Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý làm bài
- Nhu cầu du lịch sinh thái của du khách (trong và ngoài nước) ngày càng lớn.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái được xây dựng và ngày càng hoàn thiện.
- Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, phong phú như: các dạng địa hình cácxtơ độc đáo với nhiều hang động đẹp, hệ thống các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, các bãi biển đẹp, suối nước nóng,...
Tạo việc làm, cải thiện đời sông nhân dân, tăng nguồn thu lớn cho nền kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Gợi ý làm bài
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên
*Địa hình
-Nước ta có nhiều dạng địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo) tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch. Có dạng địa hình cácxtơ độc đáo với nhiều hang động đẹp có thể khai thác du lịch. Nhiều thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới, được công nhận năm 1994), động Phong Nha (trong quần thể di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, công nhận năm 2003),...
-Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc xuống Nam có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có thể khai thác để xây dựng các khu du lịch và nghỉ dường. Điển hình là các bãi biển: Trà cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu),...
-Nước ta có nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Nổi bật là các đảo Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo,...
*Tài nguyên khí hậu
-Khí hậu nước ta tương đối thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa và nhất là theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu.
-Miền Nam khí hậu nóng cả năm nên có khả năng phát triển du lịch quanh năm.
*Tài nguyên nước: có hàng loạt thế mạnh để phát triển du lịch.
-Hệ thông sông, hồ, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn. Một số hồ tự nhiên (Ba Bể,...) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch.
-Nước ta có nhiều nguồn nước khoáng thiên nhiên: Kim Bôi (Hòa Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Quang Hanh (Quảng Ninh), Suối Bang (Quảng Bình), Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sức hút cao đối với du khách.
*Tài nguyên sinh vật: Vườn quốc gia ở nước ta cũng có giá trị lớn về du lịch và nghiên cứu. Các vườn quốc gia ở nước ta là: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Ba Vì (Hà Nội), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hoàng Liên (Lào Cai), Xuân Sơn (Phú Thọ), Bến Én (Thanh Hoá), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Chư Mom Ray (Kon Turn), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn (Đắk Lắk), Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Bù Gia Mập (Bình Phước), Núi Chúa (Ninh Thuận), Cát Tiên (Đồng Nai), Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh), Tràm Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng (Kiên Giang), U Minh Hạ (Cà Mau), Mũi Cà Mau (Cà Mau), Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),...
b) Tài nguyên du lịch nhân văn
*Di tích văn hoá - lịch sử:
-Là loại tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị hàng đầu. Hiện cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới như quần thể kiến trúc Cô đô Huê (Thừa Thiên - Huế), Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).
*Các lễ hội truyền thống:
Lễ hội diễn ra hầu như trên khắp đất nước và luôn gắn liền với các di tích văn hoá - lịch sử. Phần lớn các lễ hội diễn ra vào những tháng đầu năm âm lịch sau tết Nguyên Đán với thời gian dài ngắn khác nhau. Các lễ hội nổi liếng: Đền Hùng (Phú Thọ), Chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội Đâm Trâu (Gia Lai), lễ hội Ka Tê (Ninh Thuận), Núi Bà (Tây Ninh), Ooc Om Bóc (Sóc Trăng), Bà Chúa Xứ (An Giang).
*Làng nghề truyền thống: Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Bát Tràng, Vạn Phúc (Hà Nội), Bầu Trúc (Ninh Thuận),...
*Các tài nguyên khác: văn hoá nghệ thuật dân gian, ẩm thực,...
HƯỚNG DẪN
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình (2 di sản thiên nhiên thế giới, 125 bãi biển, 200 hang động).
- Khí hậu (đa dạng, phân hoá); nước (sông, hồ, nước nóng và nước khoáng).
- Sinh vật (hơn 30 vườn quốc gia; động vật hoang dã, thuỷ hải sản).
b) Tài nguyên du lịch nhân văn
- Di tích (4 vạn, trong đó có 2,6 nghìn được xếp hạng; có nhiều các di sản văn hoá thế giới vật thể và phi vật thể...).
