dụng để hớt lấy công hoặc che chắn đế bảo vệ quyền lợi mình.
- Đám khiêu binh nổi loạn xông thẳng vào phủ và giết chết Quận Huy cùng với đó là Đốt phủ của Quận Huy
- Lập Trịnh Tông làm vua, Trịnh Cán bị phế truất.
Mâu thuẫn ở đây là: Sự căm ghét Quận Huy như kẻ thù vì những chính sách tàn độc và mục đích của đám khiêu binh nổi loạn là trả thù, rửa hận.
“Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”:
- Trong lúc bạn phát ngôn, bạn không chắc đã ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng đến người khác.
- Bạn có thể đã đáp trả lại lời chỉ trích của người khác bằng nhận xét đầy ác ý → Gây tổn thương cho người khác bằng lời nói.
- Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống… → Gây tổn thương cho người khác bằng cử chỉ, thái độ.
Đoạn trích kể về việc Quan Công cùng chị dâu đi tìm anh là Lưu Bị. Trên đường đi gặp lại Trương Phi, Trương Phi cho rằng Quan Công là người phản bội bỏ anh, hàng Tào Tháo, điều đó làm Trương Phi vô cùng giận dữ. Quan Công phải trải qua thử thách để minh chứng sự trong sạch của mình.
- Những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê trong văn bản:
+ Thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê
+ Phần lễ và phần hội của lễ hội Ka-tê
+ Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê
- Điểm đặc sắc của lễ hội: “phần nghi lễ” và “phần hội” rất đặc sắc và phong phú, làm nên nét riêng và độc đáo của lễ hội Ka-tê.
Tác giả đã lập luận theo phương pháp quy nạp. Trước khi dẫn người đọc đến nhận định của mình về những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến, Chu Văn Sơn đã lí giải ý nghĩa của câu thơ “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”, trong đó, đã cắt nghĩa sắc thái nghĩa của từng từ như “cần”, “lơ phơ”, “hắt hiu”.
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.
- Trong văn bản, tác giả trình bày quan điểm về vấn đề con người, các mối quan hệ giữa con người với thực tại, con người với thế giới và con người với tự nhiên.
- Những luận điểm chính được triển khai là:
+ Trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thì con người là “chủ thể”, quan sát thế giới với tư cách là người trong cuộc.
+ Tri thức của con người phản ánh thế giới. Mọi vật trong thế giới đều có sự tương tác, trao đổi thông tin về nhau.
+ Con người là một phần của tự nhiên, gắn với tự nhiên không thể tách rời và tự nhiên cũng chính là nhà của con người.
Sự kiện chính của mỗi phần: Dì Mây về làng, chú San đi lấy vợ, chú lấy cô Thanh giáo viên. Khi biết Mây trở về chú San đã sang và xin lỗi còn muốn làm lại với dì Mây nhưng dì không đồng ý.
Từ khi chuyển về bến sông Châu dì Mây buồn lắm, lúc nào cũng thơ thẩn, cứ nhắc đến chuyện lấy chồng dì Mây lại buồn.
Khi trạm xá được xây, thiếu người dì đã trở lại nghề. Vợ chú San đẻ cạn ối, dì cũng là người đỡ đẻ, khâu xong mọi thứ dì gục gã ngay trên bàn và khóc nức nở.
Bến sông đầy bom chưa nổ cũng chính vì thế nên thím Ba chết vì đun te vướng bom bi. Dì Mây nhận nuôi thằng Cún. Dì ru thằng bé ngủ tiếng ru đã khiến những anh lính công binh bắc cầu dừng tay lắng nghe, tiếng ru êm đềm của dì hòa vào hương thơm của cỏ cây, đất trời.
Cách xây dựng cốt truyện của tác giả tuy giản dị nhưng lại gây ấn tượng mạnh đến độc giả, tạo cho người đọc thấu hiểu được từng lớp văn chương. Từ không gian đến thời gian chỉ xoay quanh nhân vật Dì Mây nhưng được lồng ghép vào xen kẽ rất đặc biệt, nói về làng quê với cái nhìn hiện thực, vừa lãng mạn đan xen vào nhau và vốn am hiểu, cảm thông với người phụ nữ đã làm rung động tâm hồn độc giả.