K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cáo là một con vật hung ác. Nó hay rình bắt gà, bắt chim bồ câu ăn thịt. Không những thế, Cáo lại rất láu lỉnh, bày hết trò này đến trò mưu nọ để lừa bị, làm hại những con vật khác.

Một hôm, nó sang nhà Cò, vồn vã mời Cò:

– Bác Cò ơi, hôm nay nhà tôi có sửa một bữa tiệc, mời bác sang chơi dự tiệc với tôi.

Cò vốn ngay thẳng, tưởng chỗ hàng xóm, Cáo đã sang mời, không lẽ chối từ. Sang đến nơi, Cò chỉ thấy một đĩa cháo loãng. Cáo vừa ăn vừa mời Cò:

– Kìa bác Cò, mời bác xơi đi chứ!

Cò biết Cáo xỏ mình: biết mình mỏ dài, Cáo đựng cháo trong một cái đĩa nông lòng để mình không ăn được. Cò tức giận bỏ về, nghĩ bụng: “Được, mày sẽ biết tay tao!”

Mấy hôm sau, Cò sang mời Cáo:

– Bác Cáo này, hôm nay tôi có sửa được một bữa cơm ngon, mời bác sang chơi ăn cơm với tôi.

Cáo vốn háu ăn, mò sang ngay. Mùi cháo thịt thơm phả vào mũi Cáo. Cáo nhìn quanh chỉ thấy một cái bình cao cổ, khói thơm nghi ngút bốc ra. Cò điềm nhiên mổ ăn, bảo Cáo:

– Kìa, mời bác xơi đi chứ!

Cáo biết là Cò đã xỏ lại mình. Nó bẽn lẽn ôm bụng đói lủi về.

 

a) Nội dung chính của văn bản

b) Phương thức biểu đạt chính

c) Viết đoạn văn 5-10 dòng nêu bài học em rút ra được từ câu chuyện

1
20 tháng 3 2022

a, nội dung chính : kể lại câu chuyện giữa cáo và cò.

b. tự sự

c. bài học : trong cuộc sống , chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau chớ chơi xấu với ai vì người ta cũng sẽ như thế với mình

+ phải biết đối xử tốt đẹp với người khác , với bạn bè , mọi người xung quanh.... có như thế thì quan hệ giữa mọi người mới tốt đẹp được.

Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:a) Tiếng chó sủa vang các xóm.Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:- Bác trai đã khá rồi chứ ?- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu,...
Đọc tiếp

Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:

a) Tiếng chó sủa vang các xóm.

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ ?

- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. 

- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì.

- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!

Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo  đền Tổ quốc!

(Sự tích Hồ Gươm)

c) Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. […]

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

- Khốn nạn… Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.

(Nam Cao, Lão Hạc)

1
21 tháng 7 2017

a, Đoạn trích Tắt đèn

   - Bác trai đã khá rồi chứ? - hành động hỏi

   - Cảm ơn cụ… mỏi mệt lắm – hành động trình bày

   - Này, bảo bác ấy… cho hoàn hồn – hành động điều khiển, hứa hẹn.

   - Vâng, cháu cũng… tới giờ rồi còn gì. – hành động hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

   - Thế thì phải giục… kéo vào rồi đấy! – hành động điều khiển.

  b, Đoạn trích Sự tích Hồ Gươm.

   - Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. – hành động trình bày.

   - Chúng tôi nguyện đem… báo đền Tổ Quốc! – hành động hứa hẹn.

  c, Đoạn trích Lão Hạc

   - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! – hành động trình bày

   - Cụ bán rồi? – hành động hỏi.

   - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. – hành động trình bày

   - Thế nó cho bắt à? – hành động hỏi

   - Khốn nạn… dốc ngược nó lên – Hành động bộc lộ cảm xúc xen hành động trình bày.

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Con Cáo và bác nông dânMột con cáo chọc tức bác nông dân bằng cách đi phá hoại cánh đồng ngô của bắc. Bực mình quá, bác nghĩ ngay ra cách bắt cáo phải trả giá đắt.Bác lấy it xơ gai tẩm dầu rồi buộc vào đuôi cáo và châm lửa đốt. Các cuống cuồng chạy ngay vào cảnh đồng ngô đã già chi còn chở bác nông dân thu hoạch.Thế là bác chỉ còn cách vừa chạy theo cáo vừa than...
Đọc tiếp
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Con Cáo và bác nông dânMột con cáo chọc tức bác nông dân bằng cách đi phá hoại cánh đồng ngô của bắc. Bực mình quá, bác nghĩ ngay ra cách bắt cáo phải trả giá đắt.Bác lấy it xơ gai tẩm dầu rồi buộc vào đuôi cáo và châm lửa đốt. Các cuống cuồng chạy ngay vào cảnh đồng ngô đã già chi còn chở bác nông dân thu hoạch.Thế là bác chỉ còn cách vừa chạy theo cáo vừa than thở đã bị cháy trụi mất cả cánh đồng ngô.(Ngụ ngôn Aesop )Câu 1 (1 điểm): Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt của văn bản này ?Câu 2 (1 điểm): Cách trừng phạt cáo của bác nông dân đã gây ra hậu quả gì?Câu 3 (1 điểm): Bài học sâu sắc. rút ra được từ câu chuyện này?
1
31 tháng 12 2022

