Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kim Trọng, Thúc Sinh và Từ Hải là ba nhân vật đã gắn bó với số phận và đời sống tình cảm của Thúy Kiều. Mối tình Kim - Kiều là mối tình đầu tuyệt đẹp giữa "Người quốc sắc, kẻ thiên tài" đã nặng tình thề nguyền ''Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương". Mối tình giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều là quan hệ "Trước còn trăng gió sau ra đá vàng". Từ Hải với Thúy Kiều đã gắn bó với nhau bằng mối tình tri kỷ giữa "trai anh hùng, gái thuyền quyên". Những nhân vật ấy đã được thi hào Nguyễn Du thể hiện một cách tuyệt đẹp, làm cho cảm hứng nhân văn lung linh tỏa sáng trên những trang thơ "Truyện Kiều".
Đọc đoạn thơ "Kiều gặp Từ Hải" qua nghệ thuật tả người của một ngòi bút thiên tài, qua nhân vật Từ Hải ta cảm nhận được ước mơ về tự do và công lý trong xã hội phong kiến.
Lúc bấy giờ Kiều đang sống ở Châu Thai trong tay Bạc Bà, Bạc Hạnh:
"Thoắt buôn về, thoắt bán đi,
Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi!"
Trong cảnh ngộ ấy, "khách biên đình", nơi biên ải xa xôi đã đến với Kiều. Đó là một đêm mùa thu "gió mát, trăng thanh". Hai chữ "bỗng đâu" nói lên sự bất ngờ, đột ngột:
"Lầu thâu gió mát, trăng thanh,
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi."
Không phải là một văn nhân với tiếng "nhạc vàng", với "cờ pha màu áo nhuộm non da trời" Cũng không phải là người "trăm nghìn đổ một trận cười khí không". Mà là "một đấng anh hùng" có cốt cách phi thường:
''Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao."
Những ẩn dụ, những số đo ấy tuy mang tính chất ước lệ tượng trưng của thi pháp cổ, nhưng với cách ngắt nhịp 2/2/2 ở câu lục và 4/4 ở câu bát, giọng thơ trở nên mạnh mẽ đầy ấn tượng về một tướng mạo phi phàm, uy nghi. "Khách biên đình" có võ nghệ cao cường vô địch, có trí dũng "lược thao gồm tài". Đó là một anh hùng xuất chúng:
"Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài."
Lai lịch bí mật của "khách" được hé lộ dần về họ, tên, quê quán, về chí khí "giang hồ của một khách cung kiếm, sống một cuộc đời tự do
"Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo."
Nguyễn Du đã sử dụng một số từ Hán-Việt như : "đấng anh hào", "Côn quyển", ' thao", "giang "vẫy vùng" để khắc họa tính cách anh hùng và khát vọng tự do của nhân vật Từ Hải. Các phụ âm "đ" trong các lừ ngữ như : đường đường", "đội trời, đạp đất", "ở đời", "Việt Đông", làm cho giọng thơ vang lên hùng tráng, mạnh mẽ. Sau này khi Từ Công đã chết, Thúc Sinh còn nhắc lại đầy ngưỡng mộ:
"Đại vương tên Hải họ Từ,
Đánh quen trăm trận, sức dư muôn người.
Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên,
Làm nên động địa kinh thiên đùng đùng,
Đại quân dồn đóng cõi đông..."
Có thể nói, Nguyễn Du đã dùng những từ ngữ, hình ánh tráng lệ nhất, giọng thơ hùng tráng nhất, để ca ngợi cốt cách phi thường, thói giang hồ tự do,chí khí anh hùng của Từ Hải.
Từ Hải còn là một anh hùng rất đa tình. Buổi gặp gỡ đầu tiên có thiếp danh trang trọng, nhiều tâm đắc tương tri: "cùng liếc... cùng ưa". Người đẹp đã làm cho đấng anh hào phải xiêu lòng. Cũng là khoảnh khắc "ban đầu lưu luyến" cùa lứa đôi:
"Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa."
