Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hải Hậu xưa là đất Quần Anh có lịch sử hình thành gắn liền với công lao các vị “tứ tổ cửu tộc” khai hoang mở đất. Hiện nay, huyện Hải Hậu là địa phương có số lượng từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa nhiều nhất tỉnh (13 từ đường). Tiêu biểu là 3 từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, thủy tổ Phạm Cập, tổ Nguyễn Đại Tông (Hải Anh), 3 từ đường thờ thuỷ tổ Trần Vu, thuỷ tổ Hoàng Gia, tổ họ Lại (Hải Trung), từ đường họ Nguyễn (Hải Sơn), từ đường họ Lâm (Hải Lộc)… Các di tích từ đường này đều lưu giữ được khối kiến trúc cổ và các lễ nghi truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và niềm tự hào truyền thống của con cháu trong dòng họ.
Thủy tổ Trần Vu là người đứng đầu Tứ tổ khai sáng đất Quần Anh. Năm Giáp Dần niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794), con cháu dòng họ xây dựng từ đường nhằm tưởng nhớ công lao của thủy tổ Trần Vu (nay ở xã Hải Trung). Từ đường thuỷ tổ Trần Vu là công trình kiến trúc văn hoá còn bảo lưu được kiến trúc gỗ với nhiều mảng chạm khắc đẹp, mặc dù trải qua nhiều lần xây dựng, tu sửa tôn tạo nhưng vẫn bảo lưu được đường nét cùng phong cách nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Từ đường với kiến trúc “nội công ngoại quốc” với tiền đường thiết kế 3 gian, 2 chái, bốn vì, cột lim, xà bảy chạm khắc kênh bong hoa lá tinh xảo. Hậu cung xây cuốn, bên trong là lâu các, phía ngoài, trên có cổ lâu đắp nổi 3 chữ “Trần Khai Sáng”... Từ đường hiện đang lưu giữ được nhiều tư liệu quý như: câu đối, đại tự ghi lại công lao, sự nghiệp của thuỷ tổ Trần Vu. Từ đường thủy tổ Vũ Chi (xã Hải Anh) là một trong những công trình có quy mô lớn so với các từ đường khác (với diện tích trên 1.400m2). Thủy tổ Vũ Chi là một trong bốn thuỷ tổ có công khai sáng đất Quần Anh xưa đảm nhiệm công việc đắp đê khai thông sông ngòi, cải tạo đồng cho lúa khoai tươi tốt, đời sống cư dân ngày càng sung túc. Để tri ân công đức của thuỷ tổ Vũ Chi, con cháu trong dòng họ lập từ đường vào năm Đinh Tỵ niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) (nay ở xóm 3, xã Hải Anh). Năm 1943, con cháu trong dòng họ Vũ Chi tiến hành đại tu toàn bộ các hạng mục công trình gồm: Tiền đường, trung đường, cung cấm, nhà tả vũ. Từ đó đến nay, trải qua 6 lần trùng tu, tôn tạo nhưng công trình vẫn giữ được nguyên trạng kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Trong đó đặc trưng là kiến trúc 5 gian tiền đường, 3 gian trung đường và 5 gian hậu chẩm. Tại di tích hiện lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật như: Sắc phong, văn bia, câu đối, đại tự.