Con Cáo và bác nông dân
Một con cáo chọc tức bác nông dân bằng cách đi phá hoại cánh đồng ngô của bắc. Bực mình quá, bác nghĩ ngay ra cách bắt cáo phải trả giá đắt.Bác lấy it xơ gai tẩm dầu rồi buộc vào đuôi cáo và châm lửa đốt. Các cuống cuồng chạy ngay vào cảnh đồng ngô đã già chi còn chở bác nông dân thu hoạch.Thế là bác chỉ còn cách vừa chạy theo cáo vừa than thở đã bị cháy trụi mất cả cánh đồng ngô.
(Ngụ ngôn Aesop )
Câu 1 (1 điểm): Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt của văn bản này ?
- Tự Sự
Câu 2 (1 điểm): Cách trừng phạt cáo của bác nông dân đã gây ra hậu quả gì?
- Làm cho cáo cuông cuồng chạy vào cánh đồng ngô và làm cháy cả cánh đồng ngô của bác.
Câu 3 (1 điểm): Bài học sâu sắc. rút ra được từ câu chuyện này?

- Bài học sâu sắc rút ra được từ chuyện này là khi ai đó muốn làm hại chúng ta thì chúng ta hãy bình tĩnh đừng quá nóng giận mà làm theo họ đi hãm hại lại. Bởi vì, đó là một việc làm xấu, ta hãm hại họ đôi khi chính chũng ta đang hại mình. Hãy bình tĩnh, nghĩ ra những cách hoà giải thông minh, để cả hai bên đều có lợi và có thể ta sẽ nhận được lại rất nhiều điều giá trị từ việc làm tốt đó

kể chuyện:Ngày xưa, ở một làng kia, có một người đàn bà nghèo sinh được một đứa con trai. Khi nó ra đời, người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa. Vào lúc đó, nhà vua vi hành qua làng, không một ai biết. Vua hỏi trong làng có sự gì lạ không, thì dân làng tâu:- Gần đây có một đứa trẻ mà người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa....
Đọc tiếp

kể chuyện:

Ngày xưa, ở một làng kia, có một người đàn bà nghèo sinh được một đứa con trai. Khi nó ra đời, người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa. Vào lúc đó, nhà vua vi hành qua làng, không một ai biết. Vua hỏi trong làng có sự gì lạ không, thì dân làng tâu:

- Gần đây có một đứa trẻ mà người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa.

Nhà vua vốn độc ác nghe nói như vậy tức lắm, liền đến ngay nhà bố mẹ đứa trẻ, giả vờ thân mật bảo:

- Các bác nghèo khó, hãy giao con cho tôi để tôi chăm sóc nó cho.

Hai vợ chồng nhà kia trước còn từ chối, sau thấy người lạ mặt đưa cho nhiều vàng, nghĩ bụng: “Con mình là đứa tốt số. Như thế lại hay cho nó”, nên cuối cùng bằng lòng trao con.

Vua đặt đứa trẻ vào một cái hòm, cưỡi ngựa tới một chỗ nước sâu, ném hòm xuống, nghĩ thầm: “Thế là con gái ta thoát khỏi tay anh chàng rể bất đắc dĩ này”.

Nhưng cái hòm không chìm, cứ nổi như một chiếc tàu nhỏ, nước không thấm vào một giọt. Hòm trôi lềnh bềnh cách kinh kỳ hai dặm, đến cửa cổng một cối xay thì bị mắc lại. May lúc đó có thằng bé xay bột trông thấy, lấy móc kéo vào. Nó tưởng trong có của, nhưng khi mở ra thì thấy một đứa bé khỏe mạnh, khôi ngô. Nó mang đứa trẻ về cho chủ. Hai vợ chồng này không có con, nên mừng lắm. Họ hết sức chăm sóc, đứa bé hay ăn chóng lớn. Một hôm, tình cờ vua vào nhà xay để tránh mưa. Vua hỏi vợ chồng người xay bột có phải gã thanh niên cao lớn là con trai họ không. Họ đáp:

 

- Tâu bệ hạ không phải, đó là đứa trẻ nhặt được cách đây mười bốn năm. Nó nằm trong một cái hòm trôi dạt tới cửa cổng, thằng bé xay bột nhà chúng tôi đã vớt nó lên.

Vua nghĩ thầm chắc là đứa bé tốt số mà mình đã vứt xuống nước trước kia, bèn nói:

- Này ta muốn nhờ gã này mang một lá thư đến cho hoàng hậu, có được không? Ta sẽ thưởng cho hai đồng vàng.

Bố mẹ nuôi vâng lệnh bảo gã chuẩn bị đi.

Vua viết thư cho hoàng hậu nói: “Khi gã thanh niên mang thư này đến, thì giết nó ngay và chôn nó đi. Phải thi hành mệnh lệnh này trước khi ta về”.

Chàng thanh niên cầm thư lên đường, nhưng đi lạc đến một khu rừng to. Trong đêm tối, chàng thấy một ánh đèn, lại gần thì là một cái nhà nhỏ. Chàng vào nhà thấy một bà lão ngồi một mình bên bếp lửa. Bà lão thấy chàng, hoảng sợ hỏi:

- Con ở đâu đến? Con đi đâu?

