K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2018

Cuộc chiến giữa hai vị thần đã gây ra bao nhiêu lầm than và nước mắt cho nhân dân. Lũ lụt triền miên, sạt lở đất là những thiên tai mà hằng năm nhân dân ta vẫn phải hứng chịu.

Nhân dân ta đã có một trí tưởng tượng phi thường mới có thể nghĩ ra một câu chuyện hư cấu nhưng lại mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống như vậy. Sự nổi giận của các vị thần sẽ gây nên hệ quả xấu đối với đời sống của nhân dân.

Qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; chúng ta thấy được rằng hằng năm nhân dân ta phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, bão lũ nhưng tất cả đều không nao núng, vẫn kiên cường chống chọi và chiến thắng tất cả.

21 tháng 10 2018

Vua nước Văn Lang có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn, và phần thắng đã thuộc về Sơn Tinh.

Cứ nghĩ đến cảnh Sơn Tinh đưa Mị Nương về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng là Thuỷ Tinh giận sôi người. Thần Nước liền rút máy di động, gọi cho tể tướng Rùa rồi ra lệnh cho tể tướng triệu tập binh lính dưới Thuỷ cung cùng tàu chiến, tàu ngầm có trang bị thuỷ lôi. Sau đó, Thuỷ Tinh cho tung lên các phương tiện thông tin đại chúng lời thách đấu với Sơn Tinh. Thần hô mưa gọi gió, tạo ra một cơn bão lớn với tốc độ khủng khiếp tiến vào đất liền. Trong khi nước chảy cuồn cuộn, gió rít liên hồi thì thần vội vã về ngôi biệt thự trên đảo Cát Bà để bàn kế sách chiến thắng Sơn Tinh.

Lời khiêu khích của Thuỷ Tinh chẳng mấy chốc đến tai Sơn Tinh. Thần Núi vô cùng tức giận nhưng cũng lo cho sự an nguy của dân khi bão đến. Lập tức trên đài, ti vi, báo chí xuất hiện những tin cảnh báo người dân về cơn bão, khuyên mọi người không nên ra khơi vào lúc này. Thần cùng dân chúng không quản gió mưa ra đắp lại đê điều. Rất may trước đây, để đề phòng bão lũ, Sơn Tinh đã cho công nhân sử dụng máy xúc, máy ủi dựng nên những con đê vững chắc. Bây giờ, hầu hết những con đê đều được làm bằng xi măng cốt thép nên có thể chống trả lại những ngọn sóng dữ của Thuỷ Tinh. Sơn Tinh có nhiều cổ phần trong các công ti bất động sản, trong khi đó, Thuỷ Tinh lại sở hữu phần lớn cổ phần của các công ti thuỷ hải sản, hàng hải. Ai cũng nghĩ cuộc đọ sức lần này là ngang tài ngang sức. Cơn bão đã đổ bộ vào thành Phong Châu – và đây cũng là hiệu lệnh tấn công của Thuỷ Tinh. Vô số tàu ngầm chở các binh sĩ đổ bộ lên đất liền, tàn phá nhà cửa ruộng nương của dân chúng. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Nhưng không ai ngờ, Sơn Tinh có vô số các loại máy móc đi lại được trên nước như tàu chiến, xe lội nước,… đồng thời, các máy xúc, máy ủi, xe tăng,… cán chết vô vàn binh lính của Thuỷ Tinh. Nhưng trong đám lính thuỷ, có rất nhiều rô bốt lợi hại được điều khiển từ xa. Sơn Tinh đoán bộ điều khiển chắc chắn nằm trên biển, liền cho tàu chiến và xe lội nước ra tìm. Thần Núi đoán quả không sai, khu chỉ huy nằm giữa các chiến xa trên biển. Cuộc chiến đấu thật kịch liệt. Tàu chiến của Sơn Tinh bị tàu ngầm của Thuỷ Tinh bắn thuỷ lôi. Nhưng Thần Nước không thể ngờ, Sơn Tinh đã cho máy bay B52 ném bom vào khu điều khiển. Các rô bốt bị tê liệt Các ngọn sóng dữ bị các con đê ngăn lại.