Cuộc đối thoại tại "lầu hồng" giữa anh hùng và giai nhân đã làm nổi bật thêm những nét đẹp trong tâm hồn Từ Hải. Đến "lầu hồng" gặp Kiều, Từ Hải không phải vì tình "trăng gió" mà là "tâm phúc tương cờ" đi tìm " tri kỷ". Vì vậy khi nghe người đẹp nói lên niềm hy vọng "'Tấn Dương được thấy mây rồng cố phen", nghe Kiều gửi gắm sự trông cậy chở che: "Rộng thương cỏ nội hoa hèn - Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau" thì Từ Hải "gật đầu" sung sướng:
"Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau."
Đó là một lời hứa như dao chém đá của trang anh hùng nghĩa hiệp. Chẳng cần dùng mưu kế như Thúc Sinh "rước về hãy tạm dấu nàng một nơi", Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, thái độ xử lý rất đàng hoàng: 'Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn". Con người "giang hồ quen thói vẫy vùng", từng "đánh quen trăm trận" ấy lại có một tình yêu rất lãng mạn, Từ Hải là ân nhân của Kiều đã làm thay đổi số phận của một gái thanh lâu:
"Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng."
Qua đoạn thơ "Kiều gặp Từ Hải", ta càng thấy rõ nghệ thuật tả người của Nguyễn Du rất đặc sắc, độc đáo. Thi hào đã dành những câu chữ hay nhất, trang trọng nhất để khắc họa tính cách anh hùng phi thường, khát vọng tự do và đa tình lãng mạn của nhân vật Từ Hải. Từ giọng điệu đến ngôn từ đều trang trọng, cổ kính: nhân vật lung linh màu sắc huyền thoại sử thi.
Nhân vật Từ Hải tựa như một ánh hào quang chiếu qua một quãng đời ngắn ngủi của Thúy Kiều, nhưng đã để lại trong lòng người bao ấn tượng tốt đệp . Chân dung anh hùng Từ Hải là một phương diện tuyệt đẹp về cảm hứng nhân văn của "Truyện Kiều".
BÀI THƠ: TỰ HÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM
Tác giả: Mai Ngọc Thoan
Tự hào Phụ nữ Việt NamChuyên tâm việc Nước,việc nhà đảm đangXứng danh với tám chữ vàngBác Hồ khen tặng vẻ vang rạng ngời "Anh hùng bất khuất" bao đời"Đảm đang" "trung hậu" đó lời Bác traoThật là hạnh phúc tự hàoViệt Nam ta có biết bao Anh hùng Những người Phụ Nữ kiên trungMưa bom lửa đạn bão bùng xong phaHy sinh vì Đất nước nhàMỗi người đều một bông hoa dâng đời!có đc kBÀI THƠ: CHÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM
Tác giả: Phan Hạnh
Chào người phụ nữ Việt NamThương yêu quý trọng âm thầm khắc ghiNhọc nhằn vất vả ngại chiMẹ hiền tần tảo chỉ vì con ngoan Giữ gìn đất nước giang sanMặt hoa da phấn giỏi giang khôn lườngCho dù đau khổ bi thươngiChờ chồng hóa đá xem thường nắng mưa Họa thi, ca hát, thêu thùaKinh doanh, buôn bán thi đua góp phầnTrái tim trong sáng nghĩa nhânHy sinh chịu đựng ân cần chăm lo Trẻ em khuyết tật dại khờCô đơn kiếp sống cậy nhờ đáng thươngTình yêu tỏa sáng thơm hươngHoa hồng trao tặng khiêm nhường đẹp thay Nhìn càng đắm ngắm càng sayBên nhau giữ vẹn thảo ngay nghĩa tìnhChúc cho phụ nữ đẹp xinhGieo nguồn hạnh phúc lung linh rạng ngời.có đc k zTham Khảo:
Lịch sử loài người đã ghi nhận không ít những đại dịch trên toàn cầu cướp đi mạng sống của hàng triệu người như Sars, Ebola,... và gần đây nhất cuối năm 2019 đầu năm 2020 đã xuất hiện đại dịch Covid-19 do chủng mới vi rút Corona gây ra. Đây là loại vi rút gây ra bệnh viêm phổi cấp ở người, loại bệnh này tuy có những biểu hiện cụ thể như sốt, ho khan, khó thở, tuy nhiên người nhiễm bệnh có khả năng lây nhiễm cho người khác ngay khi chưa có bất cứ biểu hiện gì, đây là điều đáng lo ngại nhất trong việc kiểm soát dịch bệnh. Chính vì vậy để bảo vệ bản thân và bảo vệ mọi người không bị nhiễm Covid-19 chúng ta nên chủ động đeo khẩu trang y tế có khả năng kháng khuẩn, ngăn các hạt bụi nhỏ, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng và rửa ít nhất 30 giây. Bên cạnh đó nên hạn chế đến những nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với những người đi từ vùng dịch về, chỉ theo dõi và chia sẻ những thông tin chính thống, xác thực. Cần phải lên án những cá nhân thiếu ý thức, khai báo gian dối, loan tin bịa đặt gây hoang mang dư luận, họ là những kẻ ích kỷ, không nghĩ đến sức khỏe của cộng đồng. Đất nước ta phải đoàn kết, đồng lòng, cùng chung sức ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, quyết tâm chiến thắng đại dịch.