- Lễ hội: quanh năm, tập trung vào mùa xuân, nhiều lễ hội lớn thu hút hàng vạn người.
- Các loại tài nguyên du lịch nhân văn khác: làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực.
Gợi ý làm bài
- Tổng sản lượng thuỷ sản liên tục tăng từ 2250,5 nghìn tấn (năm 2000) lên 4197,8 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 1,86 lần. Sản lượng thuỷ sản bình quân đầu người đạt 49,3 kg (năm 2007).
- Khai thác thuỷ sản:
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác liên tục tăng từ 1660,9 nghìn tấn (năm 2000) lên 2074,5 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 1,25 lần.
+ Tất cả các tỉnh ven biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau, Bình Định,...
- Nuôi trồng thuỷ sản:
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ngày càng tăng nhanh từ 589,6 nghìn tấn (năm 2000) lên 2123,3 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 3,6 lần.
+ Hiện nay, nhiều loại thuỷ sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, đặc biệt là nuôi tôm (tôm sú, tôm càng xanh,...) và các loại cá.
+ Các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang, Bến Tre,...
- Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc. Trị giá xuất khẩu năm 1999 đạt 971 triệu USD, năm 2002 đạt 2014 triệu USD (đứng thứ ba sau dầu khí và may mặc). Xuất khẩu thuỷ sản đã là đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
- Hiện nay, sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhưng có tốc độ tăng nhanh hơn.
- Địa hình: có cả đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp; địa hình cácxtơ (vịnh Hạ Lọng, động Phong Nha,....), có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển.
- Tài nguyên khí hậu: sự phân hóa theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Tài nguyên nước: nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể, Hòa Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước khoáng thiên nhiên: vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.
- Tài nguyên sinh vật: có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch; đặc biệt là các vườn quốc gia.
- Các di tích văn hóa - lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới (Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên).
- Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hóa lịch sử.
- Tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.
Kết luận chung: Tài nguyên du lịch nước ta phong phú, đa dạng.
HƯỚNG DẪN
− Đường bờ biển dài, vùng biển rộng.
− Có nhiều bãi biển (125 bãi biển); trong đó có nhiều bãi tắm rộng, đẹp.
− Nhiều vũng, vịnh và cảnh quan hấp dẫn (vịnh Hạ Long, Mỹ Khê, Nha Trang…).
− Khí hậu thuận lợi, nhất là ở vùng biển phía nam.
− Các thuận lợi khác (đảo, quần đảo, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển…)
HƯỚNG DẪN
- Tài nguyên khoáng sản đa dạng:
+ Khoáng sản năng lượng: than đá, dầu mỏ, khí đốt... làm nhiên liệu để phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất.
+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, crôm, thiếc, chì, kẽm... để phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.
+ Khoáng sản phi kim loại: apatit, pirit, phôtphorit... để phát triển công nghiệp hóa chất.
+ Vật liệu xây dựng: sét, đá vôi... để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Nguồn thủy năng phong phú ở sông, suối... làm cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng (thủy điện).
- Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; từ đó cung cấp nguyên liệu dồi dào và phong phú để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
HƯỚNG DẪN
a) Thế mạnh
- Địa hình: Việt Nam có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp.
+ Địa hình cacxtơ với hơn 200 hang động đẹp, có các Di sản Thiên nhiên Thế giới nổi tiếng: vịnh Hạ Long, động Phong Nha.
+ 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó có nhiều bãi tắm rộng, đẹp.
- Khí hậu đa dạng, phân hoá tạo thuận lợi cho phát triển du lịch khắp mọi miền đất nước quanh năm.
- Tài nguyên nước
+ Nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể; các hồ nhân tạo: Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà...) trở thành các điểm tham quan du lịch.
+ Nguồn nước khoáng thiên nhiên, nước nóng có ở nhiều nơi thu hút du lịch.
- Tài nguyên sinh-vật
+ Có hơn 30 vườn quốc gia và nhiều khu dự trữ sinh quyển.