Thuỷ Tinh thất bại hoàn toàn. Bao nhiêu kế sách tan thành bong bóng. Sơn Tinh chiến thắng vẻ vang, trở về với ánh mắt ngưỡng mộ của dân chúng.

Thất bại quá lớn khiến Thuỷ Tinh dường như không thể đứng dậy được nữa. Nhưng thù sâu, năm nào Thần Nước cũng dùng hết sức mình dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng chuốc lấy thất bại.

Các bạn tin truyện này có thật hay không. Riêng tôi, tôi đảm bảo truyện này có thật một trăm phần nghìn đó.

 Trong những câu chuyện thần thoại đã đọc, Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện em yêu thích nhất bởi sự cuốn hút, hấp dẫn lạ thường của nó. Truyện mượn thần thánh để giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ và gửi gắm vào đó ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao đựng nước của các vua Hùng.

Cách đây mấy ngàn năm, khi tổ tiên người Việt từ vùng rừng núi chuyển xuống sinh sống ở đồng bằng Bắc Bộ thì năm nào cũng gặp phải một trong những thiên tai đáng sợ là nạn lụt. Nạn lụt do nước lũ từ các con sông, chủ yếu là sông Hồng, sông Đà gây ra. Để bảo vệ thành quả lao động của mình, nhân dân ta đã dũng cảm, mưu trí, bền bỉ tìm cách chống lụt. Việc đắp đê ngăn nước chính là biểu hiện của tinh thần đó.

Từ chuyện chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng và đời sống, người xưa đã tưởng tượng thành một câu chuyện với nhiều tình tiết li kì: Hai vị thần cùng muốn cưới một công chúa xinh đẹp làm vợ; rồi người được vợ, kẻ không được vợ, dẫn đến cuộc giao tranh dữ dội. Cuối cùng, bên thắng, bên thua. Kẻ thua cuộc ôm lòng thù hận khôn nguôi, hằng năm vẫn gây sự đánh trả.

Thực tế là hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ, cứ đến mùa mưa bão là nước dâng to, nhưng chưa bao giờ làm ngập nổi núi đồi. Cuối mùa lũ, nước rút đi, sông suối trở lại hiền hòa. Người xưa cho rằng đó là Thần Nước đánh nhau Với Thần Núi để giành lại Mị Nương… Quả là trí tưởng tượng của họ vô cùng phong phú và bay bổng.

Truyện có hai nhân vật: Sơn Tinh – chúa tể của vùng non cao và Thủy Tinh – chúa tể của vùng nước thẳm. Cả hai đều có tài năng phi thường. Sơn Tinh vẫy tay vá phía đông, phía đông nổi lên cồn bải, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra những dãy núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần đều tài giỏi. Điều ấy khiến nhà vua băn khoăn không biết chọn ai, đành ra điều kiện: Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì được cưới Mị Nương.    

Ngay trong chuyện thách cưới, có lẽ ý nhà vua đã nghiêng về phía Sơn Tinh. Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Rồi trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng… Tất cả đều là sản vật của đồng ruộng, núi rừng. Vì vậy, kẻ thắng cuộc tất nhiên phải là Sơn Tinh. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương và đưa nàng về núi Tản Viên. Sơn Tinh thật xứng đôi với nàng công chúa xinh đẹp.

Không cưới được Mị Nương, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận. Chàng phô bày hết sức mạnh tàn bạo của mình trong cuộc giao tranh với Sơn Tinh. Gió bão rung chuyển cả đất trời. Mưa làm nước sông hồ dâng lên cuồn cuộn, ngập tràn đồng ruộng, mùa màng, cuốn phăng cây cối, nhà cửa, súc vật. Nước dâng lên sườn đồi, sườn núi làm tróc cây, lở đá… Thủy Tinh muốn nhấn chìm đỉnh núi để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương.

Nhưng Sơn Tinh cũng trổ hết tài bốc đồi, dời núi, dựng thành ngăn nước. Nước dâng cạo bao nhiêu, núi đồi cao lên bấy nhiêu. Suốt mấy tháng trời, cuộc tấn công của Thủy Tinh thật là dữ dội: giông bão, sấm chớp, mưa như trút nước, đồng ruộng hóa thành sông, sông thành biển cả. Ấy vậy nhưng Sơn Tinh không hề nao núng, vẫn bình tĩnh, sáng suốt chống trả một cách quyết liệt và thắng lợi. Cuối cùng kiệt sức, Thủy Tỉnh phải rút lui.

Cả hai vị thần đều có tài cao, phép lạ. Nhưng Thủy tinh dù phép thuật cao cường vẫn phải khuất phục trước Sơn Tinh dũng mãnh và mưu trí. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo hoang đường về Sơn Tinh Thủy Tinh và khí thế hào hùng mạnh mẽ của cuộc giao tranh giữa hai vị thần thể hiện trí tưởng tượng phong phú trên cơ sở những sự việc thực tế của người xưa.

Cuộc giao tranh không chỉ xảy ra một lần mà nhiều lần, năm nào cũng vậy. Nhưng kết cục thì không thay đổi: thần Núi chiến thắng thần Nước. Mị Nương vẫn sống hạnh phúc bên Sơn Tinh trên đỉnh Tản Viên cao vời vợi. Thủy Tinh không sao giành lại được nàng.

Sơn Tinh Thủy Tinh là những nhân vật tưởng tượng nhưng lại có ý nghĩa rất thực tế vì đã khái quát được hiện tượng lũ lụt đổng thời phản ánh những kì công trong sự nghiệp dựng nước của nhân dân ta dưới triều đại các vua Hùng.

Tất cả những chi tiết kì ảo trên đều nhằm để giải thích hiẹn tượng lũ lụt và việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một chi tiết quan trọng là Sơn Tinh dựng thành ngăn nước. Đó là công việc đắp thành bằng đất của con người – khởi đầu cho những con đê lớn sau này chạy suốt hai bờ những con sông lớn để ngăn lũ. Người xưa để cho Sơn Tinh thắng Thủy Tinh là gửi gắm vào đó ước mơ có được sức mạnh thần kì để chế ngự được nạn lũ lụt – một tai họa lớn của con người.

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có giá trị nội dung và nghệ thuật cực kỳ đặc sắc, mang hơi thở truyền thống.

Thủy Tinh là hiện tượng mưa gió, bão lụt ghê gớm hằng năm đã được hình tượng hóa thành kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh.

Sơn Tinh là hiện thân của người dân Việt cổ cần cù đắp đê phòng chống lũ lụt, là ước mớ chiến thắng thiên tai của người xưa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng. Đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng và kì tích ấy cho đến nay vẫn được tiếp tục phát huy mạnh mẽ.

Không thể nói Sơn Tinh Thủy Tinh là đại diện cho điều thiện hay cái ác, mà họ đại diện cho những sự việc bình thường nhưng lại là ước mong ngàn đời của dân tộc.

Ước mơ xưa giờ đây, đã thành hiện thực. Những công trình Thủy lợi lớn như hệ thống đê điều, mương máng, những hồ nước, đập nước điều hòa dòng chảy của sông Đà, sông Hồng đã thực sự chế ngự được sức tàn phá ghê gớm của nước lũ. Hạt lúa, củ khoai do bà con nông dân đổ mồ hôi làm ra đã được bảo vệ. Ngày nay, con cháu của Sơn Tinh đã và đang thực hiện ước mơ của tổ tiên ngày trước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nạn phá rừng, cháy rừng diễn ra rất nghiêm trọng trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới sinh thái, môi trường của đất nước ta. Hiện tượng thiên tai lũ lụt xảy ra gây hậu quả rất nghiêm trọng, phần lớn nguyên nhân là do cháy rừng, phá rừng.
Mất rừng, Sơn Tinh sẽ mất hết sức lực và phép lạ, làm sao chống chọi được với Thủy Tinh?!