“Khách có kẻ” trong “Bạch Đằng giang phú” là nhân vật trữ tình không ai khác mà chính là Trương Hán Siêu. Trong các bài phú cổ, nhân vật “khách” không mấy xa lạ. “Ngọc tỉnh liên phú” (bài phú Sen giếng ngọc) của Mạc Đĩnh Chi (?-1346) cũng có nhân vật “khách”: … “Khách có kẻ: nơi nhà cao tựa ghế, trưa mùa hạ nắng nồng. Ao trong ngắm làn nước biếc, Nhạc phủ vịnh khúc Phù Dung”. “Khách” ở đây là Mạc Đĩnh Chi biểu lộ tấm lòng thanh cao, chí khí, tài năng và hoài bão của kẻ sĩ ở đời.
Ta đã từng biết, Trương Hán Siêu là danh sĩ nổi tiếng đời Trần, tính tình cương trực, tâm hồn phóng khoáng. Chín câu đầu cho thấy “khách” là một tao nhân với rượu túi thơ “chơi vơi” theo cánh buồm, làm bạn với gió trăng qua mọi miền sông biển. Sống hết mình với thiên nhiên, du ngoạn thăm thú mọi cảnh đẹp xa gần. Đêm thì “chơi trăng mải miết”, ngày thì: “Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương; Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”,…
Khách đã đi nhiều và biết nhiều. Các danh lam thắng cảnh như Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,… đều ở trên đất nước Trung Hoa mênh mông, ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nói lên một cá tính, một tâm hồn: yêu thiên nhiên tha thiết, lấy việc du ngoạn làm niềm lạc thú ở đời, tự hào về thói “giang hồ” của mình:
“Nơi có người đi
Đâu mà chẳng biết”.
Các địa danh xa lạ không chỉ là cảnh đẹp mà còn gợi ra một không gian bao la, chỉ có những người mang hoài bão và “tráng chí bốn phương” mới có thể “giương buồm…lướt bể” đi tới. Đầm Vân Mộng là một thắng cảnh tiêu biểu cho mọi thắng cảnh. Thế mà “Khách” đã “chứa vài trăm trong dạ”, đã thăm thú nhiều lần đã từng thưởng ngoạn bao cảnh đẹp tương tự. Vẫn chưa thoả lòng, vẫn còn “tha thiết” với bốn phương trời.
“Đầm Văn Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.
Phần đầu bài phú nói lên cốt cách kẻ sĩ: chan hoà với thiên nhiên, lấy chữ “nhàn” làm trọng, gián tiếp phủ định lợi danh tầm thường.