- Con ở nhà xay đến. Con phải mang thư đến cho hoàng hậu, nhưng bị lạc trong rừng. Con muốn xin ngủ lại đêm nay ở đây.

- Tội nghiệp! Con lạc vào nhà kẻ cướp rồi. Chúng về thì chúng sẽ giết con.

- Thôi, muốn ra sao thì ra. Cháu chẳng sợ. Vả lại cháu mệt quá, không đi được nữa đâu.

Chàng nằm lên ghế dài ngủ. Lát sau bọn cướp về, tức giận hỏi gã thanh niên nào ngủ đó.
Bà lão nói:

- Trời ơi! Thằng bé có tội tình gì đâu! Nó lạc vào rừng, tôi thương tình cho nó vào đây. Nó phải mang thư cho hoàng hậu đấy.

Bọn cướp bóc dấu niêm phong thư thấy nói là phải giết ngay người mang thư này. Bọn cướp tuy nhẫn tâm mà cũng động lòng, tên tướng cướp xé tan lá thư đó, viết lá thư khác đại ý nói phải gả công chúa ngay cho chàng thanh niên mang thư này đến. Họ để cho chàng ngủ yên đến sáng. Sáng hôm sau, họ giao thư cho chàng và chỉ đường cho đi. Hoàng hậu nhận được thư, theo lệnh tổ chức đám cưới linh đình, gả công chúa cho chàng tốt số. Chú rể đẹp trai và tốt nết, công chúa sống với chồng hạnh phúc lắm.

Sau đó ít lâu, vua về, thấy lời tiên tri đã thành sự thật, đứa bé tốt số đã lấy con mình, bèn nói:

- Chẳng hiểu sao lại thế, trong thư ta ra lệnh khác cơ mà.

Hoàng hậu lấy thư đưa vua xem. Vua thấy thư đã bị đánh tráo, bèn hỏi con rể thư cũ đâu, sao lại đánh tráo thư khác. Chàng đáp:

- Tâu bệ hạ, con không biết. Chắc ban đêm con ngủ trong rừng, thư đã bị đánh tráo.

Vua tức giận nói:

- Như thế không ổn. Muốn lấy con ta thì phải xuống âm phủ nhổ ba sợi tóc vàng của con quỉ đem về nộp ta. Nếu người làm nổi thì vẫn được phép làm chồng con ta.

Vua định làm như thế để tống khứ chàng thanh niên đi. Nhưng chàng đáp:

- Con không sợ quỉ, con sẽ lấy được tóc vàng về.

Chàng bèn cáo từ vua ra đi. Khi chàng đến một thành phố lớn, lính canh hỏi chàng làm
nghề gì và biết những gì. Chàng đáp:

- Gì cũng biết.

Lính canh nói:

- Thế anh bảo giùm chúng tôi tại sao giếng ở chợ chúng tôi trước kia luôn chảy ra rượu vang, mà nay lại cạn hẳn đi, đến một giọt nước cũng không còn.

Chàng nói:

- Chờ khi tôi về, tôi sẽ bảo cho biết.

Chàng lại đi, đến một thành phố khác. Lính canh cũng hỏi chàng làm nghề gì và biết những gì. Chàng lại đáp:

- Gì cũng biết.

Lính canh nói:

- Thế anh bảo giùm chúng tôi biết tại sao trong thành chúng tôi có cây táo trước kia ra quả vàng mà nay đến một chiếc lá cũng không còn?

Chàng lại đáp:

- Chờ tôi về, tôi sẽ cho biết.

Chàng lại đi, đến một con sông lớn. Người lái đò hỏi chàng làm nghề gì và biết những gì.
Chàng đáp:

- Gì cũng biết.

Người lái đò nói:

- Thế anh bảo giùm tôi biết tại sao tôi cứ phải chở đò qua lại trên khúc sông này không có ai thay.

Chàng đáp:

- Để khi trở về tôi sẽ bảo cho biết.

Qua sông đến bến, chàng thấy cửa âm phủ tối om, ám khói. Con quỉ đi vắng. Ở nhà chỉ có một bà già ngồi trong một chiếc ghế bành rộng. Bà không có vẻ ác. Bà hỏi:

- Cháu muốn gì?

- Cháu muốn lấy ba sợi tóc của con quỉ, nếu không thì mất vợ.

- Kể thì quá đấy. Nếu con quỉ về mà thấy cháu ở đây thì chắc chắn là cháu mất đầu. Nhưng thôi, ta thương hại cháu, để xem có cách nào giúp cháu không.

Bà làm phép cho chàng biến ra kiến và bảo:

- Cháu hãy bò vào trong áo ta thì mới toàn tính mệnh được.

- Vâng, quí hóa quá, nhưng con còn muốn biết ba điều: “Một là tại sao giếng nước trước kia chảy ra rượu vang, nay bỗng cạn hẳn, không còn một giọt nước? Hai là tại sao cây táo kia trước có quả táo vàng mà giờ không có đến một cái lá? Ba là tại sao bác lái đò kia cứ phải chở đò mãi, không có ai thay”.