Nhà nước ta hiện nay đang có chủ trương vận động nhân dân tích cực xây dựng, củng cố đê điều; nghiêm cấm nạn phá rừng, đi đôi với việc trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc. Đây là chủ trương đúng đắn và hợp lí, được mọi người đồng tình.

Chẳng lẽ Sơn Tinh lại thua Thủy Tinh? Chuyện xảy ra từ ngàn xưa nhưng vẫn là bài học thiết thực trong cuộc sống hôm nay, cháu con cần ghi nhớ.

12 tháng 9 2018

Em đã từng đọc rất nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết; mỗi câu chuyện đều để lại trong em những cảm xúc riêng. Tuy nhiên em vẫn ấn tượng với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Đây là câu chuyện do nhân dân dựng nên, mượn hình ảnh của các vị thần để nói lên sự tàn khốc của thiên tai, bão lũ hằng năm. Đồng thời qua đó ngợi ca công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh xoay quanh cuộc đấu tài, đấu trí của hai vị thần Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao và thần Thủy Tinh – chúa tể của vùng nước thẳm để có được công chúa Mỵ Nương. Sơn Tinh khi vẫy tay về phía đông thì phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần này đều rất tài giỏi. CHính điều này đã khiến vua Hùng không biết chọn ai nên bèn đưa ra điều kiện: Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì sẽ cưới được Mỵ Nương. Ngay trong chuyện lễ vật nhà vua đã có ý nghiêng về thần Sơn Tinh: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng. Tất cả những thứ đó đều là thức quà của đồng ruộng và núi rừng hùng vĩ.

Sơn Tinh là người đến trước và rước công chúa Mỵ Nương về, nhưng Thủy Tinh vì không cưới được công chúa đã nổi giận đùng đùng và lập kế hoạch cướp công chúa về. Thủy Tinh hô mưa gọi gió gây nên bão lũ, nước sông dâng tràn. CUộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không cân sức. Nhưng Sơn Tinh mưu dũng và tài trí đã chiến thắng được thủy tinh.

Cuộc chiến giữa hai vị thần đã gây ra bao nhiêu lầm than và nước mắt cho nhân dân. Lũ lụt triền miên, sạt lở đất là những thiên tai mà hằng năm nhân dân ta vẫn phải hứng chịu.

Nhân dân ta đã có một trí tưởng tượng phi thường mới có thể nghĩ ra một câu chuyện hư cấu nhưng lại mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống như vậy. Sự nổi giận của các vị thần sẽ gây nên hệ quả xấu đối với đời sống của nhân dân.

Chi tiết Thủy Tinh vẫn ôm hận hằng năm hô mưa gọi gió gây ra cảnh lũ lụt triền miên cũng là một cách lý giải cực kỳ sâu sắc cho việc thiên tai hằng năm vẫn đổ ập lên đời sống nhân dân. Thực tế năm nào cũng vậy, nhân dân ta luôn phải hứng chịu những trận bão lũ cuồng phong do Sơn Tinh và Thủy Tinh gây ra. Nhưng năm nào Sơn Tinh cũng chiến thắng Thủy Tinh. Chi tiết này ẩn dụ cho việc con người không bao giờ chịu khuất phục trước thiên nhiên, bằng mọi giá phải chống chọi và đẩy lùi nó. Một tinh thần quả cảm, anh hùng đáng khâm phục.

Cuộc chiến Sơn Tinh và Thủy Tinh đều không có thực, đều là do nhân dân tưởng tưởng nên nhưng vua Hùng và Mỵ Nương là những nhân vật lịch sử có thật. Điều này cho thấy rằng từ ngàn đời nay nhân dân đã hứng chịu thiên tai lũ lụt triền miên, đồng nghĩa với tinh thần kiên cường, không bất khuất của nhân dân.

Qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; chúng ta thấy được rằng hằng năm nhân dân ta phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, bão lũ nhưng tất cả đều không nao núng, vẫn kiên cường chống chọi và chiến thắng tất cả.

nguồn: internet hihi

1 tháng 10 2017

Thủy Tinh mang lễ vật đến sau, không cưới được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo Sơn Tinh đòi cướp lại Mị Nương. Thần hôm mưa, gọi gió làm thành giông bão, rung chuyển cả đất trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn. Nước ngập ruộng đồng, nhà cữa nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu ở giữa biển nước mênh mông.Thủy Tinh vẫn cứ dâng nước lên để đánh Sơn Tinh nhưng chẵng ăn thua Sơn Tinh không chút nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi dựng thành lũy đất để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên ròng rã đánh nhau mấy tháng liền cuộc chiến diễn ra kịch liệt. Sơn Tinh vẫn vững bước còn Thủy Tinh dần kiệt sức. Thần nước đành rút quân về biển thẳm. Lúc đó, triều đình đều vui mừng, Lạc hầu, Lạc tướng như chúng tôi mới đỡ lo âu.Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn không quên làm mưa gió, lũ lụt để đánh Sơn Tinh, Nhưng rồi Thần nước vẫn cứ bị thất bại, Thần núi luôn vang vọng bài ca chiến thắng – bài ca của tình yêu và lòng dũng cảm.

( chắc vt vào vở đc 20 dòng đó bn )

1 tháng 10 2017

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹpnhư hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứngđáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùngnước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.



hãy tik cho mk khocroi!!!

Chúc bạn học giỏi và đạt điểm cao trog kì thi 8 tuần!!!ok

28 tháng 7 2018

Cuộc chiến vừa mới bắt đầu, thủy tinh dùng phép thần cho nước dâng lên, nước tung dữ dội, làm ngập, cuốn trôi những con người nhỏ bé bên dưới. Nhưng không vì thế mà Sơn Tinh tỏ ra sợ hãi, ông bình tĩnh đắp dồi dời núi, nước dâng bao nhiêu thì núi dân bấy nhiêu, không ai chịu thua ai. Cuộc chiến kéo dài ròng rãi mấy tháng trời, Sơn Tinh vẫn khỏe khoắn, nhưng Thủy Tinh không còn sức, ông đành rút quân về. Sơn Tinh trở về cùng chiến thắng, vinh quang cùng với người công chúa ông yêu.

tích mình đi

ai tích mình 

mình tích lại 

thanks

20 tháng 1 2022

tham khảo

1 cuộc giao tranh giữa 2 vị thần rất ác liệt thủy tinh thì hô mưa gọi gió còn sơn tinh thì bốc từng quả đồi nước dâng cao đến đâu thì thủy tinh lại cho núi cao đến đấy