“Qua cửa Đại Than… đến sông Bạch Đằng”
Đoạn văn tiếp theo nói lên niềm vui thú của nhà thơ khi đến chơi sông Bạch Đằng. Trương Hán Siêu đã theo cái chí của người xưa “học Tử Trương” đi về phía Đông Bắc “buông chèo” cho thỏa chí “tiêu diêu”. Người xưa nói: “Muốn học cái văn của Tư Mã Tử Trường thì trước tiên phải học cái chơi của Tử Trường”. Tử Trường là Tư Mã Thiên, tác giả bộ “Sử ký” bất hủ, là nhà văn, nhà sử học tài ba đời Hán. Con người ấy vẫn được xem là nhà du lịch có một không hai thời xưa. Trương Hán Siêu với cánh buồm thơ lần theo sông núi:
“Qua cửa Đại than, ngược bến Đông triều,
Đến sông Bạch Đằng, bồng bềnh mái chèo”
“Bát ngát sóng kình muôn dặm”
Bạch Đằng giang, con sông oai hùng của Tổ Quốc Đại Việt. Sông rộng và dài, cuồn cuộn nhấp nhô sóng biếc. Cuối thu (ba thu) nước trời một mầu xanh bao la “Bát ngát sóng kình muôn dặm – Thướt tha đuôi trĩ một màu- Nước trời: một sắc- Phong cảnh ba thu”.
Câu văn tả thực mượn một hình ảnh của Vương Bột trong bài “Đằng Vương các” “Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc” (Sông thu cùng với trời xa một màu). Tả con sóng Bạch Đằng, vua Trần Minh Tông (1288-1356) viết: “Thuồng luồng nuốt thuỷ triều, cuộn làn sóng bạc… Trông thấy nước dòng sông rọi bóng mặt trời buổi chiều đỏ ối- Lầm tưởng rằng máu người chết vẫn chưa khô” (Bạch Đằng giang – Dịch nghĩa). Cảnh núi non, bờ bãi được miêu tả, đã tái hiện cảnh chiến trường rùng rợn một thời:
Bờ lau san sát
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy
Gò đầy xương khô
Bờ lau, bến lách gợi tả không khí hoang vu. hiu hắt. Núi gò, bờ bãi trập trùng như gươm giáo, xương cốt lũ giặc phương Bắc chất đống. Nét vẽ hoành tráng ấy, một thế kỷ sau Ức Trai cũng viết: “Ngạc chặt kình băm non lởm chởm – Giáo chìm gươm gãy bãi dăng dăng” (Cửa Biển Bạch Đằng).
Trương Hán Siêu miêu tả dòng sông Bạch Đằng bằng những đường nét, màu sắc gợi cảm. Nhũng ẩn dụ và liên tưởng mói về dòng sông lịch sử hùng vĩ được miêu tả qua những cặp câu song quan và tứ tự tuyệt đẹp. Mấy chục năm sau trận đại thắng trên sông Bạch Đằng (1288) nhà thơ đến thăm dòng sông cảm thương xúc động:
“Buồn vì cảnh thảm
Đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”.
Một tâm trạng: “buồn, thương tiếc”, một cảm xúc “đứng lặng giờ lâu” của “khách” đều biểu lộ sự xúc động, lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc, vô hạn đối với anh hùng liệt sĩ đã đem xương máu bảo vệ dòng sông và sự tồn vong của dân tộc. Đó là tình nghĩa thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn”.
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mồ côi cha mẹ sớm, Tấm phải sống với dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm vất vả, khổ cực, làm việc luôn tay; còn Cám thì được cưng chiều, chỉ biết rong chơi.
Một hôm, Tấm và Cám cùng đi vớt tép và ai hớt được nhiều sẽ có yếm đỏ. Cám mải rong chơi, không có tép nên đã lừa trút hết giỏ tép đầy của Tấm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo nhìn trong giỏ xem có gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm nuôi cá bống, mỗi ngày cho nó ăn cơm. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu ở xa để ở nhà giết thịt cá bống. Tấm về không thấy cá bống liền bật khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm hãy tìm xương cá bỏ vào bốn cái lọ đem chôn dưới chân giường.
