K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Văn bản “Mẹ tôi” : Yêu cầu đọc thật kĩ văn bản, trả lời được các câu hỏi sau:a. Tác giả: Ét-môn-đô-đơ A-mi-xib. Xác định được nội dung các đoạn trong văn bản.(Ví dụ: Đoạn nào nói về tình yêu thương và sự hi sinh của mẹ dành cho En-ri-cô; đoạn nào nói về lời khuyên của bố đối với En-ri-cô ?...)c. Liên hệ bản thân: Ví dụ đề có thể hỏi: Từ nội dung của văn bản (hoặc nội dung trong đoạn...
Đọc tiếp

1. Văn bản “Mẹ tôi” : Yêu cầu đọc thật kĩ văn bản, trả lời được các câu hỏi sau:

a. Tác giả: Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi

b. Xác định được nội dung các đoạn trong văn bản.(Ví dụ: Đoạn nào nói về tình yêu thương và sự hi sinh của mẹ dành cho En-ri-cô; đoạn nào nói về lời khuyên của bố đối với En-ri-cô ?...)

c. Liên hệ bản thân: Ví dụ đề có thể hỏi: Từ nội dung của văn bản (hoặc nội dung trong đoạn trích), em có suy nghĩ gì về tình mẫu tử (tình cảm mẹ con) ?

          Gợi ý: Chỉ cần viết khoảng 3 đến 4 câu. Viết liền thành 1 đoạn văn ngắn

·       Thế nào là tình cảm mẹ con (Là tình cảm thiêng liêng, cao quý, sự yêu thương, quan tâm của người mẹ dành cho đứa con của mình.)

·       Tình cảm đó có vai trò, ý nghĩa gì đối với cuộc đời của mỗi người ? (Quan trọng, không thể thiếu, là điểm tựa vững chắc cho con trong cuộc đời, …)

·       Em rút ra bài học gì cho mình ? (Trân trọng tình yêu thương, sự hi sinh của mẹ dành cho mình, học giỏi, ngoan ngoãn, …. Báo hiếu cha mẹ để đền đáp công ơn….)

d. Tìm đại từ có trong văn bản. Đặt câu với một trong những đại từ vừa tìm được ? (Lưu ý: Đặt câu phải có nghĩa, Đầu câu phải viết hoa, cuối câu có dấu chấm)

e. Tìm từ láy có trong văn bản. Đặt câu với một trong những từ láy vừa tìm được ?

f. Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

          (VD: Có ai đó đã từng nói: “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt diệu nhất là trái tim người mẹ!” Thật vậy, trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi, tình yêu thương và sự hi sinh của mẹ dành cho En-ri-cô đã khiến cho em xúc động vô cùng.

          Hoặc các em có thể dẫn dắt bằng các câu ca dao, tục ngữ, lời bài hát, ….)

- Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản.

+ Tình yêu thương (Thức suốt đêm, quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con)

+ Sự hi sinh (Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con)

- Liên hệ bản thân ?    

(VD: Từ tình yêu thương và sự hi sinh của mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản, em đã rút ra cho mình bài học đó là ……)

           

2. Cuộc chia tay của những con búp bê: Yêu cầu đọc thật kĩ văn bản, trả lời được các câu hỏi sau:

a. Tác giả: Khánh Hoài

b. Xác định được nội dung các đoạn trong văn bản.

c. Liên hệ bản thân: Ví dụ đề có thể hỏi: Từ nội dung của văn bản (hoặc nội dung của đoạn trích), em có suy nghĩ gì về tình cảm anh em ?

          Gợi ý: Chỉ cần viết khoảng 3 đến 4 câu. Viết liền thành 1 đoạn văn ngắn

·       Thế nào là tình cảm anh em ? (Là tình cảm thiêng liêng, cao quý, sự yêu thương, quan tâm của các anh, chị, em trong cùng một gia đình dành cho nhau.)

·       Tình cảm đó có vai trò, ý nghĩa gì đối với cuộc đời của mỗi người ? (Quan trọng, không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người, …)

·       Em rút ra bài học gì cho mình ? (Trân trọng tình yêu thương, sự quan tâm của anh, chị, em trong gia đình dành cho mình, học giỏi, ngoan ngoãn, nghe lời anh, chị, quan tâm tới các anh, chị, em, vun đắp để tình cảm an hem ngày càng gắn bó, bền chặt hơn, … )

d. Tìm đại từ có trong văn bản. Đặt câu với một trong những đại từ vừa tìm được ? (Lưu ý: Đặt câu phải có nghĩa, Đầu câu phải viết hoa, cuối câu có dấu chấm)

e. Tìm từ láy có trong văn bản. Đặt câu với một trong những từ láy vừa tìm được ?

f. Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình cảm của hai anh em Thành và Thủy trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài.

