K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quầy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rười, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu...
Đọc tiếp

Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quầy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.

Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rười, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. "Tách! Tách!" Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghe thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vải nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thứ nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn...

Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi soa mềm để giữ cặp được bền.

3

Bạn viết văn lên đây là sao?? Mình ko hiểu!

24 tháng 5 2020

văn tả đò vật hay thì nói cho ad nghe
 

Vẫn là chiếc cổng trường quen thuộc với hai cánh cửa to bên dưới tấm biển lớn rành rành dòng chữ: “Trường tiếu học Tam Lạch”. Lúc này, từ khe cổng nhìn vào, sân trường thênh thang vắng lặng, hiện rõ trước mắt em, mấy cây phượng già mượt xanh im lìm rủ bóng. Ngoài đây, học sinh đã lũ lượt đến. Các bạn nhỏ được cha mẹ chở. Các bạn lớn đi xe đạp hoặc đi bộ. Bạn nào cũng...
Đọc tiếp

Vẫn là chiếc cổng trường quen thuộc với hai cánh cửa to bên dưới tấm biển lớn rành rành dòng chữ: “Trường tiếu học Tam Lạch”. Lúc này, từ khe cổng nhìn vào, sân trường thênh thang vắng lặng, hiện rõ trước mắt em, mấy cây phượng già mượt xanh im lìm rủ bóng. Ngoài đây, học sinh đã lũ lượt đến. Các bạn nhỏ được cha mẹ chở. Các bạn lớn đi xe đạp hoặc đi bộ. Bạn nào cũng gọn gàng, tươm tất trong trang phục quen thuộc: áo sơ mi trắng, quần soóc xanh. Nhiều bạn khăn quàng đỏ thắm trên vai, tung tăng bên nhau ríu rít trò chuyện.

Bất chợt, từ phòng giám hiệu, một hồi trống vang lên, nhịp trống nhanh dần rồi nhỏ đi và sau cùng là ba tiếng trống điểm thật to. Vừa lúc hai cánh cửa trường mở rộng. Chúng em ào nhanh vào. Giây lát cả ngôi trường bỗng náo nức thấy rõ. Ba dãy lớp học, mỗi dãy tám căn xếp thành hình chữ u, đều mở toang ca cửa ra vào và cửa sổ. Trên các hàng hiên chạy dài thẳng suốt, chỗ nào cũng nhộn nhip tiếng bước chân, tiếng cười nói râm ran và rộn ràng những màu trăng, màu xanh, màu đỏ. Hầu hết các bạn nhỏ của em đều chạy nhanh vào lớp học, để cặp vào hộc bàn rồi vội và ra sân chơi. Có nhóm rủ nhau đá cầu bên hiên. Có nhóm đánh bi trên hành lang. Một số bạn tụm năm tụm ba trao đổi bài, chuyện trò sôi nổi. Thỉnh thoảng lại vạch những nét gì trên mặt đất chắc là họ đang tranh luận với nhau về một đề toán khó. Trong khi đó các nhóm trực nhật gấp rút làm nhiệm vụ của mình.

Chẳng mấy chốc mà trống vào học sáu tiếng đã vang lên dồn dập. Chúng em từ phía của sân trường dồn về xếp hàng, lớp nào vào lớp ấy. Từ văn phòng, các thầy có toả về lớp cùa mình. Sau khi đã thấy học trò xếp thành hàng ngay ngắn, thầy giáo em mới ra hiệu cho vào.

Bâv giờ, sân trường trở nên vắng lặng. Đây đó chỉ còn tiếng rì rào, tiếng gió và lích chích tiếng chim trong những tán phượng xanh um đang lặng thầm về hướng các lớp bằng những con mắt lá li ti đầy thương mến.

văn tả trường trước buổi học nhé

1
21 tháng 6 2020

văn cũng hay đó

Hãy chọn một bài văn mà bạn thấy hay hơn :                                          Bài văn 1Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai. Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không...
Đọc tiếp

Hãy chọn một bài văn mà bạn thấy hay hơn :

                                          Bài văn 1

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai. 

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. 

Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. 

Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. 

Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được dát vàng. 

Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang. Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

                                             Bài văn 2

Sáng nay em đến trường sớm hơn mọi ngày để trực nhật. Đây là dịp để em chứng kiến khung cảnh tĩnh lặng của khu trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi mà chỉ cần đến trước nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy. Em có cảm giác như lạc vào một chốn nào đó lạ lẫm, mặc dù nơi đây đã quá đỗi thân quen.

Khi em đến, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng trường. Đứng bên ngoài, em ngắm nhìn và lắng nghe. Tất cả đều im lìm, cảnh vật như còn đang mơ màng, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây im phăng phắc. Nhưng em có biết đâu rằng tất cả đều đang cựa mình chuyển động. Và lúc này chính là khoảnh khắc giao thời của ngày và đêm.

Bắt đầu là mặt trời, là ánh sáng. Tuy chưa le lói rõ, nhưng hừng đông đã nhanh chóng chiếm lĩnh mặt đất, tỏa sáng cảnh vật. Rồi là gió, chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải nhưng đã xua tan dần những đám sương cuối cùng còn chập chờn trong các lùm cây và khẽ làm xao động lá cành. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc sôi nổi cất tiếng hót líu lo, chào đón một ngày mới bắt đầu. 

Toàn bộ khu trường hiện ra rõ mồn một với tất cả dáng vẻ thường ngày của nó. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, không khí náo nhiệt của buổi học như mọi ngày lại sắp diễn ra. Đã có thêm mấy bạn lớp khác cũng làm trực nhật như em. Bác bảo vệ cũng đã mở cổng và tắt điện bảo vệ. Chúng em chào bác rồi đi vào sân trường. Khu trường hình chữ U này, em đã đến đây từ hơn bốn năm trước nhưng vào cái buổi sớm tinh sương như thế này, em mới lại thấy được một quang cảnh khác và cái cảm giác lâng lâng, ngỡ ngàng thật khó tả. 

Có lẽ, do ngày nào cũng đến trường vào cái lúc ồn ã nhất, náo nhiệt nhất, cứ lặp đi lặp lại cái cảnh nườm nượp những xe đạp, xe máy, những bước chân, những câu chuyện... nên không có được những cảm giác mới lạ ấy. Ngay cả cái biển đề ngoài cổng tên của trường mà hôm nay cũng gợi lên cảm giác lung linh, sâu lắng lạ thường. 

Thẳng cổng vào đi qua sân là phòng Ban giám hiệu, nằm giữa hai dãy lớp học, cửa vẫn khép. Cái trống bên hè chưa được đánh thức nên còn chưa biết đến trời đã sáng, vẫn nằm vo tròn trên giá gỗ. Em lướt nhìn dãy lớp Một, Hai, Ba ở tầng một. Tất cả mọi cửa sổ, cửa ra vào đều sơn xanh giống nhau và đều còn đóng kín. Có vài chú dơi đang chấp chới những vòng lượn cuối cùng trước khi chui vào tổ để tránh ánh sáng mặt trời. 

Vài cánh cửa đã mở và đã có tiếng người. Trên lan can của phòng cuối dãy có chú chim chích đang hót líu ríu. Chợt thấy bóng người, nó vụt bay ra lùm cây ngoài sân trường mà vẫn không ngừng hót. Thế rồi toàn bộ khu trường như rực sáng khi ánh nắng ban mai phản chiếu vào những bức tường vôi trắng toát. Thêm vào đó, một hồi trống gióng giả vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. 

Cái không khí tấp nập ồn ào náo nhiệt cứ dần dần rộ lên bao trùm khu trường. Gió như cũng thổi mạnh lên trên những đám lá bàng, những cây xà cừ, phượng vĩ. Những khóm hoa tươi tốt dường như cũng phấn khởi chào đón các bạn nhỏ mà đung đưa khe khẽ, làm những giọt sương mai còn đọng lại dưới ánh nắng mặt trời trở nên lung linh huyền ảo. Lá quốc kì cũng đã cảm thấy đủ gió bắt đầu phấp phới. 

Rồi mọi người đến cũng đã đông đủ. Lớp nào đã vào lớp đấy. Cũng nhờ buổi trực nhật này em mới có dịp quan sát kĩ được quang cảnh trường em. Em rất yêu trường em vì “tới lớp tới trường nơi ấy có tình thương, bạn bè, thầy cô giáo, nơi ấy sao mà vui thế... ” và chắc hẳn không ai là không cảm thấy yêu thương mái trường của mình.