Vua mở hội làng nhưng dì ghẻ không cho Tấm đi. Bà ta trộn gạo lẫn thóc, bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp Tấm rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ dưới chân giường lên để lấy quần áo đẹp đi xem hội và một con ngựa để cưỡi. Tấm đi qua cầu, chẳng may đánh rơi một chiếc giày xuống nước, mò mãi không được. Khi ngựa của vua đi qua cứ đứng lại, vua liền sai quân lính xuống mò thì vớt lên một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ. Mọi người thi nhau ướm thử, kể cả mẹ con Cám. Tới lượt Tấm, chiếc giày vừa như in cùng với chiếc giày trong túi Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu.
Nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo lên cây hái cau rồi đốn cây giết Tấm để Cám vào cung thay chị. Tấm chết hóa thành chim vàng anh ngày nào cũng ở bên vua. Mẹ con Cám liền giết vàng anh, bỏ lông ra góc vườn. Nơi ấy lại mọc lên hai cây xoan đào. Vua thích hai cây xoan đào, liền mắc võng nằm ngủ. Mẹ con Cám liền chặt hai cây xoan đóng thành khung cửi. Lúc Cám dệt vải, khung cửi kêu tiếng Tấm, Cám sợ hãi, đem đốt khung cửi rồi đổ tro đi thật xa. Nơi ấy lại mọc lên một cây thị xanh tốt nhưng chỉ có duy nhất một quả và ở tít trên cao. Bà cụ đi chợ trông thấy yêu mến quả thị liền bảo thị về ở với bà. Quả thị trên cao rơi vào túi bà. Bà đem quả thị về nhà. Tấm từ trong quả thị chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn dẹp giúp bà cụ. Bà cụ rình bắt được liền xé vỏ quả thị đi. Từ đó, Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.
Một hôm nhà vua kinh lí đi qua, thấy miếng trầu cánh phượng giống hệt Tấm têm ngày trước liền gọi hỏi. Vua nhận ra liền rước Tấm về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét. Tấm chỉ cho Cám cách làm da trắng. Cám làm theo và chết. Nghe tin Cám chết, mẹ Cám cũng chết theo.
1. Mở Bài
- Nguyễn Dữ là người đã đưa khái niệm "truyền kỳ" tiến bước vào nền văn học Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng nhất và cũng là duy nhất của ông là Truyền kỳ mạn lục, gồm 20 truyện khác nhau.
- Một trong những truyện được biết đến nhiều nhất là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên lấy nhân vật Ngô Tử Văn làm trung tâm.
2. Thân Bài
* Ngô Tử Văn qua lời người dẫn chuyện và nhận xét của những người đương thời
- Là người nóng nảy, nhưng tính tình khảng khái, nên được nhiều người yêu quý kính trọng dành khen hai từ "cương trực", danh tiếng tốt.
* Ngô Tử Văn xuất hiện trực tiếp qua các sự kiện:
- Đốt ngôi đền bị tên tướng giặc họ Thôi chiếm giữ:
+ Thể hiện lòng can đảm, tinh thần chính nghĩa, không phải là hành động bộc phát, nông nổi.
- Lúc gặp tên tướng giặc trong mộng:
+ Bình tĩnh, điềm nhiên, coi thường sự dọa dẫm của hắn.
- Lúc gặp và nói chuyện với Thổ Thần:
+ Bình tĩnh, thể hiện sự thông minh, nhanh trí khi hỏi thăm về tên tướng giặc, để chuẩn bị ứng phó.
- Lúc ở điện Diêm Vương:
+ Gặp cảnh kinh hãi cũng bình tĩnh mà kêu to để hòng kinh oan.
+ Không hề e sợ lời dọa dẫm kết tội của Diêm Vương, sẵn sàng đối chất với tên tướng giặc họ Thôi cho ra nhẽ.
* Chiến thắng của Ngô Tử Văn:
+ Niềm tin vào công lý, chính nghĩa của nhân dân ta, cũng như của tác giả Nguyễn Dữ, với quan niệm cái thiện luôn luôn chiến thắng cái gian tà ác độc.
3. Kết Bài
- Nhân vật Ngô Tử Văn là một nhân vật tiêu biểu của trường phái hướng thiện., luôn lấy công bằng, lẽ phải làm nguyên lý sống.
- Thể hiện lòng yêu cái thiện, mong ước về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc của nhân dân ta từ xa xưa cho tới tận ngày nay.