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, xã Hải Anh (Hải Hậu). |
Từ đường họ Nguyễn, xã Hải Sơn thờ thủy tổ Nguyễn Kim, tổ Nguyễn Khắc Cần và các vị tổ trong dòng họ. Theo thế phả Nguyễn Đại Tông Hải Hậu - Trực Ninh, dưới triều Vua Lê Huy Tông (1516-1522) Nguyễn Kim giữ chức Hữu vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, tước An Tĩnh Hầu. Năm 1527 đời Vua Lê Trang Tông, ông được phong làm Thượng phụ Thái sư Hưng công thống lĩnh toàn bộ quân đội. Năm 1545, ông qua đời, được Vua Lê chiếu tặng “Chiêu huân tĩnh công”. Theo gia phả dòng họ Nguyễn, Nguyễn Khắc Cần là người đóng góp công sức cùng nhân dân đắp đê, trị thủy, lập làng với các địa danh như Nhất Trùng, Nhị Trùng, Tam Trùng, Tứ Trùng. Để ghi nhớ công ơn các vị tổ trong dòng họ đã có công với dân, với nước, năm 1830, con cháu họ Nguyễn đã xây dựng một am nhỏ thờ tự. Năm 1875, từ đường được dựng lại kiểu chữ “Nhất”. Đến năm 1912, từ đường được xây theo kiểu chữ “Đinh” gồm 2 tòa tiền đường và hậu đường. Từ năm 1912 đến nay, từ đường được trùng tu, tôn tạo 9 lần nhưng vẫn đảm bảo giữ kiến trúc cổ. Từ đường gồm 3 tòa: Tiền đường, trung đường, hậu đường. Ngoài giá trị kiến trúc, từ đường họ Nguyễn còn lưu giữ được nhiều hiện vật tiêu biểu như: Tượng thủy tổ Nguyễn Kim, ngai và bài vị các tổ kế thành, sắc phong niên hiệu Khải Định (1924)…
Để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ đường ở Hải Hậu, con cháu ở các dòng họ đã tự nguyện chung tay góp công, góp của để tu bổ, tôn tạo đảm bảo chất lượng và giữ được nguyên vẹn kiến trúc di tích gốc. Từ năm 2009 đến nay, con cháu họ Nguyễn (xã Hải Sơn) đã đóng góp hàng trăm triệu đồng tu sửa tiền đường, xây mới trung đường, hậu đường và lâu các, nhà táo… Năm 2014 con cháu dòng họ Vũ Chi (Hải Anh) tự nguyện đóng góp xây mới tường bao, lát sân gạch, nhà bia với kinh phí trên 100 triệu đồng. Cùng với việc huy động con cháu trong các dòng họ chung tay bảo tồn, tôn tạo, Ban quản lý di tích các từ đường dòng họ đã thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong dịp giỗ tổ. Tại từ đường họ Nguyễn, hằng năm, vào 14-15 tháng Giêng con cháu dòng họ tập trung ở từ đường làm lễ dâng hương, tế tổ. Vào các ngày 16 và 17 tháng 11 âm lịch là ngày giỗ thủy tổ Nguyễn Kim, dòng họ tiến hành phát thưởng khuyến học khuyến tài động viên con cháu học tập tiến bộ. Tại từ đường Vũ Chi con cháu dòng họ gồm 53 ngành sinh sống khắp mọi miền đất nước. Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng; ngày 13 đến 15-3 âm lịch và ngày Đông chí, con cháu trong dòng họ lại về dâng hương báo công tiên tổ.
Các di tích từ đường ở Hải Hậu hiện nay ngoài việc là nơi thờ tự các vị thủy tổ, còn là những “bảo tàng” nhỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu tiếp tục góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Hằng năm, con cháu các dòng họ có di tích từ đường thường xuyên đóng góp để trùng tu, tôn tạo di tích theo đúng quy định của Nhà nước. Các di tích lịch sử - văn hóa từ đường đều có Ban trị sự dòng họ trông coi, bảo vệ, hoạt động dưới sự giám sát của Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa địa phương; chính quyền các cấp và con cháu các dòng họ luôn thực hiện các quy định về bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích từ đường nhằm gìn giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống./.
- Đêm trước ngày khai trường:
Mẹ đã không ngủ được, ko tập trung làm được 1 việc gì cả, nằm trên giường và trằn trọc nhiều, lo cho buổi khai trường đầu tiên của con. Trong khi đó, con vẫn ngây thơ nằm ngủ triền miên. Mẹ lo thay cho nỗi lo của con.
Mẹ nao lòng khi biết rằng chỉ ngày mai thôi, con sẽ đến với 1 thế giới mới, một thế giới muôn màu và chứa đựng nhiều điều mà con phải học cách đương đầu với nó. cũng một phần mẹ bồi hồi nhớ đến những ngày trước, ngày khai trường đầu tiên của mẹ.
=> người mẹ hết lòng vì con.
- Buổi khai trường Trước đó, mẹ nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua diễn ra.
cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra."
Mẹ đặt những niềm tin của mình vào ngôi trường đó, nền giáo dục này sẽ giúp chho con của mẹ những bước chập chững đầu tiên ít những vấp ngã hơn.
