K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.  (Nguồn: https://truyencotich.vn/qua-tang-cuoc-song/ngon-gio-va-cay-soi.html) Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây sồi trong câu chuyện Câu 2: Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Bánh trôi nước” của nhà thơ Hồ Xuân Hương (Ngữ văn 7, NXB Giáo dục Việt Nam, tập một, 2009, tr.94)

0
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu vườn một lần nữa. Cây...
Đọc tiếp

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu vườn một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đấy chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ) Nêu nội dung của câu chuyện trên? Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của câu đặc biệt ấy. Em rút ra bài học gì sau khi đọc câu chuyện trên?

0
Câu 1: Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn,...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.  (Nguồn: https://truyencotich.vn/qua-tang-cuoc-song/ngon-gio-va-cay-soi.html) Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây sồi trong câu chuyện Câu 2: Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Bánh trôi nước” của nhà thơ Hồ Xuân Hương (Ngữ văn 7, NXB Giáo dục Việt Nam, tập một, 2009, tr.94)

0
Câu 1: Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn,...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.  (Nguồn: https://truyencotich.vn/qua-tang-cuoc-song/ngon-gio-va-cay-soi.html) Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây sồi trong câu chuyện Câu 2: Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Bánh trôi nước” của nhà thơ Hồ Xuân Hương (Ngữ văn 7, NXB Giáo dục Việt Nam, tập một, 2009, tr.94)

1
25 tháng 4 2022

Bạn dựa theo ý chính dưới đây nha: - Dẫn dắt để phân tích cảm nhân về hình ảnh cây sồi

- Cây sồi: Tượng trưng cho sự kiên trì, nỗ lực, cố gắng, bền bỉ

- Kể tóm tắt lại đôi chút câu chuyện đề cho

- Làm rõ hình ảnh cây sồi

- Nêu nhận xét, cảm nhân của bản thân: (kiểu như đưa ra lời khuyên luôn ấy) Gồm những ý như:  +) Hãy luôn cố gắng, nỗ lực,... biết đâu sau này bạn sẽ thành công

+) Cần biết PTr "bộ rễ" của riêng mình, nó sẽ như một bí quyết, là "sức mạnh sâu thẳm" nhất. Ở đây, có thể hiểu là tinh thần lạc quan, là kiến thức của mình

+) Giá trị của tinh thần bền bỉ, lạc quan ấy Bạn tự mở rộng ý ra nữa nhaa

...... Đi cùng đó là một số trích dẫn, bạn có thể thêm từ ngoài vào, chú ý là lấy câu gì ngắn ngắn thôi nhaa, lấy xong phải ptich qua đôi chút nữa đó!

Cuối cùng là câu kết đoạn: 

Bạn tk mẫu:  Hãy luôn như cây sồi vững chãi kia: Luôn có trong mình một nguồn năng lượng tích cực,......(v.v tự nêu nhé) Dám bước ra bên ngoài, thử thách bản thân, cứ đi từng bước, từng bước, có thể chậm, nhưng trong quá trình tìm hiểu, vượt qua thử thách, gian nan ấy, bạn sẽ biết năng lực của bản thân ra sao? Đã mạnh mẽ, cứng cỏi thế nào? Để rồi cuối chặng đường, đánh cho bản thân một chiếc chìa khoá vàng- chiếc chìa khoá mở cánh cửa thành công!

Trên đây là bài làm của mình. Có thể bạn thấy khá quen thuộc, bởi mình cũng từng xem ở nhiều nơi, rồi kết hợp lại (kết hợp, vận dụng chứ không phải chép hay đơn giản là tổng hợp lại!)  Bạn xem tham khảo và tự làm nhé! Bởi mỗi người có một cách sáng tạo riêng mà :D Chúc bạn học và làm bài tốtt!!!

Câu 1: 8 điểm: Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng...
Đọc tiếp

Câu 1: 8 điểm: Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.  (Nguồn: https://truyencotich.vn/qua-tang-cuoc-song/ngon-gio-va-cay-soi.html) Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây sồi trong câu chuyện

Câu 2: 12 điểm : Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Bánh trôi nước” của nhà thơ Hồ Xuân Hương (Ngữ văn 7, NXB Giáo dục Việt Nam, tập một, 2009, tr.94)

0
Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây: Ngọn gió và cây sồi Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức...
Đọc tiếp

Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:

Ngọn gió và cây sồi

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo: Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)

Mình cần một mở bài và kết bài hay cho đề này !!!