+ Nhiều động vật hoang dã, thuỷ hải sản...
b) Hạn chế
- Một số tài nguyên địa hình, nước, sinh vật... còn khó khăn trong khai thác, hoặc chi phí khai thác lớn.
- Một số tài nguyên bị cạn kiệt và môi trường một số nơi bị ô nhiễm (biển, sông, hồ...).
- Khí hậu: Trong năm có những thời gian khí hậu khắc nghiệt, thiên tai (bão, lũ lụt...).
HƯỚNG DẪN
Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng để phát triển nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện; nông nghiệp nhiệt đới với cả sản phần cận nhiệt và ôn đới; phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch.
a) Tài nguyên khoáng sản
− Có nhiều khoáng sản cho phép phát triển được nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
− Các loại khoáng sản chủ yếu
+ Khoáng sản năng lượng: tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn và chất lượng tốt; một số mỏ than khác ở Thái Nguyên, Lạng Sơn…
+ Khoáng sản kim loại: sắt, kẽm – chì, đồng – vàng, thiếc, bôxit, đất hiếm…
+ Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai)…
+ vật liệu xây dựng: đá vôi, sét, sỏi…
b) Tiềm năng thủy điện
− Tiềm năng thủy điện lớn nhất so với các vùng trong cả nước.
− Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước (11 triệu kW), riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.
c) Tài nguyên đất, khí hậu… thuận lợi cho trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
− Đất: phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi…; ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa (dọc các thung lũng và các cánh đồng ở miền núi, thích hợp để trồng nhiều loại cây.
− Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hướng sâu sắc của điều kiện địa hình cùng núi, là thế mạnh đặc biệt để phát triểm các cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới; các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng…).
− Nguồn nước được đảm bảo, có nhiều giống cây quý…
d) Tiềm năng về chăn nuôi: có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m ,thuận lợi để phát triển chăn nuôi trấu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa dê.
e) Tiềm năng phát triển kinh tế biển: Vùng biến Quảng Ninh giàu tiềm năng để phát triển mạnh về đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Tài nguyên du lịch tự nhiên giàu có để phát triển mạnh du lịch biển: Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vườn quốc gia (Cát Bà, Bái Tử Long), suối khoáng (Quang Hanh), bãi biển đẹp (Trà Cổm, Bãi Cháy…).
c) Giải thích vì sao tuy có nhiều tiềm năng tài nguyên thiên nhưng sự phát triển kinh tế của vùng còn nhiều hạn chế
− Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, khó khăn cho giao thông và sản xuất; các hiện tượng thời tiết cực đoan, khó khăn cho phát triển kinh tế.
− Là vùng thưa dân, có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ lao động thấp nên hạn chế về thị trường tại chỗ và lao động lành nghề.
− Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, đặc biệt ở vùng núi
HƯỚNG DẪN
a) Chứng minh
- Di tích văn hoá - lịch sử: 4 vạn, tiêu biểu là các di sản văn hoá thế giới (thiên nhiên, văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể, hỗn hợp; các công viên địa chất toàn cầu: Cao nguyên đá Đồng Văn, Non nước Cao Bằng...).
- Lễ hội quanh năm ở hầu khắp đất nước, nhiều lễ hội lớn thu hút hàng vạn người.
- Giàu tiềm năng về văn hoá dân tộc, văn nghệ dân gian, ẩm thực; nhiều làng nghề truyền thống...
b) Giải thích
- Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên được khám phá và đưa vào sử dụng (Ví dụ: động Son Đoòng ở Phong Nha, Quảng Bình...). Nhiều tài nguyên du lịch nhân văn được công nhận là di sản văn hoá thế giới.
- Việc tham gia sâu vào toàn cầu hoá tạo điều kiện mở rộng việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra quốc tế; chính sách mở cửa, an ninh chính trị ổn định, môi trường hoà bình... thu hút nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam.
- Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao cùng với hội nhập quốc tế sâu rộng, làm cho khách du lịch nội địa tăng.
- Thu hút được nhiều đầu tư trong và ngoài nước, chất lượng cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch ngày càng được hoàn thiện...