Cánh cổng kia mở ra là khi tâm hồn mẹ đang trào dâng nhiều niềm xúc cảm: lo lắng, hi vọng, yêu thuơng, tin tưởng.
~~> Một người mẹ thương yêu con tha thiết và luôn hết lòng vì đứa con của mình.
Tình yêu thương giữa những người thân yêu là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời. Văn học bao đời nay đã có rất nhiều tác phẩm phản ánh, ngợi ca những tình cảm mẫu tử, phụ tử, tình cảm bạn bè... Ta có thể kể đến như Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà.... Có thể nói, hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người là niềm hạnh phúc lớn lao cần được nâng niu, trân trọng.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình, mỗi chúng ta được đón nhận bao tình cảm tốt đẹp nhất từ nơi ấy. Không chỉ là sự bao dung của người mẹ hay sự chỉ bảo ân cần của người cha trong văn bản “Mẹ tôi”, gia đình còn cho ta nhưng yêu thương thiêng liêng như “Chị ngã em nâng”, như tình mẹ dạt dào sóng nước, như công cha núi lớn ngất trời... Có ai đó đã nói rằng: tình cảm giữa những người thân trong gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, tự nhiên và chân thành nhất. Điều đó được mỗi người cảm nhận bằng chính nhưng yêu thương mà chúng ta nhận được từ gia đình. Đó là đôi mắt lo lắng của mẹ khi ta bị ốm. Là lời động viên đầy sức mạnh của cha. Là nụ cười móm mém hiền từ của bà. Hay đơn giản chỉ là đôi mắt trong veo nhìn anh chị của đứa em nhỏ... Hạnh phúc mà gia đình mang đến bình yên và xúc động xiết bao!
Rời tổ ấm gia đình có người sẽ lo lắng bởi sợ rằng sẽ chẳng còn yêu thương và sự quan tâm chia sẻ. Nhưng nếu biết sống đủ đầy với mọi người thì ắt hẳn ta cũng nhận lại được những thương yêu. Tôi không thể nào quên hình ảnh đứa bạn cùng lớp bỏ hết nhưng giờ ra chơi để miệt mài ngồi chép bài cho người bạn cùng bàn bị ốm. Tôi cũng không quên những tấm thiếp “hand-made” xinh xắn đám bạn cùng tổ đã kì công làm tặng tôi ngày sinh nhật. Và càng không thể nào quên hình ảnh người thầy gượng dậy sau cơn ốm nặng đội mưa đến trường để tiếp tục dạy lớp tôi...
Tình cảm của những người bạn bè, những người thầy cô khiến mỗi chúng ta cảm thấy sung sướng vì được yêu thương một cách vô tư, chân thành.
Biết bao xúc động khi được sống giữa những người thân yêu của mình. Mọi người biết sống cho nhau, sống vì nhau và tặng nhau những điều tốt đẹp nhất. Tôi hiểu rằng mình cần trân trọng tất cả những điều đó và cũng cần biết cho yêu thương để cuộc đời này luôn luôn là những sự trao - nhận ngọt ngào.
Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.
Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.
Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “ Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.
Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.
Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.
Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam,tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm,ngọt ngào trong ca dao,dân ca.Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ,tình cảm vợ chồng,...còn có nhiều bài nói về tình cảm anh em trong gia đình.Câu ca dao dưới đây nói về đạo lý làm người:
"Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy."
Trong ca dao dân ca,lối so sánh ví von được sử dụng khá phổ biến."Chân" và "tay" là những bộ phận trên cơ thể con người không thể thiếu được,không thể tách rời nhau.Thiếu chân hay tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế.Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp con người kể cả hình thể lẫn tinh thần.Cách nói so sánh rất hay,lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng,lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình,dòng họ.Anh em cùng được sinh trong một gia đình,cùng chung bác mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm.Anh em đâu phải người gì xa lạ,đều sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt,họ cùng chung huyết hệ,bên nhau từ thưở ấu thơ đến lúc về nhà.Từ mối quan hệ gia đình,nhân còn nói tới nghĩa vụ của anh em đối với nhau,đó là phải hòa thuận,giúp đỡ và yêu thương nhau.
Xi-xin-li-a ngày ... tháng ... năm ...