1
28 tháng 6 2018

MB :

Sống và chết có gì khác nhau? Khi chúng ta được sinh ra đời, người vui mừng không phải là bản thân chúng ta, mà là cha mẹ, người thân cuả chúng ta. Sau khi chúng ta chết, người khóc lóc cũng không phải là bản thân chúng ta, mà là con cái, người thân. Bản thân không vui sướng vì khi ra đời chưa không biết sướng vui; chúng ta không khóc lóc vì khi không còn tồn tại sẽ không còn cảm giác.

Mỗi người không có cách gì phát biểu cho cuộc sống, vì khi đó ta đã được sinh ra rồi, bất luận được trong một hoàn cảnh như thế nào, chúng ta đều không có tư cách quyết định. Chúng ta mở đầu cuộc hành trình bằng tiếng khóc của bản thân, rồi lại kết thúc trong tiếng khóc của người xung quanh. Chúng ta rời khỏi cơ thể mẹ mà ra đời, rồi lại rời khỏi thế giới này mà chết đi. Chúng ta được đẩy lên sân khấu cuộc đời, rồi laị bị kéo xuống. Ta tựa hồ không hề có một quyền lực can thiệp nào vào hai vấn đề lớn nhất của cuộc đời, là sự sống và cái chết..

May thay, trong vấn đề này, chúng ta vẫn có hành vi để khiến bản thân sinh ra bình thường, nhưng có thể chết vĩ đại. Ra đời trong cơn đau của một mình người mẹ, nhưng có thể từ bỏ thế gian này trong tiếng khóc đau thương của hàng triệu con người. Và tôi cũng muốn là một người như thế, có thể để lại chút dấu ấn gì đó trong cuộc đời lớn của nhân loại. Mang trong mình suy nghĩ đó, tôi đã tìm thấy triết lý cho hành trình sống của mình: “Hãy là chính mình và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ”.

KB :Có thể câu triết lý trên hoàn thiện hơn những gì tôi đang suy nghĩ và thực hiện. Thế nên tôi mới phải suy ngẫm lâu hơn và cố gắng hơn trên con đường mình đã chọn. Câu châm ngôn ấy là hành trang tôi mang theo khi bước vào ngưỡng của cuộc đời. Sống thật một cá tính để không chìm giữa biển người vô tận. Đi theo một ước mơ để thấy mình còn đang sống.

Em hãy đọc câu chuyện sau và nêu lên ý nghĩa và bài học được rút ra từ câu chuyện Cơn gió và cây sồi Một cơn gió băng qua khu rừng già, nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong khu rừng, quấn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang không bị khuất phục trước cơn gió hung hăng. Như bị...
Đọc tiếp

Em hãy đọc câu chuyện sau và nêu lên ý nghĩa và bài học được rút ra từ câu chuyện

Cơn gió và cây sồi

Một cơn gió băng qua khu rừng già, nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong khu rừng, quấn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang không bị khuất phục trước cơn gió hung hăng. Như bị thách thức, cơn gió lòng lộn điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất , im lặng chịu sự giận dữ của cơn gió và không hề gục ngã. Cơn gió mệt mỏi đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đấy chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

2

I. Dàn bài:

1. Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận:

Trên hành trình cuộc đời của mỗi người có biết bao điều bất trắc xảy ra rất ngẫu nhiên và khó lường mà con người ta tự phải chấp nhận thử thách. Mỗi lần như thế ta rất cần có niềm tin, ý chí và bản lĩnh kiên cường để vượt qua. Và đó cũng chính là ý nghĩa của câu chuyện: " Cơn gió và cây sồi " muốn gửi gắm đến mỗi người trong chúng ta. Cây sồi đã thắng được cơn gió chính là nhờ ở sức mạnh sâu thẳm từ những phẩm chất của nó.