Bà già nói:

- Ba câu hỏi này khó thật, nhưng cháu cứ yên tâm, lắng tai nghe con quỉ nói khi ta nhổ ba sợi tóc vàng của nó nhé.

Đến tối con quỉ về nhà. Vừa vào cửa, nó đã ngờ ngợ thấy mùi gì lạ. Nó nói:

- Quái, ta ngửi như có mùi thịt người ở đây, có phải không?

Bà lão chế nó:

- Tôi vừa quét dọn ngăn nắp, bây giờ anh lại lục tung cả ra. Lúc nào mũi anh cũng chỉ ngửi thấy mùi thịt người. Thôi ngồi xuống ăn đi.

Ăn uống xong, con quỉ thấy mền mệt, tựa đầu vào gối bà già và bảo bà bắt chấy cho. Được một lát, nó thiu thiu ngủ rồi ngáy khò khò. Bà già nhổ một sợi tóc vàng của nó, để bên mình. Con quỉ hỏi:

- Ái chà, bà làm gì thế?

Bà lão nói:

- Tôi mộng thấy sự không lành, nên tôi đã nắm tóc anh đấy.

Con quỉ hỏi:

- Bà mộng thấy gì?

- Tôi nằm mộng thấy giếng ở chợ trước kia thường chảy ra rượu vang, nay cạn hẳn, đến một giọt nước cũng không còn? Tại sao thế?

Con quỉ đáp:

- Chà! Nếu biết thì đã chẳng nên chuyện. Dưới tảng đá ở đáy giếng có một con cóc. Đem giết nó đi thì rượu vang lại chảy ra.

Bà lão lại bắt chấy cho con quỉ. Quỉ lại ngủ, ngáy rung cả cửa kính. Bà già lại nhổ một sợi tóc nữa. Quỉ cáu, nói:

- Ô hay, làm gì thế?

Bà lão đáp:

- Anh đừng giận nhé, tôi lại mộng đấy mà.

- Lại mộng gì nữa thế?

- Tôi thấy ở một nước nọ có một cây táo trước kia thường vẫn ra quả vàng mà nay đến một cái là cũng chẳng còn. Tại sao thế?

- Chà! Nếu biết thì đã chẳng nên chuyện. Có một con chuột nhắt gặm rễ cây. Giết nó đi thì cây lại ra quả vàng. Nếu để chuột gặm mãi thì cây đến chết mất. Nhưng thôi, đừng có mơ mộng gì nữa nhé, để cho tôi ngủ yên, nếu còn làm tôi thức giấc, tôi sẽ tát cho đấy.

Bà lão dỗ dành con quỉ, rồi lại bắt chấy cho nó. Nó lại ngủ và ngáy. Bà nhổ sợi tóc vàng thứ ba của nó. Con quỉ chồm dậy, kêu lên và toan đánh bà, nhưng bà lại nói ngọt rằng:

- Khốn nỗi cứ mộng mãi thì biết làm thế nào?

Con quỉ tò mò hỏi:

- Bà còn mộng thấy gì nữa?

- Tôi chiêm bao thấy có một người lái đò than phiền là cứ phải chở đò qua lại mãi mà không có người thay. Tại sao thế?

Quỉ đáp:

- Ngốc quá. Nếu có ai muốn qua sông, thì hắn chỉ việc trao mái chèo cho người ấy là thoát, và người kia sẽ chở đò thay hắn thôi.

Sau khi đã nhổ ba sợi tóc vàng của con quỉ và đã được nghe nó trả lời ba lần, bà già để cho nó ngủ đến sáng. Con quỉ bước chân ra khỏi cửa, thì bà liền bắt con kiến ở trong
nếp áo bà ra, hóa phép biến nó lại thành người. Bà lão nói:

- Đây ba sợi tóc vàng đây, còn ba câu trả lời của con quỉ thì cháu nghe được rõ rồi chứ?

Chàng đáp:

- Vâng, cháu đã nghe rõ rồi, cháu sẽ nhớ kỹ.

Bà lão bảo:

- Thôi thế mày thoát rồi nhé. Lên đường về được rồi đấy.

Chàng cảm ơn bà lão đã giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn. Chàng đi khỏi âm phủ, Trong lòng phấn khởi vì mọi việc đều được như ý.

Chàng gặp bác lái đò, bác xin chàng giải đáp cho như chàng đã hứa. Chàng tốt số nói:

- Bác hãy chở tôi sang bờ bên kia, tôi sẽ bảo bác cách giải thoát.

Tới bờ, chàng cho bác biết câu trả lời của con quỉ:

- Nếu có người muốn qua sông thì bác chỉ việc đặt mái chèo vào tay người ấy rồi đi.

Chàng lại lên đường, đến thành phố có cây trụi quả. Lính canh cũng đang chờ chàng giải đáp. Chàng nhắc lại lời của con quỉ:

- Giết con chuột nhắt gặm rễ cây đi, thì cây lại ra quả táo vàng.

Họ cám ơn chàng và biếu chàng hai con lừa tải nặng vàng. Sau cùng, chàng đến thành phố có giếng cạn. Chàng cũng nhắc lại lời con quỉ:

- Có một con cóc ngồi dưới hòn đá ở đáy giếng, phải tìm nó giết đi, thì rượu vang lại chảy ra nhiều.