3
23 tháng 5 2018

theo mình bài 2 hay hơn tại nó dài, nhiều chi tiết và miêu tả cụ thể, rõ ràng hơn

CHÚC BẠN HỌC GIỎI NHÉ^.^

22 tháng 7 2018

2 nha bn

Đề bài: Em hãy viết về cảm xúc khi ra trường     Chỉ con một ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Yên Kỳ yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học. Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới: trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh...
Đọc tiếp

Đề bài: Em hãy viết về cảm xúc khi ra trường

 

 

   Chỉ con một ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Yên Kỳ yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học. Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới: trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong tâm trí em.

    Em bâng khuâng nhớ về về ngày đầu đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà to thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép sau lưng mẹ. Cũng như em có vài bạn học trò mới. Chỉ có một vài bạn con trai là bình tĩnh, chạy trên sân trường.

    Vào lớp 1, em được học cô Phú. Cô Phú là một giáo viên dạy giỏi, nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em rất nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm thơ, viết văn- những điều em không thể làm khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc làm nũng bố mẹ và cô giáo.

     Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều. Em đã lớn hơn, đã sắp là một cậu học sinh cấp 2. Sắp phải xa mái trường in dấu biết bao nhiêu tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá. Em sẽ chẳng còn thấy được cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hòa mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn ở trên sân trường này nữa. Lại còn cái cổng trắng. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học… Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

      Được lên lớp 6, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời cảm ơn và xin lỗi. Cảm ơn thầy cô vì đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải. Chúng em xin lỗi thầy cô vì nhiều khi đã để thầy cô buồn lòng. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

     “Mái trường ơi, xin cho em gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu. Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối lớp 1, 2, 3, 4. Sẽ có ngày em trở về nơi đây…”

6
27 tháng 6 2020

tra loi hay nhan xet zay

27 tháng 6 2020

nhận xét giùm mk nha

Các bạn hãy đọc và đưa ra ý kiến về hai bài văn này ! Để mình biết bài nào hay hơn được không ?Hai bài này đều là tả quang cahr trường em trước buổi học ! Giúp mình nhé !       Bài văn 1Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay...
Đọc tiếp

Các bạn hãy đọc và đưa ra ý kiến về hai bài văn này ! Để mình biết bài nào hay hơn được không ?

Hai bài này đều là tả quang cahr trường em trước buổi học ! Giúp mình nhé !

       Bài văn 1

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai. 

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. 

Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. 

Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. 

Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được dát vàng. 

Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang. Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

           Bài văn 2

Sáng nay em đến trường sớm hơn mọi ngày để trực nhật. Đây là dịp để em chứng kiến khung cảnh tĩnh lặng của khu trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi mà chỉ cần đến trước nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy. Em có cảm giác như lạc vào một chốn nào đó lạ lẫm, mặc dù nơi đây đã quá đỗi thân quen.

Khi em đến, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng trường. Đứng bên ngoài, em ngắm nhìn và lắng nghe. Tất cả đều im lìm, cảnh vật như còn đang mơ màng, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây im phăng phắc. Nhưng em có biết đâu rằng tất cả đều đang cựa mình chuyển động. Và lúc này chính là khoảnh khắc giao thời của ngày và đêm.

Bắt đầu là mặt trời, là ánh sáng. Tuy chưa le lói rõ, nhưng hừng đông đã nhanh chóng chiếm lĩnh mặt đất, tỏa sáng cảnh vật. Rồi là gió, chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải nhưng đã xua tan dần những đám sương cuối cùng còn chập chờn trong các lùm cây và khẽ làm xao động lá cành. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc sôi nổi cất tiếng hót líu lo, chào đón một ngày mới bắt đầu. 