2. Thân bài:

a) Tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu lên ý nghĩa của câu chuyện:

Chuyện kể về một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng. Nó cuốn phăng, thổi tung các sinh vật trong rừng. Riêng chỉ có một cây sồi già, dù cơn gió có giận dữ điên cuồng muốn lật đổ, dù biết “sức mạnh của gió có thể bẻ gãy hết các nhánh cây, cuốn sạch đám lá và làm thân cây lay động” nhưng cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng và không hề gục ngã. Cuối cùng, ngọn gió đã mệt mỏi và phải chịu thua cây sồi dũng cảm. Câu chuyện trên tuy nhỏ, ngắn gọn, giản dị nhưng bức thông điệp mà nó gửi gắm đến mỗi người chúng ta thật lớn lao và sâu sắc. Hai hình tượng nhân vật trong câu chuyện là hai hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho hai thế lực, hai tính cách đối lập nhau. Nếu như " cơn gió" ngạo nghễ, dữ dội trong truyện là hình ảnh biểu tượng của sự siêu cường , đầy quyền năng của thiên nhiên thì hình ảnh cây sồi lại là biểu tượng của lòng kiên định và ý chí kiên cường không hề suy chuyển. Nếu như cơn gió là hình ảnh biểu trưng cho những biến cố, bất trắc khó lường, những phong ba bão táp, những xấu xa, độc ác, những khó khăn, nghịch cảnh trái ngang,... trong cuộc sống thì hình ảnh " cây sồi già" là biểu trưng cho con người có ý chí, có nghị lực, bản lĩnh phi thường và niềm tin vào sự chiến thắng trong cuộc sống. Qua đó, câu chuyện " Cơn gió và cây sồi" đã đem cho chúng ta bài học vô cùng quý giá: Trên hành trình cuộc đời của mỗi người, không phải lúc nào cũng êm đềm, bằng phẳng; con đường phía trước không phải lúc nào cũng trải đầy hoa. Chắc chắn sẽ có rất nhiều điều bất trắc xảy ra một cách rất ngẫu nhiên và khó lường có thể khiến cho ta gục ngã bất cứ lúc nào. Để đối mặt với những khó khăn đó, con người rất cần có sức mạnh của niềm tin, của lòng dũng cảm, bản lĩnh phi thường để vượt lên mọi khó khăn và không để gục ngã.

b) Nhận thức của bản thân từ bài học và liên hệ với cuộc sống:

- Mỗi khi ta gặp khó khăn, trắc trở, đừng vội sợ hãi và đầu hàng. Hãy bình tĩnh, dũng cảm, sẵn sàng đối mặt, chấp nhận để vượt qua. Nếu không ta sẽ bị chính kẻ thù của mình hạ gục.

- Dám đối mặt với khó khăn, thử thách ta có thể phải trả giá giống như cây sồi già, bị bẻ gãy hết các nhánh cây, cuốn sạch các đám lá, thân cây bị rung chuyển. Nhưng cây sồi vẫn chiến thắng vì nó có sức mạnh của niềm tin đã bám rễ vào tinh thần, nghị lực của nó và trải qua nhiều thử thách, càng được rèn luyện nó càng trở nên mạnh mẽ.

- Cũng giống như con người, trải qua những trải nghiệm, thử thách trong cuộc sống, đã củng cố thêm niềm tin, sức mạnh cho bản thân mình. Đây cũng chính là chìa khóa để dấn đến thành công và chiến thắng.

- Phê phán cho những ai thiếu ý chí, ghị lực, niềm tin trong cuộc sống. Khi vấp phải khó khăn đã vội vàng đầu hàng để bản thân rơi vào tuyệt vọng.

2. Kết bài: Đánh giá vấn đề và liên hệ bản thân:

Niềm tin và bản lĩnh là những phẩm chất vô cùng quý giá và cần thiết của con người. Song, không phải ngẫu nhiên mà nó tự có mà do chính bản thân ta tự rèn luyện. Nó phải được rèn luyện hằng ngày từ bé đến lớn, từ việc nhỏ đến việc lớn, từ khi ta còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu như không có ý chí rèn luyện những phẩm chất đáng quý ấy thì chúng ta sẽ lùi bước và gục ngã trước những khó khăn, bất trắc trong cuộc sống.

Không có gì! Cơ mà mình đánh máy mỏi hết cả tay! Bài này cô giáo vừa dạy bọn mình xong!