Lính canh cảm ơn chàng và cũng tặng chàng hai con la trở nặng vàng.

Chàng về tới nhà; vợ chàng vui mừng khôn xiết, vì lại trông thấy mặt chồng và thấy chồng đi gặp được mọi việc đều như ý. Chàng dâng vua ba sợi tóc vàng của con quỉ. Vua thấy bốn con la tải nặng vàng, mừng lắm, nói:

- Nay con đã làm xong mọi việc ta giao cho, thì con vẫn được lấy con gái ta. Này con, con lấy đâu ra nhiều vàng thế? Thật là một kho tàng vô giá!

- Con lấy ở bên kia sông, đó là cát trên bờ.

Vua tham lam, hỏi:

- Ta có lấy được không?

Chàng rể đáp:

- Bẩm muốn lấy bao nhiêu cũng được ạ. Bệ hạ bảo người chở đò đưa sang bờ bên kia thì tha hồ lấy.

Ông vua tham lam kia vội lên đường ngay. Đến bờ sông, vua ra hiệu cho bác chở đò đưa qua sông. Người lái đò mời vua xuống thuyền. Khi sang đến bờ bên kia, bác đặt mái chèo vào tay vua rồi nhảy lên bờ. Thế là ông vua, vì tham của mà chịu tội thành anh lái đò.

- Thế vua còn chèo đò nữa không?

ai thấy hay thì like nha ok

6
31 tháng 10 2016

yeuyeuvuiyeuyeu

31 tháng 10 2016

cái này đọc rồi

 

Anh nghèo và anh giàuNgày xửa ngày xưa có hai anh hàng xóm, một anh nghèo và một anh giàu. Anh giàu rất sùng đạo. Chẳng thế mà có lần anh ta bỏ ra ba ngày liền chúi mũi vào một quyển sách lễ, đọc tất cả những quy tắc lễ nghi, không bỏ sót một lời cầu khấn nào. Tự nhủ phải giải khuây chút đỉnh, anh ta sai chuẩn bị một bữa tiệc lớn, mời mọi người quanh vùng đến dự. “Nhưng tên hàng...
Đọc tiếp

Anh nghèo và anh giàu

Ngày xửa ngày xưa có hai anh hàng xóm, một anh nghèo và một anh giàu. Anh giàu rất sùng đạo. Chẳng thế mà có lần anh ta bỏ ra ba ngày liền chúi mũi vào một quyển sách lễ, đọc tất cả những quy tắc lễ nghi, không bỏ sót một lời cầu khấn nào. Tự nhủ phải giải khuây chút đỉnh, anh ta sai chuẩn bị một bữa tiệc lớn, mời mọi người quanh vùng đến dự. “Nhưng tên hàng xóm cùng đinh ta sẽ không mời, loại người như thế không có chỗ giữa những người đàng hoàng.”

Tối đến, anh ta sai đốt một đống lửa thật lớn để quay thịt, vần ra những thùng rượu vang, khách mời tha hồ ăn uống thỏa thích, vui chơi thả cửa.

Đang tiệc, chị vợ anh giàu dắt một con bê con mới sinh trong ngày đến gần đống lửa để sưởi ấm, con bê con nhớ mẹ kêu “be, be” ầm ĩ. Anh hàng xóm nghèo nghe tiếng kêu, tưởng đâu người láng giềng giàu có mời mình, anh liền chạy sang, tự thu xếp cho bản thân một chỗ gần đống lửa. Anh giàu đang bận săn sóc khách khứa, đáp lễ mỗi người một vài câu xã giao lấy lòng, bất thần thấy anh nghèo thì cau mày:

- Anh làm gì ở đây? Một kẻ thô lỗ như anh không có việc gì làm trong một buổi tiệc như thế này!

- Hình như lúc nãy ông đã gọi tôi! Anh nghèo mỉm cười.

- Anh có họa điên mới tưởng như thế! Anh giàu cáu tiết. Ra khỏi đây, không được đến làm phiền khách mời của ta!

Anh nghèo về nhà phàn nàn với vợ:

- Cuộc đời những người nghèo chúng ta phải đâu là lố bịch! Giá mà mình thấy vẻ mặt của ông ấy lúc nhìn thấy tôi! Cứ như chúng ta không thể vậy, chúng ta cũng có thể chứ, chúng ta cứ vui chơi tiệc tùng xem sao!

- Mình đừng băn khoăn, chị vợ đáp. Chúng ta cũng có thể chứ sao, chúng ta sẽ tự tổ chức một bữa tiệc nhỏ.

Tức thì hai vợ chồng lấy ra một thùng nhỏ rượu vang, giết con lợn gày, và cùng các con lên núi. Trên một sườn núi rộng, họ dựng một túp lều cũ nát vá víu chằng chịt, đốt một đống lửa lớn. Khi ngọn lửa bốc cao lên trời, anh nghèo lẩm nhẩm cầu khấn:

- Hãy nhìn xem, ôi Thượng đế, chẳng lẽ Người không thấy bất công trên trái đất ư? Người không thấy người giàu có trái tim bằng đá, và những kẻ nghèo chúng con cực khổ quá ư? Ôi, đức Phật trên núi cao! Ôi, thượng đẳng thần linh, làm sao Người có thể dửng dưng trông thấy cảnh đau lòng này? Phải chăng con không lam lũ sớm chiều trên đồng ruộng? Phải chăng con không dâng lên Người đủ đồ lễ? Công bằng liệu có hay không? Nhưng con đã nói rồi, nếu Người chẳng làm gì cho con cả, con sẽ không dâng lên Người bất cứ lễ vật nào nữa!