Gợi ý:

- Cảm xúc chung của em về tình cảm của hai anh em Thành và Thủy trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài. (ngưỡng mộ, …)       

          Ví dụ: Tình cảm anh em yêu thương gắn bó là một trong những tình cảm thiêng liêng và quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác gỉa Khánh Hoài, tình cảm của hai anh em Thành và Thủy đã để lại cho em nhiều suy nghĩ sâu sắc (hoặc nhiều ấn tượng sâu sắc, hoặc khiến cho em rất xúc động, …)

- Cảm nhận của em về tình cảm của hai anh em Thành và Thủy:

+ Yêu thương, gắn bó với nhau. (Thủy đêm kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh, võ trang cho con vệ sĩ canh cho anh ngủ. Thành chiều nào cũng đưa em đi học,…)

+ Luôn nhường nhịn, hi sinh cho nhau. (Thành nhường đồ chơi cho em. Khi chia tay, dù rất thích búp bê nhưng Thủy lại nhường lại đồ chơi cho anh.)

+Hai anh em không muốn rời xa nhau, …     

- Liên hệ bản thân ? (cần phải trân trọng tình yêu thương, sự quan tâm của anh, chị, em trong gia đình dành cho mình. Học giỏi, ngoan ngoãn, nghe lời anh, chị, quan tâm tới các anh, chị, em, vun đắp để tình cảm anh em ngày càng gắn bó, bền chặt hơn, … )

0
27 tháng 9 2021

câu 1: Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:

    ●    Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị. Đồng thời khi viết thư, có thể khiến En-ri-cô có thể đọc và suy ngẫm những lời dạy bảo của cha

    ●    Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn

⇒  Bởi vậy ông thật thông minh khi tâm sự với con qua lá thư: vừa kín đáo, tế nhị lại vừa có thể bộc lộ tình cảm sâu sắc, chân thành.

câu 2:Văn bản " Cổng trường mở ra " của Lý Lan gửi gắm cho chúng ta thấy đc tầm quan trọng của giáo dục , gia đình và nhà trường.

 

27 tháng 9 2021

Nhớ ghi tham khảo + in đậm nữa nhé!

7 tháng 2 2021

2.1 - Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

      - Câu đặc biệt thường dùng để:

       + Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn văn;

       + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng;

       + Bộc lộ cảm xúc;

       + Gọi đáp.

2.2 -Câu đặc biệt: En-ri-cô của bố ạ!

​-Câu trên dùng để gọi đáp.

Bố kính yêu của con!

   Có lẽ bố sẽ bất ngờ lắm khi nhận được bức thư này của con phải không ạ, bởi lẽ trước giờ con chưa bao giờ viết thư gửi bố. Hôm nay, con quyết định cầm bút viết ra những dòng này bởi con biết chắc chắc khi đứng trước mặt bố con sẽ bị cảm xúc chi phối mà không thể nói ra được hết những lời này.

    Đọc những dòng thư bố gửi, nước mắt con đã không ngừng rơi, con cảm thấy thấm thía và xúc động vô cùng. Lúc này đây con đang đau đớn, dằn vặt về những lời nói thiếu lễ độ của mình với mẹ. Con đã không làm chủ được bản thân, không đủ tỉnh táo nên đã thốt ra những lời làm tổn thương đến người mà đáng ra con phải kính yêu và biết ơn suốt đời. Ngay bây giờ, sau khi dừng bút con nhất định sẽ đem hết lòng thành của mình để xin lỗi mẹ và cầu mong được mẹ tha thứ. Nhưng trước hết con xin được viết ra đây vài lời để giãi bày tấm lòng của mình mong bố có thể thấu cảm và bao dung cho lỗi lầm của con.

   Trước hết, con cảm ơn bố vô cùng vì những lời răn dạy vừa nghiêm khắc, vừa chân thành, thấm thía bố đã dành cho con. Trước giờ con luôn vô tư đón nhận những tình cảm, sự chăm sóc của bố mẹ mà xem đó là điều đơn giản, tự nhiên mà người con nào cũng được có. Con chưa từng nghĩ đến sự vất vả, gian khổ hi sinh lớn lao, cao thượng mà mẹ dành cho mình. Con đã quá vô tâm phải không bố. Nhưng ngay lúc này đây, khi cầm thư bố trên tay con đang tự dằn vặt và phán xét chính mình. Con chợt nhận ra thời gian qua mình đã quá vô tâm với mẹ, con đã dành nhiều thời gian cho riêng mình hơn là thời gian để trò chuyện cùng mẹ, con chỉ biết ham vui, biết nghĩ cho mình mà chưa đỡ đần được gì giúp mẹ. Và đặc biệt ngày hôm ấy, trong lúc không kiềm chế được cảm xúc con đã chót thốt lên lời nói vô lễ với mẹ trước mặt cô giáo. Lúc ấy, con nào đâu nhận thức được hành động nóng giận sai lầm của mình đã như nhát dao cứa sâu vào tim của bố mẹ. Cho đến khi đọc được những dòng thư bố “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả, thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”, con đã bật khóc nức nở, con tỉnh ngộ, con day dứt, con hối hận nhận ra hành động của mình thật đáng xấu hổ và nhục nhã. Đó chính là hành động của kẻ bội bạc, vong ân bội nghĩa.