Suy nghĩ của em về bức thông điệp mà em được nhận từ câu chuyện dưới đây: Cơn gió và cây sồi Một cơn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước cơn gió hung hăng. Như...
Đọc tiếp
Suy nghĩ của em về bức thông điệp mà em được nhận từ câu chuyện dưới đây: Cơn gió và cây sồi Một cơn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước cơn gió hung hăng. Như bị thách thức,cơn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng sự giận giữ của cơn gió và không hề gục ngã. Cơn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cám ơn ông, cơn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. ( Quang Kiệt- theo Viva Consulting – Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh)
1
25 tháng 3 2017

“Dũng cảm và lòng tin tất thắng thường kết thúc trận đấu bằng thắng lợi”(Marx). Đối với lĩnh vực chính trị học, nhận định của Các Mác đã trở thành một danh ngôn nổi tiếng, một quy luật chứa đựng tính triết lý đúng đắn và sâu sắc. Áp dụng vào cuộc sống thì ý nghĩa của câu nói càng trở nên có ý nghĩa. Bởi hiểu theo nghĩa sâu xa, “trận đấu” ở đây không chỉ đơn thuần là trận đấu về lực lượng, tư tưởng Cách Mạng,...mà còn là trận đấu của niềm tin, lòng dũng cảm và nghị lực với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời.Và chắc chắn câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”( Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ) sau đây sẽ giúp ta thấm thía hơn được điều đó.
Chuyện kể về một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng. Nó cuốn phăng, thổi tung các sinh vật trong rừng. Riêng chỉ có một cây sồi già, dù cơn gió có giận dữ điên cuồng muốn lật đổ, dù biết “sức mạnh của gió có thể bẻ gãy hết các nhánh cây, cuốn sạch đám lá và làm thân cây lay động” nhưng cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng và không hề gục ngã. Cuối cùng, ngọn gió đã mệt mỏi và phải chịu thua cây sồi dũng cảm. Câu chuyện tuy giản dị, ngắn gọn nhưng bức thông điệp mà nó gửi gắm đến người đọc thật lớn lao, sâu sắc. “Ngọn gió” ngạo nghễ, dữ dội trong truyện là hình ảnh tượng trưng cho những phong ba bão táp, những khó khăn, thử thách và nghịch cảnh trong cuộc sống. Bên cạnh “ngọn gió” là hình ảnh “cây sồi già” - tượng trưng cho con người có lòng dũng cảm, niềm tin, dám đối đầu với thử thách và không trốn tránh, gục ngã trước hoàn cảnh. Hơn nữa, bởi là “cây sồi già” nên nó còn tượng trưng cho sự từng trải, chiêm nghiệm của con người trong cuộc sống. Khi người ta đã đương đầu và trải qua nhiều phong ba, khó khăn, thử thách trên đường đời, con người ấy sẽ bình tĩnh, sẵn sàng hơn; dám dũng cảm, tự tin hơn đối diện với những khó khăn đang chờ đón. Đó là những con người hiểu đời, hiểu mình...Song dù hiểu theo ý nghĩa nào thì câu chuyện cũng cho ta thấy được mối quan hệ biện chứng giữa khó khăn, thử thách và thành công trong cuộc sống: cần chuẩn bị hành trang vững chắc là lòng dũng cảm, niềm tin, nghị lực, bản lĩnh vững vàng để chiến thắng những khó khăn, trở ngại mà ta gặp trên con đường đời; để có thể chiếm lĩnh được thành công. Như thế, ý nghĩa của truyện sẽ được nâng lên một tầm cao, chứa đựng triết lý sống sâu sắc.