Bố kính mến!
Con là En-ri-cô, con trai của bố đây! Bố ơi ! Sau nhiều ngày suy nghĩ về lỗi lầm của mình, con ân hận lắm ! Hôm nay, con mạnh dạn viết lá thư này gửi tới bố. Trước hết, con xin gửi lời kính thăm sức khỏe của bố, sau là để bày tỏ nỗi lòng và mong được bố tha thứ cho con.
Thưa bố!
Vừa qua, cũng chính vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai nên con đã ham chơi hơn là ham học. Con thường đến trường với vẻ mặt không vui vì nghĩ rằng kỉ luật ở đấy thật là gò bó, khó chịu. Đi học phải đúng giờ. Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ. Bài học, bài làm phải chuẩn bị ở nhà thật đầy đủ... và cùng bao quy định khác nữa đối với con thật nặng nề. Mỗi khi cô giáo kiểm tra mà con không thuộc bài, mấy chục cặp mắt của các bạn cứ nhìn xoáy vào con, khiến con ngượng đỏ cả mặt, chỉ muốn chui xuống đất cho xong. Trong khi đó thì ở ngoài bốn bức tường của trường học, cuộc sống mới thú vị làm sao ! Bao nhiêu là trò vui đang đợi con và lũ bạn nghịch ngợm của con. Nào là trèo cây, tắm sông, câu cá, lang thang trong rừng bắn chim, bắt bướm, trốn tìm... Những trò ấy chũng con chơi không bao giờ chán.
Cũng vì thế mà con bỏ học. Một ngày, hai ngày, ba ngày...và cô giáo chủ nhiệm đã đến tận nhà gặp mẹ để thông báo chuyện đó. Với tính hiếu thắng, con không nhận lỗi mà đổ thừa là do thầy cô giảng bài không hấp dẫn. Mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo. Lẽ ra, con phải biết xấu hổ nhưng ngược lại, con nhâng nháo cãi rằng : "Mẹ thì biết gì mà can thiệp vào chuyện của con !".
Nói xong câu ấy, con thấy rằng mình là một đứa con bất hiếu, dám xúc phạm tới người mẹ kính yêu. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ, khiến trái tim ấy như tan vỡ vì đau đớn và thất vọng. Lúc đó, sắc mặt mẹ nhợt nhạt hẳn đi, đôi môi run run chực bật khóc và mắt mẹ đỏ hoe, nhòa lệ.
Bố ơi ! Con đã phạm phải một tội lỗi khó bề tha thứ. Con đã làm cho mẹ khổ tâm. Ôi ! Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh thành ra con và vất vả làm lụng để nuôi con khôn lớn ! Con biết rằng mẹ có thể hi sinh tất cả vì con, kể cả cuộc đời và mạng sống vì mẹ coi con là ngồn hạnh phúc, niềm an ủi và tin tưởng lớn lao đối với mẹ.
Vậy mà con đã...!
Vâng ! Con đã phụ lòng tin của bố mẹ. Con là một đứa con hư. Nhận ra điều này, con tự trách mắng mình thậm tệ. Tại sao con lại không nghe lời dạy dỗ, khuyên nhủ đúng dắn của mẹ cha ? Tại sao con không tự kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong con ? Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở con rằng nếu không học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh hoang sơ ; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới. Thực tình, con có nghe nhưng con không chịu ngẫm nghĩ để hiểu được ý nghĩa rõ ràng như chân lí của những điều tốt đẹp ấy.
Giờ đây, con ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua, không có cách nào lấy lại được, bố nhỉ ! Bố cũng đã từng dạy con thời gian là vàng bạc, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà. Ai làm chủ được thời gian thì sẽ làm chủ được bản thân và cuộc sống của mình. Vậy mà con đã để thời gian trôi qua vô ích!
Bố kính yêu!
Trong bức thư bố gửi cho con có đoạn: Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ : trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.
Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc chiến tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi...
Những lời khuyên nhủ thốt ra từ đáy lòng của một người bố thương con đã làm cho trái tim bé nhỏ của con rung động. Bố ơi ! Con sẽ nghe lời bố, con sẽ xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ hôn con để chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Liệu mẹ có rộng lòng tha thứ cho con không, hả bố ?!