2 có phép thuật và có nhân vật lịch sử

hô mưa gọi gió

26 tháng 9 2018

Sơn Tinh và Thủy Tinh từ ngàn đời nay đã có một mối thù truyền kiếp. Sơn Tinh và Thủy Tinh hận nhau như vậy cũng là vì Thủy Tinh ấm ức khi vua Hùng thiên vị Sơn Tinh khiền thủy Tinh không lấy được Mi Nương. Đã nhiều năm trôi qua nhưng mối thù giữa hai vị thần này vẫn chưa đi vào quên lãng. Bằng chứng chính là trận lụt khủng khiếp đã làm cho biết bao nhiêu đồng ruộng, nhà cửa bị của nhân dân ngập lụt tại miền Bắc nước ta năm 2008.
Đã nhiều phen thua trận, lần này Thủy Tinh quyết định chuẩn bị thật kĩ lưỡng cho một cuộc tổng tấn công. Thủy tinh nghĩ ra một kế khiến cho Sơn Tinh rơi vào thế bị động. Thần nước nghĩ rằng trong trận chiến lần này chắc chắn phe Thần núi sẽ khó mà xoay sở với kế hoạch của hắn rồi hứng chí cười vang cả Thủy cung. Đêm dó, Sơn Tinh hô mưa gọi gió gây ngập lụt và mất điện trong toàn thành phố. Sáng sớm hôm sau, bầu trời u ám, những đám mây giăng ngày một nhiều và dày đặc, báo hiệu thời tiết sẽ rất xấu. Mây đan vào nhau tầng tầng, lớp lớp san sát. Bầu trời lúc này khoác lên mình một tấm áo mờ đục, xám xịt. Gió bắt đầu thổi ào ào như những cơn lốc dữ tợn muốn hất tung mọi vật trên đường đi. 
Biết đây lại là Thủy Tinh tới khiêu chiến, Sơn Tinh bình tĩnh, cho chuẩn bị đội quân máy xúc, máy ủi, máy lội nước, xi măng cốt thép,... để đối phó với Thủy Tinh còn mình thì ngồi trên trực thăng chỉ huy toàn trận đánh. Sơn Tinh cho bật hết công xuất tất cả máy bơm tại các trạm bơm để xả nước. 
Thấy kế này không hiệu quả, Thủy Tinh ra lệnh cho các tổ mối đi tìm và tấn công các đoạn đê trong thành phố, còn mình thì dâng nước, đánh ngay vào những đoạn đê xung yếu. Sơn Tinh ngồi trên trực thăng, cầm bộ đàm chỉ huy những chiếc máy xúc, máy ủi bổ sung xi măng cốt thép cho những đoạn đê non yếu. Sơn Tinh còn cho di tản phụ nữ, trẻ em và người già lên núi cao, còn thanh niên thì ở lại vác những bao cát ra đắp đê. Khi đê đã chắc chắn rồi, chàng hóa phép cho đê cao thêm, chặn đứng dòng lũ hung hãn của Thủy Tinh. 

Đã dùng nhiều cách mà vẫn không ăn thua, cuối cùng, Thủy Tinh kiệt sức đành cùng đám thuộc hạ rút lui về Thủy phủ. Thủy Tinh bản chất hiếu thắng, lòng lại đày hận thù nên đánh trận nào cũng thua. Thủy Tinh quả là chẳng biết người biết ta!

cho mk nha

15 tháng 11 2017

Được về thăm quê, tôi lại được ngắm cảnh núi non hùng vĩ bên cạnh là bờ biển với sóng nước rì rào. Ngắm cảnh quê hương tôi lại nhớ lại trận giao tranh giữa Sơn Tinh Thủy Tinh mà tôi đã được học, tôi thấy như mình đang chứng kiến cảnh giao tranh đó.

Ngay từ sáng sớm, đoàn quân của Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến để rước Mị Nương về núi. Đoàn quân đang háo hức vì sắp được gặp nàng mị nương xinh đẹp, cà chỉ một chút nữa thôi là Mị Nương sẽ về làm vợ Sơn Tinh. Đoàn quân đang trên đường đi, chợt nghe thấy tiếng ầm ầm như thác đổ mỗi lúc một rõ. Bỗng, một đợt sóng thần khổng lồ như một con thủy quái cao hơn hai chục mét chồm tới. Đi đầu đợt sóng đó là Thủy Tinh cưỡi trên lưng một con rồng nước đang đùng đùng nổi giận lao tới hòng trả thù Sơn Tinh vì không lấy được vợ. 

Thủy Tinh với vẻ mặt giận giữ, dẫn theo một đoàn binh lính đang nhăm nhăm lao thẳng về phí Sơn Tinh. Sáng loáng lên là những lưỡi dao của cá măng, cá kiếm những hàm răng cá sấu nhe nhởn và cả màu bóng mỡ của những con trăn nước khổng lồ. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời. Chàng dâng nước lên đánh Sơn Tinh. Những con rồng thi nhau thay trời làm mưa. 