Trong cuộc đời mỗi con người, khó khăn, trắc trở là một phần tất yếu và không thể thiếu. Chúng luôn tiềm ẩn và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nằm ngoài ước muốn và dự tính của ta. Không phải lúc nào may mắn cũng bắt tay ta; không có con đường nào là hoàn toàn bằng phẳng, trải đầy hoa hồng để ta cứ thế bước đi. Khi rảo bước trên con đường đời, ta rất dễ gặp phải chông gai, thử thách, nhiều khi còn vấp ngã. Nhưng phải có khó khăn, thử thách thì con người mới có thể tôi luyện được ý chí, niềm tin của mình để vững vàng hơn trước sóng gió, bão táp cuộc đời. Khó khăn là cơn gió, cơn gió ấy có thể chỉ nhẹ nhàng lướt qua làm rung rinh cành lá nhưng nhiều khi khủng khiếp, dữ tợn cuốn phăng đi tất cả; nó cũng giống như sóng biển: có lúc chỉ nhẹ nhàng dâng lên nhẹ xô bờ cát song có lúc lại gào thét dữ dội, ào ạt. Bởi vậy, để có thể vượt qua những cơn bão tố, sóng gió, đòi hỏi bạn phải có lòng dũng cảm, kiên cường, niềm tin và một bản lĩnh sống để vững vàng vượt qua . Nếu không thì chưa kể đến thử thách lớn mà ngay cả trở ngại nhỏ ta cũng khó có thể chống chọi được. Chỉ bị một vết xây xát nhỏ mà bạn cũng không đủ dũng cảm để chịu đựng, thậm chí kêu la, khóc sướt mướt thì làm sao bạn có thể chịu đựng và vượt qua được những vết thương khác sâu hơn? Một lần bạn bị “ăn trứng”, “ăn ngỗng” ở một bài kiểm tra, “lỡ xỏ nhầm hài vỏ chuối” trong một kỳ thi mà bạn đau khổ, tự dằn vặt bản thân và sống thu mình trong vỏ bọc xấu hổ hay bị xui xẻo, thất bại trong công việc từ đó mất hết tinh thần, niềm tin thì làm sao bạn có thể vượt qua nổi những thử thách lớn hơn? Những lúc ấy, giọt nước mắt đau khổ, sự suy sụp, chán nản, tuyệt vọng cũng chẳng giúp gì được cho bạn, thậm chí nó còn khiến bạn càng nhụt chí hơn . Thực tế không hề giống với cổ tích, Bụt không thể xuất hiện giữa đời thường để hóa giải đau thương. Điều quan trọng cần làm là chúng ta phải tìm ra con đường đi đúng đắn để vượt lên thử thách, khó khăn, hoàn cảnh. Khi đó, may mắn và thành công chắc chắn sẽ mỉm cười với bạn; bạn đã chiến thắng được hoàn cảnh, quan trọng hơn là chiến thắng chính bản thân mình; khẳng định được bản lĩnh của mình và khẳng định một chân lý: số phận không an bài, chi phối con người mà chính con người đã vượt lên và làm thay đổi, khuất phục hoàn cảnh, dù hoàn cảnh ấy có khắc nghiệt như thế nào! Có thể coi thử thách hiện ra là những nấc thang, mỗi bước lên cao là khó khăn càng chồng chất, càng đè nặng; nguy hiểm càng cận kề nhưng chiến thắng cũng càng gần hơn. Khi bạn đủ dũng cảm, niềm tin để quyết định bước qua và bước qua hết được những nấc thang đó là lúc bạn sẽ lên được đến đỉnh cao chiến thắng:
“Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian”
(“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”)
( Đi đường - Hồ Chí Minh)
Lòng dũng cảm, ý chí, niềm tin cùng lòng quyết tâm sẽ là bí quyết tuyệt vời để chiến thắng nằm trong tầm tay bạn, là chìa khóa của thành công. Chắc hẳn trong chúng ta, không ai là không biết nhà thơ, nhà giáo, nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Mặc dù bị mù lòa, đứt đoạn đường công danh, tình duyên cũng gặp trắc trở nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn không hề nản chí, suy sụp, tuyệt vọng; trái lại từ đó chuyên tâm dạy học, bốc thuốc, chữa bệnh và sáng tác thơ văn và đã trở thành nhà thơ lớn - “cây đại thụ của nền văn học dân tộc”, được người đời yêu quý và lưu danh muôn thưở. Cùng với Nguyễn Đình Chiểu, nhà khoa học Ê-đi-xơn cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại trong cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu của mình. Ông đã từng thử nghiệm đến hàng nghìn vật liệu khác nhau để làm dây tóc bóng đèn. Nếu là người khác, họ sẽ thấy thử đi thử lại như vậy thật nhàm chán và phí công, từ đó nản chí, bỏ cuộc. Nhưng, Ê-đi-xơn lại hoàn toàn khác! Ông