   Giờ đây con còn bé nhỏ, chưa nhìn được xa, chưa trông được rộng, con còn chưa biết trân quý những điều mình đang có, nhất là tình mẹ. Nhưng bố đã mở đường soi chiếu, giác ngộ cho tâm hồn con, khiến con biết nhận thức, giữ gìn những điều quý giá ngay trước mắt. Bên tai con còn đang văng vẳng lời bố dạy “Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ”. Chân tay con bủn rủn, môi con đã run lên, lòng con đau nhói lòng khi nghĩ về ngày ấy, một ngày không có mẹ, không được mẹ chuẩn bị cho những bữa sáng, không được mẹ nâng niu trong giấc ngủ, không được mẹ hôn mỗi sáng thức dậy thì con sẽ ra sao. Càng nghĩ con càng dằn vặt, trách móc bản thân, tại sao mình có thể thốt ra những lời hỗn láo với mẹ như thế, tại sao mình không biết trân trọng thứ quý giá trước mắt mình.

   Con biết bố buồn thất vọng về con rất nhiều, và chắc chắn mẹ cũng vậy nhưng bằng tấm lòng thành khẩn, con cúi xin được bố mẹ bao dung, tha thứ. Xuất phát từ đáy lòng, con xin được gửi tới bố mẹ lời xin lỗi chân thành nhất. Con biết mọi lời nói lúc này của con đều không thể xoa dịu vết thương mà con đã gây ra, con sẽ chứng minh lòng thành của mình qua những hành động. Con xin hứa sẽ không bao giờ thốt ra những lời nói nặng nề, to tiếng, hỗn láo với mẹ. Con sẽ lễ phép, vâng lời, sẽ chăm chỉ học hành, đỡ đần những công việc nhà cùng mẹ. Con sẽ luôn trân trọng và biết ơn những tình cảm thiêng liêng mà bố mẹ đã dành cho con. Vài lời không thế giãi bày hết nỗi ăn năn, hối hận của con lúc này, bố hãy để cho con chứng minh qua thời gian và bằng những hành động cụ thể, bố nhé.

   Cuối thư, con chúc bố thật nhiều sức khỏe và niềm vui an lành. Con mong sẽ sớm được bố đáp lại cái hôn của mình. Con yêu bố nhiều!

Bài Làm:

Bố kính yêu của con!

Thưa bố con đã đọc thư của bố cả hàng chục lần và con vô cùng xúc động bố à cổ họng con như ứ đọng lại con không sao nói lên lời nào. Giờ đây con đã thuộc từng dòng từng câu chữ một. Trước mặt bố con có thể đọc cho bố nghe không thiếu từ nào.

Đọc thư bố con đã nhận ra sự hy sinh lớn lao của mẹ mà giờ con mới biết. Con đã không biết rằng cả đời mẹ đã hi sinh vì con. Mẹ đã phải mệt mỏi khổ như thế nào khi mang thai con chín thắng mười ngày và hi sinh biết nhường nào khi nuôi con khôn lớn. Con đã không biết được rằng mẹ đã không hề ngủ khi con ốm, con đau.

Cả đời mẹ đã hi sinh cho con. Con vô cùng xấu hổ vì hành động vô lễ của mình. Nếu không nhờ bố chỉ ra thì con mãi sẽ không nhận thấy sai lầm to lớn của mình được. Con thật bất hiếu phải không bố? Con đã không biết quý trọng tình thương mà bố mẹ dành cho con mà còn phụ nhận nó. Con đã làm cho mẹ con buồn, mẹ phải suy nghĩ nhiều, mẹ phải khổ vì con.

Nhìn mẹ càng ngày càng già đi vì phải lo toan đủ thứ con mới biết mình sai lầm đến mức nào. Trưa nay khi mẹ đi làm về con nhìn thấy lưng mẹ ướt vì mồ hôi, mặt mẹ tái nhợt da xanh xao vì mệt mỏi. Con càng ân hận vồ cùng và thương mẹ biết nhường nào. Tối nay sau bữa cơm con sẽ đến bên mẹ và xin mẹ tha thứ lúc đó con muốn bố đứng bên cạnh để chứng kiến được không bố?

Bố ơi! Con xin lỗi bố! Con mong bố hãy tha thứ cho con. Con mong là mỗi lần mà con mắc khuyết điểm thì bố lại giúp con chỉ ra khuyết điểm bố nhé! Con hôn bố.

Con yêu bố nhiều lắm. con yêu mẹ lắm lắm…..!

En- ri -cô

#Hoctot

"Hãy nghĩ kĩ điều này En-ri-cô ạ : Trong đời có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày cn mất mẹ .Khi đã lớn khôn, trưởng thành , khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện cn thành 1 ng dũng cảm, có thể cn sẽ mong ước nghe lại tiếng nói thiết tha của mẹ ....Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó."                               ...
Đọc tiếp

"Hãy nghĩ kĩ điều này En-ri-cô ạ : Trong đời có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày cn mất mẹ .

Khi đã lớn khôn, trưởng thành , khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện cn thành 1 ng dũng cảm, có thể cn sẽ mong ước nghe lại tiếng nói thiết tha của mẹ ....Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó."

                                                                    ( Trích Mẹ tôi- Ét -môn-đô đơ A-mi-xi, Ngữ văn 7, taapj1)

câu 2. Nội dung của đoạn trích trên là gì

câu 3. Đoạn trích trên có đảm bảo tính liên kết không . Vì sao?

(mn cs thể đọc hết đoạn trích ở trên mạng, còn ở đây mk chỉ vt vắn tắt z do nó dài, thông cảm)

3
27 tháng 9 2019

1. theo mik nội dung là: muốn nói lên tình yêu thương của bố mẹ là vô bờ bến, rộng lơn như đất biển, ko có thế lực gì có thể sánh đc. tình cảm thiêng liêng ấy sẽ luôn ở mãi nơi những người con hạnh phúc khi đucợ bố mẹ chăm soc nuôi dạy. (mik viết vậy bạn có ý gì thêm vào nhé).

2 . theo mik nó chưa rõ về tính liên kết cho lắm. vì bố cục còn lộn xộn chưa theo trình tự của 1 bài văn hoàn chỉnh.

~ học tốt~ bạn muốn thêm điều gì thì góp ý dùm mik nhé

2 tháng 10 2016

Không vì đây là những câu nói đã liên kết với nhau chúng mang tới 1 ý nghĩa riêng cho bài.

Nội dung trên làngười cha  viết về người con. Và đã dạy con của mình những gì mẹ đã làm cho mình.. 

2 tháng 10 2016

   biển Đông còn lúc đầy vơi

chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng

 

     tôm càng lột vỏ bỏ đuôi

giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già

 

 Hãy nghĩ kỹ những điều này En- ri -cô ạ trong đời con có thể trải qua những người buồn thẳm, những ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ Khi đã khôn lớn trưởng thành khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm có thể có lúc con sẽ mong ước tha để nghe lại tiếng nói của mẹ để mẹ dang tay đón vào lòng dù có lớn khôn khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa con...
Đọc tiếp

 Hãy nghĩ kỹ những điều này En- ri -cô ạ trong đời con có thể trải qua những người buồn thẳm, những ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ 

Khi đã khôn lớn trưởng thành khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm có thể có lúc con sẽ mong ước tha để nghe lại tiếng nói của mẹ để mẹ dang tay đón vào lòng dù có lớn khôn khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp yếu đuối và không được chở che con sẽ thấy cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng con sẽ không thể sống thanh thản Nếu con đã làm cho mẹ buồn phiền dù có hối hận có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ tất cả cũng chỉ là vô ích mà thôi Lương Tâm con sẽ không phút nào yên tĩnh hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình en-ri-cô này Con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng Cha Mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó

Câu1 . Hãy định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu2 . Nội dung của đoạn trích trên là gì?

Câu3 đoạn trích trên có đảm bảo tính liên kết không ?Vì sao?

Câu4. Đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về bổn phận của con cái với cha mẹ

0
PHẦN 1: VĂN HỌCCâu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ...
Đọc tiếp

PHẦN 1: VĂN HỌC

Câu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.

Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Câu 4: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).

Câu 5: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Thạch Lam) được viết theo thể loại nào? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“... Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Trong đoạn trích tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu

quả của nó.

2
30 tháng 3 2020

 Tác giả Lý Bạch

- (701-762)

- Nhà thơ nổi tiếng thời Đường.

- Được tôn vinh là Thi tiên.

- Phong cách: tự do, phóng khoáng.

30 tháng 3 2020

5. 

- Thể loại: tùy bút

+ Gần với bút kí, kí sự (ghi lại hình ảnh, hoạt động mà nhà văn quan sát được, trải nghiệm)

+ Thiên về bộc lộ cảm xúc

+ Ngôn ngữ: biểu cảm, trữ tình 

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.

6. Đoạn văn trích từ văn bản Mùa xuân của tôi

Biện pháp liệt kê -> khẳng định tình yêu vời mùa xuân là lẽ hiển nhiên.