Toàn bộ khu trường hiện ra rõ mồn một với tất cả dáng vẻ thường ngày của nó. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, không khí náo nhiệt của buổi học như mọi ngày lại sắp diễn ra. Đã có thêm mấy bạn lớp khác cũng làm trực nhật như em. Bác bảo vệ cũng đã mở cổng và tắt điện bảo vệ. Chúng em chào bác rồi đi vào sân trường. Khu trường hình chữ U này, em đã đến đây từ hơn bốn năm trước nhưng vào cái buổi sớm tinh sương như thế này, em mới lại thấy được một quang cảnh khác và cái cảm giác lâng lâng, ngỡ ngàng thật khó tả. 

Có lẽ, do ngày nào cũng đến trường vào cái lúc ồn ã nhất, náo nhiệt nhất, cứ lặp đi lặp lại cái cảnh nườm nượp những xe đạp, xe máy, những bước chân, những câu chuyện... nên không có được những cảm giác mới lạ ấy. Ngay cả cái biển đề ngoài cổng tên của trường mà hôm nay cũng gợi lên cảm giác lung linh, sâu lắng lạ thường. 

Thẳng cổng vào đi qua sân là phòng Ban giám hiệu, nằm giữa hai dãy lớp học, cửa vẫn khép. Cái trống bên hè chưa được đánh thức nên còn chưa biết đến trời đã sáng, vẫn nằm vo tròn trên giá gỗ. Em lướt nhìn dãy lớp Một, Hai, Ba ở tầng một. Tất cả mọi cửa sổ, cửa ra vào đều sơn xanh giống nhau và đều còn đóng kín. Có vài chú dơi đang chấp chới những vòng lượn cuối cùng trước khi chui vào tổ để tránh ánh sáng mặt trời. 

Vài cánh cửa đã mở và đã có tiếng người. Trên lan can của phòng cuối dãy có chú chim chích đang hót líu ríu. Chợt thấy bóng người, nó vụt bay ra lùm cây ngoài sân trường mà vẫn không ngừng hót. Thế rồi toàn bộ khu trường như rực sáng khi ánh nắng ban mai phản chiếu vào những bức tường vôi trắng toát. Thêm vào đó, một hồi trống gióng giả vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. 

Cái không khí tấp nập ồn ào náo nhiệt cứ dần dần rộ lên bao trùm khu trường. Gió như cũng thổi mạnh lên trên những đám lá bàng, những cây xà cừ, phượng vĩ. Những khóm hoa tươi tốt dường như cũng phấn khởi chào đón các bạn nhỏ mà đung đưa khe khẽ, làm những giọt sương mai còn đọng lại dưới ánh nắng mặt trời trở nên lung linh huyền ảo. Lá quốc kì cũng đã cảm thấy đủ gió bắt đầu phấp phới. 

Rồi mọi người đến cũng đã đông đủ. Lớp nào đã vào lớp đấy. Cũng nhờ buổi trực nhật này em mới có dịp quan sát kĩ được quang cảnh trường em. Em rất yêu trường em vì “tới lớp tới trường nơi ấy có tình thương, bạn bè, thầy cô giáo, nơi ấy sao mà vui thế... ” và chắc hẳn không ai là không cảm thấy yêu thương mái trường của mình.

                    Thời gian bình luận của các bạn là từ giờ đến 9:05 PM

1
25 tháng 5 2018

mk nghĩ bài 2 hay hơn

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.Y Hoa đến bên...
Đọc tiếp

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO 

Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.

Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già trao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao.

Già Rok xoa tay lên vết chém, khen:

– Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

– Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

– Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:

– Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa!

– A, chữ, chữ cô giáo!

(Theo HÀ ĐÌNH CẨN)

 Câu 7:Bài văn cho biết điều gì về người dân Tây Nguyên

0
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.Y Hoa đến bên...
Đọc tiếp

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO 

Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.

Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già trao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao.

Già Rok xoa tay lên vết chém, khen:

– Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

– Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

– Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:

– Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa!

– A, chữ, chữ cô giáo!

(Theo HÀ ĐÌNH CẨN)

BÀi văn cho em biết điều gì của người dân Tây Nguyên?

1
17 tháng 1 2022

bài văn cho biết tình cảm yêu quý "cái chữ ", muốn truyền dạy cho con cháu của con người dân tây nguyên

22 tháng 1 2018

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?

Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ.

Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió.

Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.

Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường.

Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Advertisement

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...

Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.

Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố.

Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào?

Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.

Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia.

Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại.

Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố?

 Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi.

Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.