Bố kính mến của con!
Con xin bố hãy nói giúp con vài lời với mẹ, như thế sẽ dễ dàng hơn cho con rất nhiều ! Tất nhiên là con sẽ thành khẩn xin mẹ thương con mà cho con cơ hội để chuộc lại lỗi lầm.
Thôi, thư đã dài, con xin dừng bút ở đây. Con xin hứa với bố sẽ không bao giờ tái phạm. Con sẽ đi học đầy đủ, nghiêm túc và tự giác, không để bố mẹ phải buồn lòng. Con chân thành cảm ơn bố đã nhắc nhở con rằng : Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
Mong bố tha thứ cho con1 Kính chúc bốmạnh khỏe và gặp nhiều may mắn!
Con trai của bố
En-ri-cô
Gửi mẹ
Thưa mẹ, con là En - ri - cô, đứa con tội lỗi của mẹ đây...
Co xin người tha lỗi cho con, tha thứ cho những điều mà con biết rằng, sẽ rất khó lành trong tâm trí mẹ vào cái ngày hôm ấy. Bố đã gửi cho con một lá thư bằng nhữung điều từ đáy lòng. Lá thư mà bố gửi cho con sẽ mãi mãi là lời nhắc nhở đối với bổn phận của một con người. Hằng đêm, con thầm nguyện Chúa tha thứ cho lỗi lầm ấy, con mong sao khoảnh khắc ấy chỉ là trong mơ, lạy Chúa chỉ là một cơn mơ mà thôi mẹ ạ. Con đã hối hận và đã khóc rất nhiều khi đọc lá thư của bố, đó là tất cả những tình yêu bố dành cho con và rất nhiều cho mẹ nữa. Con chợt tỉnh với bao ân hận và day dứt trong lòng, đứa con bất hiếu này làm sao có thể xứng với sự hy sinh vĩ đại ấy hở mẹ ? Con hối hận vì đã lỡ thốt ra những lời bất kính với mẹ, những gì mà bố viết trong thư như ngàn hòn đá nặng đè lên tâm trí con. Lúc đó, con bỗng thấy mặt mẹ tái đi, sự đau đớn không thể che dấu bằng những giọt lệ đang nhòa dần trên gương mặt xanh xao của mẹ. Nét bối rối của cô giáo cũng hiện rõ khi thấy con thốt ra những lời không đáng đó. Còn bố lặng dần trong sự ngạc nhiên và nhìn con bằng những cái nhìn như muốn hỏi rằng "tại sao con lại làm thế ?".Và con nhớ rằng, cả ngày hôm đó cả nhà đắm chìm trong sự lạnh lẽo và lặng lẽ. Con ăn năn rất nhiều trong bốn bức tường khép kín, trước mắt con hiện ra hình ảnh mẹ vất vả, cực khổ chăm sóc để con có được ngày hôm nay. Vậy mà... trong phút chốc những điều ấp ủ ấy tan vỡ trong chốc lát. Lời nói của bố vẫn vang lên bên tai con " Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng cao cả, thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào trà đạp lên tình yêu thương đó" Con thầm gọi tên mẹ như một lời xin lỗi chân thành nhất từ trái tim con. Con dằn vặt mỗi đêm dù biết rằng quá khứ là không thể quay ngược lại, con hứa rằng con sẽ cố gắng không làm mẹ buồn vì bất cứ điều gì nữa, sẽ mãi là như vậy mẹ à. Con muốn nói với mẹ rằng con yêu mẹ nhiều lắm... Mẹ hãy hôn con, để cái hôn ấy mãi mãi xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con, để gia đình chúng ta mãi là một gia đình hạnh phúc...
Ngàn lần xin mẹ tha thứ cho con
Con trai mẹ
En - ri - cô
Nguồn : Tự làm
Người mẹ không ngủ được vì:
_ Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên của con. Nhưng đây là buổi lễ long trọng vào lớp một của con. Dù mẹ nói không lo, mẹ tin con không bỡ ngỡ nhưng chắc chắn mẹ có những điều đó.
_ Mẹ nhớ lại những rạo rực, những cảm xúc bâng khuâng ngày nào mình đi học. Muốn con mình cũng có được những ấn tượng sâu đậm đó.
_ Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của người mẹ đó là "tiếng đọc bài trầm bổng ". "Hằng năm cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường dài và hẹp...."
=>Tấm lòng của người mẹ rất cao cả và thiêng liêng.Mẹ rất lo cho con
Phần hay nhất, cảm động nhất trong bức thư là người bố nói với con về hình ảnh thương yêu, về đức hi sinh cao cả và tình thương mênh mông của người mẹ hiền.
Bố nhắc lại một kĩ niệm không bao giờ có. thể quên là cách đây mấy năm, En-ri-cồ bị ốm nặng, mẹ đã “thức suốt đêm" sàn sóc con, “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con”. Người mẹ lo âu, đau đớn “quằn quại vì nồi sợ, khốc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”.
Cổ ngữ có câu: “Mẫu tử tình thâm”. Tình mẹ thương con là mênh mông bao la. Mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ” (tục ngữ).
Con mà lại xúc phạm đến mẹ là vô đạo, vì “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. Một năm so với một giờ đã có đứa con nào tính được, nghĩ đến ? Người mẹ có quản gì vất vả, chịu khổ sở đói rét “đi ăn xin để nuôi con”. To lớn hơn, vĩ đại hơn là người mẹ có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Công cha nghĩa mẹ thật vô cùng sâu nặng:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
hay
“ơn cha nặng lắm ai ơi ỉ
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
(Ca dao)
Cảm động nhất là khi bố chỉ cho con thấy nỗi bất hạnh “buồn thảm nhất” của một đời người là “ngày mà con mất mẹ”. Mồ côi mẹ là nỗi đau khổ nhất của tuổi thơ. Cho dù khi đã lớn khôn, trưởng thành, dũng cảm,… đứa con vẫn không bao giờ tìm lại được bóng dáng yêu thương của mẹ hiền. Một tiếng nói dịu hiền của mẹ. Một cử chỉ thân thương của mẹ “được mẹ dang tay ra đón vào lòng”. Nỗi cô đơn của đứa con (dù lớn khôn, khỏe mạnh) không thể nào kể xiết, vì thiếu tình thương ấp ủ của mẹ hiền, “con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở the”. Lúc ấy, "con sẽ cay đắng…”, “con sẽ không thể sống thanh thản”, “con sẽ không một phút nào yên tĩnh”) vì lương tâm cắn rứt, con nhở lại “những lúc đã làm cho mẹ đau lòng”, “đã làm cho mẹ buồn phiền”. Lúc ấy dù có “hối hận”, dù con có "cầu xin linh hồn mẹ tha thứ” thì cũng chỉ vô ích mà thôi, vì mẹ đã mất từ lâu rồi. Một nỗi đau ghê gớm là thời gian năm tháng sẽ không bao giờ làm nguôi quên những hình ảnh, những kỉ niệm vui, buồn về người mẹ hiền yêu quý, “lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh”. Và lúc ấy, “hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”.
“Mẹ hiền như chuối ba hương – Như xôi nếp mật, như đường mía lau”. Đó là ca dao của nhân dân ta. ở đây, từ hình ảnh người mẹ hiền trong tâm hồn đứa con, người bố đã viết một câu thật hay nói về lòng hiếu thảo, về đạo làm con; lời khuyên con càng trở nên sâu xa, thấm thìa: “Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Bởi lẽ, lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo làm người; những kẻ bất hiếu “thật đáng xấu hổ và nhục nha ’ vì đã “chà đạp lên tình yêu đó”.
Qua bức thư của người bố gửi En-ri-cô, ta thấy lời giáo huấn không hề khô khan mà vô cùng xúc động, chứa chan tình phụ – từ, tình mầu – tử. Bố vừa giận vừa thương con; bố đã dạy con bài học về lòng hiếu thảo, biết kính trọng và biết ơn cha mẹ. Lòng mẹ bao la và mênh mông. Con không được vô lễ, không được vong ân bội nghĩa với mẹ cha. Chúng ta cảm thấy mình “lớn lên” cùng trang nhật ký của En-ri-cô.
Tóm lại bài "Mẹ tôi” là một bài ca tuyệt đẹp của “Những tấm lòng cao cà”. Đơ A-mi-xi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục chúng ta bài học hiếu thảo của đạo làm con.