Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sưu tầm các bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Lượm (Tố Hữu), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh),...
- Ấn tượng của em với bài thơ Lượm: Là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hi sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Khi biết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý:
- Giới thiệu được nhân vật cần phân tích
- Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm khái quát từ nét tính cách, phẩm chất nhân vật
- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến
- Đưa ra bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ
- Bố cục bài viết cần đảm bảo đủ mở bài, thân bài, kết bài
* Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước:
- Bước 1: Chuẩn bị
+ Thành lập nhóm và phân công công việc
+ Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận
+ Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận
- Bước 2: Thảo luận
+ Trình bày ý kiến
+ Phản hồi các ý kiến
* Về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm, em cần lưu ý:
- Người nghe:
+ Nhận xét trọng tâm, không vụn vặt.
+ Nêu điều tâm đắc của em.
+ Bổ sung ý kiến cho bạn.
- Người nói:
+ Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị
+ Làm rõ vấn đề người nghe thắc mắc.
+ Rút kinh nghiệm cho bản thân
Thể loại | Đặc điểm |
Thơ bốn chữ | + Mỗi dòng có 4 chữ. + Thường có nhịp 2/2. + Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ trong một bài thơ. + Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng. |
Thơ năm chữ | + Mỗi dòng có năm chữ. + Nhịp 3/2 hoặc 2/3. + Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ trong một bài thơ. + Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng. |
Truyện ngụ ngôn | + Là truyện kể ngắn gọn, hàm súc. + Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. + Truyện đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống. + Đề tài: vấn đề đạo đức, cách ứng xử. + Nhân vật: loài vật, đồ vật hoặc con người. + Cốt truyện: xoay quanh một sự kiện để đưa ra bài học hoặc lời khuyên. + Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ tính cách. |
Tùy bút | + Là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả. + Thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống. |
Tản văn | + Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng. + Mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội. |
Văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động | + Văn bản thông tin. + Nhằm giúp người đọc hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách thực hiện. + Bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ. |
Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học | + Thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học. + Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề,.. + Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. + Các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý. |
(2)Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
(3)
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
(4)“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không.
(1)Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
(1)
Những bài thơ 4 chữ mà em biết là: "Dưới ánh trăng vàng", "Thu sang", "Mùa đông qua phố"
Những bài thơ 5 chữ mà em biết là: "Mùa xuân nho nhỏ", "Thăm lại trường xưa"
Những điều cần lưu ý khi sáng tác một bài thơ bốn hoặc năm chữ là:
– Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,..của người viết về cuộc sống.
– Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống.
– Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị.
– Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.
– Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.
– Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại
Những điều cần lưu ý khi sáng tác một bài thơ bốn hoặc năm chữ là:
- Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,..của người viết về cuộc sống.
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống.
- Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị.
- Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.
- Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.
- Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại