K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời , yêu nghề , ở tinh thần trách nhiệm cao với công vịc lắm gian khổ của mình . Trong lời giới thiệu với ông họa sĩ và cô gái , bác lái xe gọi anh là"người cô độc nhất thế gian" . Đã mấy năm nay anh "sống một mình trên đỉnh yên sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù  lạnh lẽo".Công việc hàng ngày của anh là " đo gió , đo mưa , đo chấn động mặt đất "rồi ghi chép , gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm . Nhiều đêm anh phải đối chọi với "gió tuyết và lặng im đáng sợ ". Vậy mà anh rất yêu công việc của mình .

Anh quan niệm :"Khi ta làm việc ta với công việc là đôi , sao gọi là một mình được ?"Anh hiểu rõ :Công việc của cháu gian khổ thế đấy , chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất ". Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi "lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện . Nghĩa là sách ấy mà ".

Tuy sống điều kiện thiếu thốn nhưng thanh niên ấy vẫn đam mê công việc , biết sắp sếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp ổn định . Anh nuôi gà , trồng hoa , đọc sách , thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lái xe cùng hành khách trò chuyện cho bớt nỗi nhớ nhà .

Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có nhiếu người dần thu mình trong nỗi cô đơn.Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở chỗ " thèm người ",lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo . Ngay từ những phút gặp khách ban đầu , lòng mến khách , nhiệt tình của anh đã gaay được thiện cảm tự nhiên đối với người họa sĩ và cô kỹ sư trẻ . Niềm vui được đón khách dáo dạt trong anh , toát lên qua nét mặt , cử chỉ : anh biếu bác lái xe củ tam thất mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ , hồ hởi đón mọi người lên thăm "nhà",hồn nhiên kể về công việc , đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa Pa lặng lẽ.Khó người đọc nào có thể quên việc lám đầu tiên của anh khi có người thăm nơi ở của mình là : hái một bó hoa rực rỡ sắc máu tặng người con gái lần đầu quen biết . Bó hoa cho cô gái , nước chè cho ông họa sĩ , làn trứng ăn đường cho hai bác cháu ,....Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là  kỷ niệm của một tấm lòng  sốt sắng , tận tình đáng quý .

Công việc vất vả , có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn . Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường , nhỏ bé so với bao người khác . Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông họa sĩ phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay.Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông những người đáng vẽ hơn mình : "Không,không bác đừng mất công  vẽ cháu , để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn ".Đó là ông kĩ sư ở vườn rau vượt qua bao nhiêu vất vả để tạo ra củ su háo ngon hơn , to hơn . Đó là "người cán bộ nghiên cứu sét 11 năm không xa cơ quan lấy 1 ngày ". Dù còn trẻ nhưng anh đã thấm thía cái nghĩa , cái tình của mảnh đất Sa Pa , thấm thía sự hi sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .

Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng nhưng chi tiết , chân thực , tinh tế , ngôn ngữ đối thoại sinh động Nguyễn Thành long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa Pa lặng lẽ . Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên , khiến người họa sĩ suy nghiw về vẻ đẹp của cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kĩ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng ....

Với chuyện ngắn này , phải chăng nhà văn muốn khẳng định : Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu , hi sinh lớn lao và thầm lặng . Những con người cần mẫn ,nhiệt thành như anh thanh niên ấy , khiến cuộc sống thật đáng trân trọng , thật đáng yêu.

cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong đoạn ''quê cháu ở lào cai...vẽ hơn'' Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận...
Đọc tiếp

cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong đoạn ''quê cháu ở lào cai...vẽ hơn''

 Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ đựơc bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người đáng cho bác vẽ hƠN. 

MONG MN REP GIÚP MÌNH , MÌNH ĐANG CẦN GẤP ;-;

 

0
13 tháng 6 2020

*Hạnh phúc của anh thanh niên là :
-Với anh, hạnh phúc là niềm vui được cống hiến, làm việc có ích cho đất nước.
- Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là được sống, làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

=> Anh có lí tưởng sống đẹp, là người yêu gia đình, nhiệt tình cống hiến cho đất nước , đồng thời anh cũng là người rất khiêm tốn, vô tư, đáng yêu.

*Với em , hạnh phúc đơn giản chỉ là khi :

- Được thấy nụ cười của mẹ, được điểm cao trong môn học, được thấy cây hoa hồng em trồng nở rộ trước hiên nhà,…


 

24 tháng 12 2020

ai giúp tui với

 

25 tháng 12 2022

         Qua đoạn trích trên trích trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện đầy sâu sắc và cảm động tình cảm cha con thiêng liêng giữa tình phụ tử giữa ông Sáu và bé Thu. Đó là một tình cảm đáng trân trọng, nó sáng lên ngay cả trong khói lửa của chiến tranh bạo tàn. Nhân vật ông Sáu là một trong những nhân vật trung tâm của nhân vật, thông qua tìm hiểu nhân vật ta thấy được tình cảm sâu sắc của một người cha hết lòng yêu thương con gái.

Không chỉ là một người cha tốt, ông Sáu còn là một người công dân hết lòng vì đất nước, trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, cũng như bao người yêu nước khác, ông Sáu đã tự nguyện tham gia vào đội ngũ những người lính, cầm súng chiến đấu vì sự tự do, độc lập của tổ quốc. Để thực hiện trách nhiệm với đất nước, thực hiện lí tưởng cứu dân, độc lập dân tộc đầy cao đẹp thì ông Sáu đã phải rời xa quê hương, rời xa gia đình và cô con gái nhỏ. Ông chỉ được về thăm gia đình khi được nghỉ phép vài ngày.

Khi về ông Sáu mang tâm trạng bồi hồi, rạo rực bởi sắp tới đây ông sẽ được về thăm những người thân yêu, đặc biệt là Thu- cô con gái bé nhỏ mà ông hết lòng yêu thương. Từ khi bé Thu được sinh ra, ông Sáu chưa từng được gặp con, cũng chưa một lần được nâng niu, cưng nựng. Nỗi khao khát muốn gặp lại con khiến cho ông Sáu bồi hồi suốt quãng đường về nhà. Khi thuyền còn chưa kịp cập bến thì ông Sáu đã vội vàng nhảy xuống “ …nhún chân, xô chiếc xuồng tạt ra, bước vội vàng với những bước dài…” đây là hành động có phần gấp gáp, vội vàng của một người cha nóng lòng muốn gặp con.

Khi nhìn thấy đứa nhỏ chơi ở gần đó, ông Sáu biết chắc đó là con của mình, sự xúc động dâng trào khiến cho ông Sáu kêu to tên con “ Thu! Con”, ông đưa tay ra đón chờ con, nhưng trái ngược với sự mong chờ, hi vọng của ông Sáu, bé Thu lại không biết người đàn ông kêu tên mình là ai. Hơn nữa, vết thẹo lớn trên mặt của ông Sáu khiến cho bé Thu sợ hãi, vừa khóc vừa gọi mẹ.

Nhìn thấy con mình vì sợ hãi mà chạy vào nhà, ông Sáu đã vô cùng đay khổ, ông thẫn thờ, khuôn mặt tối sầm lại, đôi tay thì buông thõng vô cùng đáng thương. Có lẽ, ông Sáu đã không thể ngờ được giây phút mà cha con hội ngộ lại thành ra như vậy, sự thất vọng, bất ngờ xâm chiếm khiến cho ông Sáu trở nên đáng thương.

Tâm trạng của ông Sáu trong những ngày nghỉ phép cũng rất phức tạp, vừa là niềm vui vì được về thăm gia đình, quê hương, người thân nhưng ông cũng buồn bã, đau đớn vì đứa con không chịu nhận cha. Bé Thu không những không chịu nhận cha mà còn đối xử với ông Sáu vô cùng lạnh nhạt. Ông Sáu ở nhà suốt ngày và không muốn đi đâu, ông luôn tìm cách để có thể vỗ về con. Nhưng sự quan tâm, vỗ về của ông Sáu lại không thể thay đổi được thái độ lạnh nhạt của bé Thu.

Là một người cha,ông Sáu luôn cảm thấy có lỗi với con vì không thể ở bên chăm sóc khi con ra đời, ông khao khát được một lần nghe tiếng gọi “ba” của bé Thu. Trước những hành động chối bỏ, lời nói lạnh nhạt của con, ông Sáu không lỡ giận mà chỉ khe khẽ lắc đầu và cười, nụ cười ấy không phải nụ cười của hạnh phúc mà là nụ cười của sự bất lực, cam chịu.

Dù rất yêu thương con nhưng có một lần vì quá nóng giận mà ông Sáu đã lỡ đánh bé Thu, đó là khi bé Thu dùng đũa hẩy miếng trứng cá ra khỏi bát khi ông Sáu gắp cho bé, đây cũng là hành động khiến ông Sáu vô cùng hối hận, ngay cả khi hi sinh trên chiến trường ông cũng không thôi day dứt, đau khổ.

Đến ngày lên đường, dù nhìn thấy bé Thu ở trong góc nhà, dù rất muốn đến gần ôm và tạm biệt con nhưng ông Sáu lại sợ những phản ứng sợ hãi, chối bỏ của con mà chỉ đứng đó nhìn con với ánh mắt đầy đau khổ. Khi chuẩn bị bước lên xuồng, bé Thu bất ngờ chạy đến gọi cha, ông Sáu đã vô cùng xúc động ôm chầm lấy con, lấy khăn tay lau nước mắt và âu yếm hôn lên mái tóc của con. Có thể thấy, đây là lần đầu tiên ông Sáu rơi nước mắt nhưng đây là giọt nước mắt hạnh phúc, giọt nước mắt trùng phùng của tình cảm cha con.

Khi về công tác tại đơn vị kháng chiến, tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu vẫn khiến chúng ta vô cùng cảm động. Ông hối hận vì một chút nóng nảy mà lỡ tay đánh con. Trước khi chia tay, ông đã hứa ngày trở về sẽ tặng bé Thu một chiếc lược ngà, có thể thấy tác giả NGuyễn Quang Sáng rất chú trọng tả những chi tiết đến chiếc lược ngà này.

Khi chiến đấu, ông vô tình kiếm được một mảnh ngà voi, khi ấy ông Sáu vui vẻ, hớn hở như một đứa trẻ vừa được cho quà, niềm vui, sự xúc động này được thể hiện trực tiếp qua chi tiết: “từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”.

Tình cảm sâu sắc của người cha dành cho con được thể hiện ngay trong việc làm cho con cây lược, ông Sáu tỉ mỉ trong từng chi tiết, cưa từng chiếc răng “…tỉ mỉ cố công như một người thợ bạc…” Khi hoàn thành chiếc lược, ông Sáu đã khắc lên thân lược dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những dòng chữ gắn gọn nhưng lại chứa chan biết bao nhiêu tình cảm khiến chúng ta xúc động.

Mỗi khi nhớ con, ông Sáu lại mang chiếc lược ra để ngắm nghía, đôi lúc mài lên mái tóc để làm cho cây lược bóng hơn vì ông không muốn khi con chải tóc sẽ bị đau. Chiếc lược trở lên ý nghĩa hơn bao giờ hết, nó không chỉ đơn thuần là món quà của người cha mà đó còn là biểu tượng của tình yêu, của nỗi nhớ của một người cha hết lòng yêu thương con.

Khi chưa kịp trao cây lược ngà cho con gái như lời hứa hẹn trước ngày lên đường thì ông Sáu đã hi sinh trên chiến trường, đến giây phút cuối cùng của cuộc đời mình ông khôn nguôi nhớ về con. Ông dồn chút lực tàn để lấy ra cây lược mà ông luôn mang theo bên mình để đưa lại cho người bạn chiến đấy của mình. Đây là một lời trăng trối đầy thiêng liêng, đó là ước nguyện cuối cùng của người cha ấy.

Qua hình ảnh của ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng không chỉ cho chúng ta thấy tình cảm cha con thật thiêng liêng, đẹp đẽ mà nó còn cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh, nó làm cho gia đình li tán, con xa cha, vợ lìa chồng. Tuy nhiên, truyện ngắn cũng là sự khẳng định mạnh mẽ về tình cảm gia đình, thứ tình cảm thiêng liêng mà bom đạn của kẻ thù không thể nào phá hủy được.

3 tháng 12 2019
Văn bản lặng lẽ sapa của tác giả Nguyễn Thành Long đã để lại cho em ấn tượng về nhân vật anh thanh niên. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời,yêu nghề ,ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái,bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”Dù cho công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường,nhỏ bé so với bao ngừơi khác.Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay.Với truyện ngắn này ,phải chăng nhà văn muốn khẳng định:Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu,hy sinh lớn lao và thầm lặng?Những con người cần mẫn,nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng,thật đáng tin yêu .
2 tháng 12 2019

Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời,yêu nghề ,ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái,bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”.Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”.Công việc hàng ngày của anh là“đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất”rồi ghi chép,gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm.Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”.Vậy mà anh rất yêu công việc của mình.Anh quan niệm:“khi ta làm việc ta với công việc là đôi,sao gọi là một mình được?”Anh hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy,chứ cất nó đi,cháu buồn đến chết mất”.Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện.Nghĩa là có sách ấy mà ”.Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc,biết sắp xếp lo toan cuộc

15 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật:

* Thủ pháp ước lệ tượng trưng: Đây là thủ pháp miêu tả được sử dụng trong văn học Trung đại, lấy vẻ đẹp thiên nhiên tả vẻ đẹp con người. Thiên nhiên là trung tâm, là chuẩn mực của cái đẹp.

- Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”: Giới thiệu chị em Thúy Kiều: “đầu lòng hai ả tố nga”, “mai cốt cách tuyết tinh thần” – mĩ từ ca ngợi 2 cô gái đẹp người đẹp nết.

Tả Thúy Vân: dùng hình ảnh mây, tuyết, hoa, ngọc để nói về vẻ đẹp trong sáng, hiền hậu, đoan trang của Vân.
Tả Thúy Kiều: dùng hình ảnh “làn thu thủy, nét xuân sơn” để tả vẻ đẹp đôi mắt của Kiều, ca ngợi tài năng của Kiều “vốn tính trời”, “nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”.
- Trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”, tác giả dùng hình ảnh hoa để tả Kiều: “lệ hoa mấy hàng”, “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”, vừa tả người đẹp, vừa thể hiện nỗi tủi nhục khi phải bán mình chuộc cha.

- Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân”: Tả nam thanh nữ tú đi hội đạp thanh là “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, vẻ đẹp của con người hòa với cảnh sắc thiên nhiên, khiến thiên nhiên thêm sinh động.

⇒ Nhận xét:

- Về ngôn ngữ: tác giả sử dụng ngôn từ trang trọng, mĩ miều, hình ảnh tươi đẹp, trong sáng.


 
- Hình ảnh: lựa chọn những hình ảnh đẹp trong tự nhiên.

- Qua miêu tả thấy được tuyến nhân vật chính diện, cho thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với nhân vật.

* Thủ pháp tả thực: tả Mã Giám Sinh

- Giới thiệu nhân vật: “Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh/ Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần”.

- Ngoại hình, tuổi tác: “Quá niên trạc ngoại tứ tuần/ Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”.

- Cho thấy phẩm chất con người qua một chuỗi hành động:

Không có tôn ti trật tự, con người không có giáo dục: “Trước thầy sau tớ lao xao”, “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”.
Bản chất chợ búa, con buôn: “Đắn đo cân sắc cân tài” bắt Kiều đàn hát, làm thơ để xem tài, sau khi ưng ý mới “tùy cơ dặt dìu” hỏi giá, tiếp tục “Cò kè bớt một thêm hai”, coi Kiều như một món hàng và trả giá bốn trăm lượng.
⇒ Nhận xét:

- Tác giả sử dụng ngôn từ tả thực, chỉ dùng 2 câu để tả ngoại hình nhân vật, còn lại tả hành động để cho thấy bản chất con người nhân vật Mã Giám Sinh; sử dụng nhiều tính từ như “lao xao”, “sỗ sàng”, đặc biệt động từ “tót” cho thấy một hành động vô phép tắc, dáng ngồi xấu xí.

- Qua miêu tả thấy được nhân vật phản diện, thể hiện sự khinh ghét của tác giả

3 tháng 8 2021

Câu ghép là những câu có hai chủ ngữ - vị ngữ trở lên.

Ví dụ trong đoạn văn trên: Khi chồng đi lính, mẹ chồng (C)/ ở nhà ốm nặng (V), nàng (C)/ cũng chăm sóc vô cùng chu đáo (V).

3 tháng 8 2021

mn giúp e với ạ