Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Dân cư nước ta phân bố không đều
* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:
+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.
+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.
- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.
* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam
- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.
- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.
* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư
- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn
- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.
* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).
b) Nguyên nhân
- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...
- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...
c) Hậu quả và hướng giải quyết
* Hậu quả
Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.
* Hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.
- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.
- Hạn chế nạn di dân tự do.
Tham Khảo
+ Thuận lợi:
- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ
- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
- Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh
* Điều kiện kinh tế – xã hội:
- Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.
- Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.
* Khó khăn:
- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.
- Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…
- Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.
Tham khảo
Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
+ Diện tích 14.806 km² chiếm 5% diện tích và 21% dân số cả nước (năm 2002).
+ Các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Phía Tây giáp Tây Bắc.
+ Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
→ Ý nghĩa: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (2 vùng có nguồn cung cấp tài nguyên, nguyên liệu).
Quan sát hình 20.1, hãy xác định:
- Ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Vị trí đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ.
câu 1
Tiếp giáp trên đất liền và trên biển của nước ta
- Trên đất liền, phía bắc nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia.
+ Các tỉnh giáp với Trung Quốc: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
+ Các tỉnh giáp với Lào: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum.
+ Các tỉnh giáp với Cam-pu-chia: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
- Trên biển, nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Phi- líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.