Dứt lời, anh cùng vợ con ăn con lợn quay gày còm. Họ ăn thỏa thích và nhận chìm nỗi đắng cay của mình trong những ngụm rượu lớn. Rồi họ nắm tay nhau nhảy vòng tròn quanh đống lửa đến khuya. Nửa đêm, chị vợ chui vào túp lều cũ nát ngủ cùng các con. Anh nghèo ngồi lại bên đống lửa đang lụi dần. Những ý nghĩ buồn bã trở về với anh.

“Thế là hết sạch”, anh tự nhủ. “Hôm nay, chúng ta có được một lúc vui, nhưng hết cả rồi. Mai lấy gì mà bỏ vào miệng!”

Anh nằm dài trên mặt đất, đăm đắm nhìn bầu trời đầy sao. Không thể tìm được giấc ngủ, anh trở mình hết bên này lại bên kia mà vẫn không sao chợp mắt được. Sau một hồi lâu mệt mỏi vì mở trong mắt, anh ngồi dậy, lấy chiếc khăn trắng thường dùng để cầu nguyện - chiếc “Khata”, một ngọn đèn và mấy nén nhang, rồi rảo bước về phía ngôi chùa gần nhất.

Anh vào chùa, cúi lạy thật thấp trước tượng Phật, vắt chiếc khăn trắng lên tay tượng, thắp đèn, đốt hương và rì rầm khấn những lời sau:

- Lạy trời, lạy Phật, xin hãy công bằng một chút. Người muốn dân nghèo chúng con phải làm gì, chúng con đói chẳng có gì ăn, trong lúc phải làm việc quần quật? Vừa cầu khấn, anh vừa nhìn chăm chú nét mặt không chút biểu cảm của tượng Phật, dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn. Trong đầu anh trăn trở bao ý nghĩ tối tăm về những ngày đói khát sắp tới. Cuối cùng, do cả ngày mệt nhọc, anh ngồi xổm xuống đất trước đức Phật và, chẳng hiểu sao, anh ngủ thiếp đi.

Khi anh tỉnh dậy thì ngọn đèn đã tắt từ lâu, một tia sáng yếu ớt rọi qua gian chùa tối tăm. Anh nghèo giụi mắt. ánh sáng phát ra từ đế tượng Phật. Tò mò, anh đứng lên đến gần pho tượng. Anh nhận thấy có một lỗ hở ở chân đế. Cúi xuống nhìn vào bên trong anh vô cùng kinh ngạc, lỗ hở ấy mở ra một cái hang rộng! Giữa hang, một đống lửa to cháy rực, cạnh đống lửa có hai người lùn dị dạng ngồi chồm chỗm - một nam, một nữ - mỗi người cầm một khúc xương to bám đầy thịt. Anh nghèo rùng mình, cơn rùng mình chạy suốt dọc xương sống. Cảnh tượng hai người lùn nhồm nhoàm gặm xương giáng cho anh một cú bất ngờ thích đáng, đến độ anh lùi lại một bước, làm miếng ván sàn kêu đánh rắc.

- Mụ này, hình như có người, gã lùn càu nhàu.

- Ông nói gì vậy? Cứ giữ khúc xương của ông ấy, là lũ chuột chạy trong chùa đấy.

Lát sau mụ đàn bà đứng dậy, nhấc từ trên tường xuống một chiếc đũa vàng, vươn người chạm đến vòm hang, ở đấy có treo ba túi da. Mụ lấy đầu đũa gõ vào chiếc túi thứ nhất và nói:

- Chảy ra, dầu, chảy ra! Mụ vừa dứt lời thì một thứ dầu thượng hạng, thơm phức từ trong túi chảy ra.

Mụ lại dùng chiếc đũa gõ vào chiếc túi thứ hai:

- Bày ra, Tsam-pa(*), bày ra! Mụ vừa dứt lời thì món Tsam-pa ngon lành, vàng óng bày ra ê hề.

Rồi mụ chạm đũa vào chiếc túi thứ ba, nói:

- Nhảy ra, đùi lợn, nhảy ra! Lập tức những khúc đùi lợn quay vàng rộm, chín tới nhảy ra khỏi túi da.

Hai người lùn đánh chén ngon lành, họ nhai tóp tép, thở phì phò, lèn đầy bụng tưởng lòi mắt khỏi tròng và, để kết thúc bữa ăn, họ dùi thủng thùng rượu vang, uống mãi không thôi.

“Bấy nhiêu thức ăn ngon, chỉ để cho hai con người nhỏ thó!” Anh nghèo thở dài, tủi phận mình: “Trong khi những kẻ bất hạnh chúng ta, thường phải bụng rỗng đi ngủ! Quả là quá bất công!”