Với tài nghệ vốn có của mình, Thủy Tinh đã hóa phép cho nước chảy cuồn cuộn cuốn trôi cây cối, nhà cửa. Chỉ một lúc cả Thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trong biển nước. Chàng Sơn Tinh cũng tài trí hơn người, không hề tỏ ra sợ hãi hay lúng túng trước sức mạnh của kẻ thù. Chàng đang cưỡi trên lưng voi, cầm chiếc gậy thần làm từ cây tùng ngàn năm tuổi, hùng dũng tiến lên. Bên cạnh chàng là Mị Nương, đang ngạc nhiên theo dõi trận gaio tranh của hai người, nàng luôn tỏ thái độ thán phục trước tài năng của chồng mình. Một dòng nước dữ chồm đến, há cái mồm toang hoác đỏ lòm chực ăn tươi nuốt sống cả ngọn núi đá. Sơn Tinh lúc ấy mới ra tay. 

Chàng vung tay về phía trước, tất cả các ngọn núi đều nhô lên rất cao, chặn đứng dòng nước đang cuồn cuộn của Thủy Tinh. Rồi chàng lại lẩm bẩm một câu thần chú. Ngay tức khắc cả rừng cây rùng rùng chuyển động, nhà lớn, đồi con lổm ngổm bò, chúng chạy mưa.

Trước sức mạnh của Sơn Tinh, Thủy Tinh vẫn không chịu thua, hắn lệnh cho trăn nước tìm cách lật bè Sơn Tinh. Mấy con trăn rất tinh quái, chúng thoắt ẩn thoắt hiện như những bóng ma vô hình. Cá voi quác mồm to muốn đớp tất cả. Cá mập vẫy đuôi cuồng hung hăng, càng cua lởm chởm giơ như mác. 

Khi Thủy Tinh sử dụng những con vật hung hăng nhất ở dưới nước tấn công đội quân của Sơn Tinh, Sơn Tinh cũng vô cùng nhanh trí, lệnh cho Voi trăm dặm dùng vòi nhỏ, gom các cây cổ thụ chặn ngang những cái mõm háu đói của lũ cá sấu. Những tảng đá lớn lao như tên bắn vào giữa mình những con trăn khổng lồ làm chúng quằn quại chết. Tức giận, Thủy Tinh làm phép dâng nước lên cao quá đỉnh núi nhưng chẳng bao giờ tới cả. Bởi Sơn Tinh đã bốc hết ngọn đồi này đến ngọn đồi khác xếp lên nhau tạo thành một khối đồ sộ tưởng như chọc thủng chân trời. Kì lạ thay! Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. 

Cuộc chiến cứ diễn ra ác liệt như vậy trong mấy tháng trời. Quân Thủy Tinh thương vong không kể xiết. Những đàn cá đã nằm phơi bụng trắng toát trên mặt nước… Cuối cùng, Thủy Tinh nhận ra rằng số quân của mình còn quá ít ỏi, mình thì đã sức tàn lực kiệt, mới hạ lệnh bãi binh và rút quân về với mối thù chưa nguôi.

Rút quân về nhưng mối thù không quên, hàng năm cứ vào khoảng thời gian này, Thủy Tinh lại kéo quân đến để gây sự với Sơn Tinh. Sơn Tinh không lần nào chịu thua và cuộc giao tranh vẫn chưa có hồi kết. Hai bên đánh nhau tới khi Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về, năm sau hắn lại kéo quân đến.

Có tiếng ông tôi gọi, tôi bừng tỉnh và chợt nhận ra vừa rồi mình vừ tưởng tượng ra cảnh giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Tôi thấy chàng Sơn Tinh rất tài trí và dũng cảm, Thủy Tinh có gian xảo thế nào chàng cũng có cách chống trả lại.

15 tháng 11 2017

        Sáng hôm đó,tôi mang lễ vật đến trước lấy được Mị Nương,Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương liền cho quân đi đánh tôi

.Cuộc đánh của tôi với hắn diễn ra trong nhiều tháng gây ra nhiều thiệt hại .Cuối cùng,hắn thua mà tôi vẫn vững vàng .