vẫn kiên trì, dũng cảm với nghị lực vượt qua sự mệt mỏi, nhàm chán và có niềm tin chắn chắn sẽ thành công. Nhờ vậy, cuối cùng ông đã tìm được vật liệu thích hợp là vonfram để hoàn thành thí nghiệm của mình. Đó không chỉ là ánh sáng của khoa học-công nghệ mà còn là ánh sáng rạng ngời của lòng dũng cảm, niềm tin và nghị lực phi thường. Không nói ở đâu xa xôi, ngay Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng là một con người có lòng dũng cảm, niềm tin và nghị lực phi thường. Tuy cuộc đời Cách Mạng của Người gặp vô vàn khó khăn, thử thách, sóng gió. Hơn ba mươi năm trời bôn ba “ lênh đênh bốn biển một con tàu” ở nước ngoài - nơi đất khách quê người nhưng Bác vẫn luôn nung nấu niềm tin sắt đá là sẽ tìm được con đường cứu nước, cứu dân. Nhờ vậy mà Người đã giúp dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách kìm kẹp của hai đế quốc hùng mạnh nhất nhì thế giới, đem lại ánh sáng tự do, độc lâp cho nhân dân. Nếu không có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực phi thường hòa chung trong trái tim yêu nước của Người thì chắc có lẽ dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi chỉ chìm trong bóng đen nô lệ, lầm than. Bạn thấy đấy, sức mạnh của lòng dũng cảm, niềm tin, nghị lực vượt lên khó khăn, thử thách to lớn như thế nào? Tấm gương của những vĩ nhân ấy thật đáng để chúng ta tự hào và khâm phục biết bao! Tóm lại, trong cuộc đời mỗi con người, khó khăn, thử thách sẽ đến bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu nhưng điều quan trọng là bạn có dám đứng lên để dũng cảm đương đầu và chiến thắng chúng hay không? Thất bại hay thành công, tất nhiên không phải do tất cả ở chúng ta mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố ngoại cảnh nhưng trên hết, bản thân mỗi người phải đóng vai trò quyết định đến số phận của mình." Thiên đường ở chính ta, địa ngục cũng ở lòng ta cả" ( Chúa Giê-su). Gần đây chắc chúng ta ai cũng biết đến Nick Vujicic. Anh bị mắc hội chứng tetre-amelia nên không có tay, chân lại rất nhỏ. Và từ một cậu bé luôn tự hỏi “ Vì sao mình lại có mặt trên cuộc đời?”, Nick Vujicic đã học được cách đứng thẳng và di chuyển bằng chân, để từ đó chiến thắng số phận và tự mình trở thành một điều kì diệu giữa đời thường. Chính anh cũng đã từng tâm sự “ Nếu như bạn không thể có một điều kì diệu, hãy tự mình trở thành một điều kì diệu”. Quả thật, con người ấy thật kì diệu, đã trở thành tấm gương vươn lên chiến thắng số phận cho tất cả mọi người, thậm chí cho những con người lành lặn! Trở lại với câu chuyện chính “Ngọn gió và cây sồi”, cũng chính nhờ “những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất”(hay chính là nghị lực, niềm tin) mà cây sồi già đã chiến thắng được sức hủy diệt mạnh mẽ, ghê gớm của ngọn gió trong khi tất cả cây cối trong rừng đều bị quật ngã. Thật đúng khi Ovdius đã từng nói “ Người có niềm tin có thể đi qua bất kỳ phong ba bão táp nào”. Đặc biệt, điều đáng nói hơn ở đây là trước giờ, cây sồi không hề nhận ra sức mạnh của mình. Chỉ đến khi cây sồi trực tiếp đối diện với những cơn điên cuồng của gió, nó mới chứng tỏ được khả năng chịu đựng tiềm tàng. Thử hình dung nếu cây sồi cũng yếu ớt, nhút nhát, run sợ như nhửng cây khác thì dám chắc rằng nó cũng phải chịu chung số phận với chúng. Chính những khó khăn, trở ngại lại là điều kiện tốt nhất cho con người bộc lộ khả năng của bản thân và thành công đến với họ cũng chắc chắn và vững bền hơn. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” là thế! Và vẫn với ý đó, Bác Hồ cũng đã từng viết:
“ Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng”
( Tự khuyên mình- Hồ Chí Minh)
Tôi cũng từng nghe một câu chuyện kể về ý nghĩa của niềm tin, lòng dũng cảm dám đối mặt với thử thách, không gục ngã trước hoàn cảnh. Truyện kể về hai hạt giống nằm cạnh nhau trong một khu vườn. Hạt thứ nhất tự tin vươn mầm, dũng cảm đón nhận ánh nắng ấm áp và lớn lên trở thành một cây non đầy sức sống. Hạt giống còn lại thì rụt rè ngóc đầu dậy, sau đó lại sợ sệt rúc sâu vào đất vì nó lo rằng nắng gió dữ dội sẽ quật ngã cơ thể yếu ớt của mình. Rồi một ngày nọ, có một con gà vào vườn tìm mồi và đã mổ trúng hạt giống nhút nhát kia và nó sẽ chẳng bao giờ có thể trở thành một cái cây, dù chỉ là cái cây non. Trong cuộc sống hiện nay, cũng còn không ít những con người giống như hạt giống nhút nhát kia. Khi mà con người ta đều được ăn sung mặc sướng, nhất là giới trẻ ngày nay được nuông chiều quá mức nên sinh ra ỷ lại, dựa dẫm, thiếu ý chí, niềm tin, thiếu nghị lực vươn lên trong cuộc sống, không dám đối diện và trốn tránh khó khăn, thử thách nên luôn phó mặc cho số phận hay trông chờ vào sự nâng đỡ, chở che của người khác. Những con người ấy, khi gặp khó khăn, trở ngại, họ chỉ biết kêu ca, trốn chạy mà không hề biết tìm cách để vượt lên và ngày càng bị nhấn chìm sâu hơn trong bể tuyệt vọng. Bởi vậy họ mới hay gặp thất bại. Sống trong cuộc sống, chúng ta đừng nên nhút nhát, hèn yếu, thiếu tự tin, thiếu ý chí như hạt giống ấy mà hãy học tập cây sồi già và hạt giống dũng cảm, luôn có niềm tin vững chắc, lòng dũng cảm và bản lĩnh phi thường vượt qua khó khăn, thử thách, những tác động của ngoại cảnh,... “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Khi gặp khó khăn, mỗi người cần bình tĩnh tìm ra giải pháp cấn thiết để từng bước vượt qua khó khăn, trở ngại và hơn tất cả, cần nuôi dưỡng niềm tin chiến thắng để chiến thắng bản thân- chiến thắng vinh quang nhất và cũng là để chiến thắng những khó khăn, thử thách của ngoại cảnh cuộc sống.
Có thể nói, câu chuyện" Ngọn gió và cây sồi" mang ý nghĩa nhân văn thật sâu sắc! Nó là bài học quý báu, bức thông điệp dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những con người hay buông xuôi, thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống.Tom Cruise đã từng nói " Khi cuộc đời nhấn chìm bạn nơi dòng xoáy hung dữ, bạn có hai con đường: buông xuôi để rồi bị chìm xuống dưới đáy, hoặc sẽ hít một hơi dài và dũng cảm bơi tiếp". Bạn sẽ chọn cho mình con đường nào? Nếu là tôi, tôi chắc chắn sẽ chọn con đường thứ hai. Bởi lẽ sau khi đọc và thấm thía câu chuyện" Ngọn gió và cây sồi", tôi đã tự rút ra bài học cho bản thân là phải như cây sồi già, luôn phải dũng cảm đương đầu với khó khăn, thử thách; luôn có niềm tin và nghị lực để chiến thắng chúng. Tôi tin rằng nếu có được điều đó, chắc chắn may mắn và thành công sẽ luôn mỉm cười với tôi, và... bạn cũng vậy!

Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người...
Đọc tiếp
Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giácbooif hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với 1 tình yêu và 1 niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy

Biểu cảm về cây bàng

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

 

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

 

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cÇn mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…

 

5
25 tháng 10 2016

Bị j đax

25 tháng 10 2016

dai v