Anh lách qua khe vào hang, nhón chân đến gần tường cuỗm gọn chiếc đũa vàng. Rồi anh lấy luôn ba chiếc túi da treo trên vòm hang, nhẹ nhàng như bỡn, không một tiếng động, anh trở ra chùa theo lối đã vào. Vừa qua được ngưỡng cửa, anh vắt giò lên cổ chạy.

Về đến lều, anh thấy vợ con còn đang ngủ say. “Dậy, dậy mau! Tôi mang về cả kho báu đây này!” Anh nghèo kể lại chuyện. Chị vợ nhìn anh bán tín bán nghi, nghĩ rằng chồng mình đã mất trí. Chỉ đến khi nhờ chiếc đũa vàng, anh chồng làm tuôn ra từ ba túi da đủ các món ăn ngon, chị mới tin.

Vui làm sao! Thế là hết mọi lo phiền! Vì tốt bụng và hào phóng, anh nghèo mở ngay một bữa tiệc lớn mời tất cả những người nghèo trong vòng nhiều dặm quanh đấy đến dự. Tin này đến tai anh láng giềng giàu có.

“Xì!” Anh ta chun mũi, “ta muốn tận mắt thấy bữa tiệc của gã. Chắc gã thết khách mời bằng gạo hẩm.” Quá tò mò, nên dù không được mời anh ta vẫn len vào giữa đám thực khách. Anh ta không tin nổi mắt mình. Khắp nơi là những thùng rượu vang hảo hạng, trên các que xiên là món đùi lợn quay tuyệt ngon, không khí ngào ngạt mùi thơm kích thích.

“Tên cùng đinh kiếm đâu ra các thứ này? Chắc chỉ ăn trộm đâu đây thôi.” Anh ta xồng xộc đi tìm anh nghèo, không úp mở hỏi xem anh kiếm đâu ra nhiều cao lương mĩ vị đến thế. Cũng dễ hiểu khi thoạt đầu anh nghèo không muốn nói ra điều bí mật của mình, anh lưỡng lự, trả lời quanh co, nhưng vì anh giàu cứ hỏi mãi, rốt cuộc anh kể ra bằng hết.

“Nếu tên cùng đinh này chỉ mất một nén nhang còm đã được bao nhiêu là thứ”, anh giàu nghĩ, “vậy thì với một món lễ vật giá trị, Phật sẽ cho ta thứ gì nhỉ?” Tức thì, anh ta không thiết ăn uống gì nữa, chạy nhanh về nhà mình ở kế bên, sai chị vợ:

- Bảo giết ngay con lợn béo nhất, chúng ta sẽ đem lễ Phật.

Thế là anh giàu dẫn vợ con lên núi, mang theo một chiếc lều thật đẹp. Đến sườn núi, họ dựng lều, đốt một đống lửa lớn để quay những miếng thịt béo ngậy. Họ uống rượu và nhảy múa. Nửa đêm, chị vợ cùng các con về lều ngủ, anh giàu còn lại một mình.

Anh ta soạn một cây đèn đã đổ đầy dầu tinh khiết màu hồng, một túi rượu vang hảo hạng, một miếng thịt quay to tướng - miếng béo nhất, khăn lễ khata trắng, một nắm hương, và rảo bước về phía ngôi chùa.

Đến nơi, anh ta cúi lạy trước tượng Phật, thắp đèn, đốt nhang, vắt chiếc khata trắng trên cánh tay vươn ra của tượng Phật, túi rượu vang và miếng thịt quay đặt dưới đất. Rồi anh ta lầm rầm cầu khấn:

- Tấu lạy đức Phật tối linh thiêng, Người biết rằng con luôn luôn nghĩ đến Người, rằng con đã bớt phần ngon nhất, cũng là phần Người thích nhất, làm lễ vật dâng cúng Người. Con muốn biết Người có công bằng hay không. Chắc người còn nhớ tên cùng đinh đến đây mới rồi. Người đã cho gã bao nhiêu là thứ chỉ vì một nén nhang còm.

Anh ta cầu khấn mãi, và rồi, vì buồn ngủ, anh ta ngồi xệp xuống đất, chẳng bao lâu thì thiếp đi.

Khi anh ta tỉnh dậy đèn đã tắt. Ngôi chùa tối đen chỉ còn sót lại tia sáng hắt ra từ chân đế tượng Phật. Anh giàu đến gần khe hở, ghé mắt nhìn vào bên trong. Tim anh ta nhảy dựng lên vì vui mừng. Bên đống lửa ở chính giữa hang anh ta trông thấy hai người lùn - một nam, một nữ - đang chén những miếng thịt ngon lành.

- Mụ có nghe thấy không? Có người! Gã lùn la lên giận dữ.

- Lúc nào ông cũng có chuyện gì đó để mà nói đi nói lại: Nếu có ai đó, có khi chỉ là một con chuột! Mụ vợ không nghĩ ngợi gì trả lời luôn, và tiếp tục đánh chén.

- Một con chuột xinh đẹp chứ gì, gã lùn càng lúc càng điên tiết. Lần trước, con chuột của mụ chả nẫng mất của chúng ta báu vật vô giá đó thôi. Mà ta cảnh cáo mụ: đêm nay mụ không được uống rượu, phải canh gác cho cẩn thận! Nói xong, gã lùn kéo thùng rượu vang lại gần, nâng lên tu ừng ực. Chỉ lát sau, đầu gã gục xuống ngực, và gã rơi vào giấc ngủ mê man.

- Miễn là còn rượu, mụ vợ càu nhàu. Mụ nâng thùng lên dốc rượu vào miệng, uống ừng ực cho đến cạn sạch. Rồi mụ lăn ra đất, ngủ say sưa.

Anh giàu chỉ rình có lúc này. Anh ta lách qua khe hở, nhẹ nhàng đến gần gỡ chiếc đũa vàng ra khỏi tường, không quên ba túi da treo trên vòm hang.

“Ta phải lấy món gì đó hơn gã nhà nghèo mới được”, anh ta tự nhủ và nhìn quanh xem còn gì có thể lấy đi. Chợt anh ta chú ý đến cái gì đó lấp lánh trong góc hang. Anh ta lao tới, quên mất gã lùn đang nằm dài dưới đất. Anh ta vấp phải chân gã và - khủng khiếp chưa! - gã lùn cựa mình tỉnh giấc, đôi mắt xanh nhìn anh giàu giễu cợt.

- Thế là ta tóm được mi rồi, quân ăn trộm kho tàng! Gã lùn nắm lấy anh giàu trong bàn tay sắt.

Sự việc diễn ra chẳng lâu la gì và trong hang bên cạnh ngọn lửa cháy rừng rực, hai người lùn - một nam, một nữ - lại ngồi gặm xương.

- Món quay này ngon tuyệt! Gã lùn thừa nhận.

- Hiếm khi tôi được ăn cái gì ngon hơn, mụ vợ phụ họa.

Tại nhà anh giàu, người ta nhọc công đi tìm người chủ gia đình.

Anh ta đi đâu? Không ai có thể biết được.



t

1
16 tháng 11 2016

tui thấy chả cj hay ho

nhưng ông thích thj cứ nhích thui namblue

15 tháng 11 2016

ông hay đọc nhìu truyện dài nhỉ namblue

6 tháng 7 2018

Chọn đáp án: D

18 tháng 10 2019

Các từ "này", "a" và "vâng" trong những đoạn trích sau đây biểu thị:

   + Từ "này" để gọi, thu hút sự chú ý của người đối diện.

   + Từ "A" bộc lộ cảm xúc tức giận khi nhận ra điều xấu đang ập đến

   + Từ "vâng" thể hiện sự lễ phép của người bề dưới với người bề trên.

Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi (vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):– Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:– Chú Đảnh bị sốt ra...
Đọc tiếp

Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi (vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):

– Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.

Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:

– Chú Đảnh bị sốt ra sao?

Tôi báo cáo tình hình của đồng chí Đảnh cho Bác. Bác nhắc:

– Cô phải cho các cô, các chú ấy ăn uống đầy đủ, chú ý các món ăn của địa phương để các cô, các chú ấy ăn được nhiều, sức khỏe mới tốt.

Một hôm khác, Bác chỉ vào Trần Dưỡng và hỏi tôi:

– Cô Bi, tại sao chú Dưỡng hơi gầy?

Bác nghe anh hùng Vai kể chuyện quê hương miền núi nghèo khổ của mình. Bác cảm động nói:

– Thống nhất Bác vô Nam, thế nào cũng về thăm quê hương cháu Vai.

Trong những ngày sống bên Bác, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam. Chị Tạ Thị Kiều nói với tôi:

– Càng được gần Bác, càng thấy Bác thương yêu dân miền Nam ta quá chị à.

Nói xong, hai chị em lại khóc vì sung sướng và cảm động trước tấm lòng của Bác Hồ.

a)phương thức biểu đạt

b)

1
11 tháng 2 2020

pt bd chắc là tự sự

Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi (vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):– Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:– Chú Đảnh bị sốt ra...
Đọc tiếp

Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi (vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):

– Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.

Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:

– Chú Đảnh bị sốt ra sao?

Tôi báo cáo tình hình của đồng chí Đảnh cho Bác. Bác nhắc:

– Cô phải cho các cô, các chú ấy ăn uống đầy đủ, chú ý các món ăn của địa phương để các cô, các chú ấy ăn được nhiều, sức khỏe mới tốt.

Một hôm khác, Bác chỉ vào Trần Dưỡng và hỏi tôi:

– Cô Bi, tại sao chú Dưỡng hơi gầy?

Bác nghe anh hùng Vai kể chuyện quê hương miền núi nghèo khổ của mình. Bác cảm động nói:

– Thống nhất Bác vô Nam, thế nào cũng về thăm quê hương cháu Vai.

Trong những ngày sống bên Bác, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam. Chị Tạ Thị Kiều nói với tôi:

– Càng được gần Bác, càng thấy Bác thương yêu dân miền Nam ta quá chị à.

Nói xong, hai chị em lại khóc vì sung sướng và cảm động trước tấm lòng của Bác Hồ.

a)phương thức biểu đạt

b)Xác định câu nghi vấn

c)nêu tác dụng của câu nghi vấn trong đoạn trích

d)suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc đoạn trích

0
7 tháng 9 2019

Các thán từ bộc lộ cảm xúc:

   + Ha ha: bộc lộ sự sảng khoái, sung sướng trước những phát hiện thú vị

   + Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột ( sự sợ hãi)

   + Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối