K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2021

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu“

Qua hai câu thơ trên, lí tưởng của người anh hùng đang được thể hiện rõ qua hai cặp từ “nam nhi và công danh”. Nhắc đến chí là nhắc đến chí làm trai, lập công là để lại công danh, sự nghiệp để lại danh tiếng cho muôn đời, công danh được coi là món nợ phải trả của kẻ làm trai. Một danh tướng có nỗi trăn trở, canh cánh trong lòng là chưa trả xong nợ công danh mặc dù con người ấy đã lập lên bao nhiêu chiến công rồi. Đó chính là khát vọng, lí tưởng lớn lao muốn được phò vui giúp nước, trong không khí sục sôi của thời đại bấy giờ, chí làm trai có tác dụng cỗ vũ cho con người sẵn sàng chiến đấu giành lại hòa bình cho đất nước.

Ở câu cuối của bài thơ, nói lên cái tâm của người anh hùng, điều đáng quý bên cạnh Trí là còn có cái tâm. “Thẹn với Vũ Hầu” – Vũ Hầu chính là Gia Cát Lượng, một tài năng, một nhân cách, một người có tâm, tác giả thẹn vì chưa có tài mưu lược như Gia Cát Lượng chăng? Mặc dù tác giả là người lập nhiều công cho đất nước nhưng vẫn thấy thẹn. Qua nỗi thẹn ấy, người đọc nhận ra thái độ khiêm nhường, một ý nguyện cháy bỏng được giết giặc, lập công đóng góp cho sự nghiệp chung.

Qua bài thơ, hiện lên hình ảnh của đấng nam nhi thời đại Bình Nguyên, với khát vọng có thể phá được cường địch để báo đáp hoàng ân, để non sông được vững vàng. Vẻ đẹp của người anh hùng lồng trong vẻ đẹp của thời đại làm nên hào khí của thời đại nhà Trần, hào khí Đông A. Bài thơ cũng là nỗi lòng riêng của Phạm Ngũ Lão về khát vọng lí tưởng, về nhân cách của con người phải được giữ gìn.

19 tháng 2 2021

Tham khảo:

Nam nhi vị liễu công danh trái” ý chỉ lý tưởng, chí lớn lập công danh, thể hiện qua quan niệm, nhận thức của tác giả về món nợ công danh của kẻ làm trai. ... Có thể nói rằng món nợ công danh trong trong nhận thức của Phạm Ngũ Lão vừa mang tư tưởng tích cực của thời đại vừa mang tinh thần dân tộc sâu sắc. 

Câu thơ tương tự:

Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

Bài thơ: Xuất dương lưu biệt- Phan Bội Châu (SGK lớp 11 tập 2)

29 tháng 11 2021

Có cây đàn của vua Ngu Thuấn gảy khúc Nam phong ca ngợi đời thái bình thịnh trị.

29 tháng 11 2019

Đ1

Nhắc đến Phạm Ngũ Lão là nhắc đến một vị tướng tài ba, vừa có tài thao lược lại có tài văn chương. Tên tuổi ông đã được lịch sử gọi tên và trở thành một tấm gương cho bao người noi theo. Đọc bài thơ Thuật Hoài của ông có ý kiến cho rằng : “Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước”. Vậy quan điểm của bạn về vấn đề này là gì?

Bài thơ của Phạm Ngũ Lão được viết theo thể đường luật ngắn gọn gồm có bốn câu sau:

“Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâi

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện vũ hầu”.

Bài thơ đơn giản là tiếng lòng của nhà thơ, ước mơ của trang nam tử hán trong xã hội. Và hai câu thơ cuối đã nhận được rất nhiều những ý kiến trái chiều. Vậy ý kiến nào là đúng?

“Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

Đầu tiên ta cần phải biết đến vị Vũ Hầu được nhắc đến trong câu thơ của Phạm Ngũ Lão là ai? Vũ Hầu hay còn gọi là Gia Cát Lượng một nhân vật nổi tiếng thời tam quốc diễn nghĩa với tài trí và mưu lược hơn người. Cả đời ông hi sinh và cống hiến hết mình cho nhà Hán, ông đã trở thành vị quân sư cố vấn đắc lực cho Lưu Bị. Ông cũng góp phần làm nên những chiến thắng hiển hách của Lưu Bị với các thế lực thù địch và tạo nên nhà Hán vững chắc. Ông được coi như một tấm gương sáng, để ngàn đời sau học tập và noi theo. Việc nhà thơ có mơ ước được như Gia Cát Lượng là điều hoàn toàn bình thường và dễ hiểu. Còn nếu hổ thẹn vì mình không được như Gia Cát Lượng phải chăng là đang thái quá và kiêu kì? Nếu bạn đang tồn tại suy nghĩ như vậy thì quả thực bạn đang áp đặt ý kiến chủ quan của mình lên tác giả rồi. Thứ nhất, Gia Cát Lượng dù tài ba kiệt xuất thật không ai có thể phủ nhận điều đó nhưng suy cho cùng thì ông cũng chỉ là một người bình thường không phải là thần linh hay vua chúa gì hết. Còn mơ được như ông là mơ ước có được lòng trung thành và ái quốc như ông để giúp nước cứu đời. Đây là lí tưởng mà có lẽ tất cả những đấng mày râu trong bất kì thời đại nào kể cả thời bình hay thời loạn đều hướng tới.

Chính vì thế nên ý kiến thứ hai nó biểu hiện một hoài bão lớn tinh thần yêu nước nhận được rất nhiều sự đồng tình của mọi người.

Trong bất kì một thời đại nào thì người làm trai cần phải là người “đầu đội trời chân đạp đất” sinh ra làm kiếp làm trai phải mưu đồ lên nghiệp lớn. Nhất là thời đại phong kiến thì tư tưởng này càng được đề cao và chú trọng. Cũng giống như Phạm Ngũ Lão thì Nguyễn Công Trứ cũng từng viết “Đã mang tiếng ở trong trời đất phải có danh gì với núi sông”.

Công danh ở đây được xem là sự thành đạt hiển vinh. Trả xong nợ công danh tức là hoàn thành nghĩa vụ trách nhiệm đối với tổ quốc, với vua và với nước. Sự khao khát công danh đó đã góp phần tạo thành động lực thôi thúc con người trong xã hội đứng lên xả thân vì nước cứu đời cứu người. Phạm Ngũ Lão một người cầm ngang ngọn giáo cứu nước thế nhưng ông vẫn cảm thấy hổ thẹn bởi lẽ cái chí của ông quá lớn lao.

Chính vì thế nên tác giả mới cảm thấy “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Nghĩ đến Vũ Hầu là nhắc đến một vị quân sư tài ba với tài thao lược và binh pháp tinh thông. Nhà thơ cảm thấy hổ thẹn vì chưa được cái tài như ông để có thể trừ giặc cứu đời. Ý nguyện của ông đặt trong thời kì đất nước phong kiến ấy thì đó là một khát vọng hết sức bình thường và có lí. Trên thực tế, Phạm Ngũ Lão đã làm nên một điều vĩ đại đó là khiến lịch sử phải đời đời nhắc tên ông một con người tài ba đã làm nên những chiến công hiển hách cho dân tộc.

Có thể nói Thuật Hoài là một trong những tác phẩm xuất sắc. Nó không chỉ thể hiện tình yêu nước sâu sắc, mãnh liệt mà còn thể hiện được trách nhiệm của người nam nhi đối với vận mệnh quốc gia dân tộc. Nó như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với mỗi chúng ta sống phải biết đóng góp và cống hiến cho đất nước ngày càng giàu mạnh và phát triển hơn.

2 tháng 1 2022

Tham khảo

Thể hiện qua quan niệm, nhận thức về món nợ công danh của kẻ làm trai. -Nợ công danh: + Quan niệm công danh này xuất phát từ quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo: phải ở giữa cuộc đời này, dốc hết tâm sức để giúp dân, giúp đời. + Xuất phát từ tinh thần của thời đại. =>Hình thành lí tưởng sống của những trang nam nhi trong xã hội đương thời: phải lập công danh (công: sự nghiệp lớn lao, danh: để tiếng thơm của mình lưu truyền muôn đời). Quan niệm này được nhắc đến nhiều lần trong thơ ca xưa nay: Làm trai cho đáng nên trai Xuống đông đông tĩnh lên đoài đoài yên Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng Khi chí làm trai không rõ ràng sẽ có những câu ca phê phán Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng Chồng người đánh bắc dẹp đông Chồng em ngồi bếp sờ lông con mèo Trong thơ của các nhà thơ trung đại cũng nói đến chí làm trai Chí làm trai Nam Bắc Tây Đông Cho phỉ sức vẫy vùng trong bến bể Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông -Nợ công danh đặt trong hoàn cảnh đương thời, khi Phạm Ngũ Lão viết bài thơ này: Đất nước đối mặt với giặc ngoại xâm hùng mạnh, đây là lúc những kẻ làm trai thể hiện chí lớn, để trả món nợ công danh. Món nợ công danh càng bị hối thúc. -> Tự mình phải nhắc nhở mình trả món nợ công danh này: từ bỏ lối sống ích kỉ, xông pha trận mạc để cứu nước, cứu dân. => Món nợ công danh trong nhận thức của Phạm Ngũ Lão vừa mang tư tưởng tích cực của thời đại, vừa mang tinh thần dân tộc. => Chính vì thế nó luôn luôn canh cánh trong cõi lòng Phạm Ngũ Lão 2.2.Nhân cách lớn lao: Thể hiện qua nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão khi nghe chuyện Vũ Hầu - Vũ Hầu: Gia Cát Lượng – vị quân sư nổi tiếng, nhân vật lịch sử lỗi lạc, một bề tôi trung thành giúp Lưu Bị làm nên những chiến công oanh liệt để xây dựng và giữ vững nước Thục. ->Nỗi thẹn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Phạm Ngũ Lão. + Ý chí, nỗ lực muốn theo gương người xưa để lập công danh cho xứng tầm. + Chí lớn mong muốn mình có những chiến công sánh ngang những nhân vật lịch sử lỗi lạc. =>Nỗi thẹn của một nhà nho có nhân cách lớn, cũng là nỗi thẹn của một người dân yêu nước. 3.Chí làm trai trong xã hội hiện nay -Có nhiều thanh niên biết xây dựng lí tưởng sống, mục đích sống, có ước mơ, hoài bão Lấy thêm dẫn chứng ngoài xã hội -Bên cạnh đó có những người vẫn sống ý lại, thiếu nghị lực Lấy thêm dẫn chứng ngoài xã hội

28 tháng 5 2023

Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX:

+ Màu tím hoa sim (Hữu Loan, 1949)

+ Bức tranh (Nguyễn Minh Châu, 1983)

+ Tây Tiến (Quang Dũng, 1986)

+ Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986)

+ Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh, 1990).

- Tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng, 1986) đã khiến em cảm thấy khâm phục những người lính. Mặc dù luôn phải đối mặt với gian nan, hiểm nguy nhưng sự tự tin, sẵn sàng và tinh thần chiến đầu vẫn rực cháy. Từ đó, em cảm thấy biết ơn và trân trọng họ hơn.

30 tháng 11 2019

Bản thân là một đấng nam nhi hãy luôn thẳng thắn, kiên cường, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ đất nước bất cứ ở nơi đâu và khi nào. Trong cuộc sống hiện tại, một số bạn trẻ còn đang chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân, vẫn mải chơi bời, không chú tâm đến học tập và chưa có các hành động để xây dựng một tương lai tốt đẹp, vậy thì ngay bây giờ, hãy đặt lại cho bản thân những suy nghĩ đúng đắn, bắt tay ngay vào việc phấn đấu hoàn thiện bản thân, mà trước hết đó chính là quyết tâm học tập. Đồng thời cần loại bỏ những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội ra khỏi cuộc sống bản thân, để góp phần xây dựng đất nước tươi đẹp, văn minh hơn.

30 tháng 11 2019

Chính bởi Phạm Ngũ Lão là người chinh chiến trên chiến trường nhiều năm, nên ông luôn đề cao vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng dân tộc, anh dũng, hiên ngang với tư tưởng lớn lao, thế nên ngay trong hai câu thơ đầu tác giả đã thể hiện hình ảnh người anh hùng với khí chất hùng dũng:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quốc tì hổ khí thôn ngưu”

Dịch thơ:

“Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”

Trong câu thơ đầu, từ “Hoành sóc” mà tác giả sử dụng có nghĩa là “múa giáo”, ý muốn nói đến hình ảnh người anh hùng đang hiên ngang cầm mũi giáo trên tay đứng bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, khi sử dụng từ “Hoành sóc” tác giả mới có thể diễn tả hết được khí thế hiên ngang của một con người với tinh thần anh dũng, sắt đá, trần đầy nhiệt huyết, sẵn sàng dâng cao ngọn giáo, xả thân vì nước.

Phạm Ngũ Lão không hề chỉ định rõ chủ ngữ là ai, nhưng khi đọc ai cũng có thể liên tưởng đến ông đang nói về một người anh hùng dân tộc – những con người không phân biệt bất kể thời gian, không gian hoàn cảnh như thế nào, học chỉ cần biết rằng dù là nơi đâu trên mảnh đất này đều là tình yêu của họ, và rồi dù có phải “ tải mấy thu” thì họ vẫn luôn như vậy, vẫn luôn một lòng yêu nước đến bất tận, và từ những con người trân quý như vậy, đạo tạo ra một quân đội hùng mạnh:

“Tam quốc tì hổ khí thôn ngưu”

Câu thơ này có thể được hiểu theo 2 cách, có thể hiểu rằng “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu” và người đọc cũng có thể hiểu theo ý khí thế như là sao Ngưu, át cả sao trời. Có lẽ, không có một câu văn hay bất kể từ ngữ nào có thể diễn tả về sự hùng hậu và chí khí của đội quân nhà Trần, đến mức mà tác giả còn phải mượn hình ảnh sao Ngưu để diễn tả.

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

Dịch thơ:

“Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

Đối với tác giả Phạm Ngũ Lão, một đấng nam nhi “đầu đội trời, chân đạp đất” phải lập được công danh với đất nước. Tư tưởng cao cả của ông được thể hiện qua câu “Nam nhi vị liễu công danh trái”. Ngay từ ngày còn là một thanh niên, ông không bao giờ cho phép mình được tầm thường, thấp kém, ông luôn tự hướng mình đến những điều mạnh mẽ lớn lao. Bởi vậy, khi nhìn đến hình ảnh Vũ hầu ông lại khiêm tốn và sử dụng từ “luống thẹn”.

Vũ hầu chính là Gia Cát Lượng, một người tài trong thời Tam Quốc, có công lớn trong việc giúp Lưu Bị gầy dựng lại triều đại nhà Hán, sau được phong làm Vũ Lượng hầu (thường được gọi tắt là Vũ hầu). Không phải không có lý gì khi Phạm Ngũ Lão lại nhắc tới vị danh tướng này trong các vần thơ của mình, đó chính vì Vũ hầu chính là động lực, là lý tưởng cao đẹp để ông có những cố gắng và cống hiến hết sức mình cho dân tộc.

Cả cuộc đời của Phạm Ngũ Lão, ông luôn muốn được làm gì đó cho nước, cho dân. Sự bày tỏ sự hổ thẹn của mình càng khiến cho người đọc cảm nhận được nhân cách cao cả của ông, ông có một lý tưởng thực sự của một người anh hùng, xứng đáng trở thành một đấng nam nhi ở thiên hạ. Thế nhưng đối với ông, như thế vẫn là chưa đủ, ông vẫn luôn cảm thấy sự cống hiến của bản thân dành cho đất nước là quá ít. Từ đó ông luôn tự nhủ với bản thân mình phải thật sự cố gắng hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa. Những lời văn, ý thơ, từ ngữ được ông sử dụng với giọng điệu đầy hào hùng, dứt khoát đã góp phần không nhỏ thể hiện lòng quyết tâm cùng với tâm tư tình cảm của Phạm Ngũ Lão, người đọc hoàn toàn có thể thấy ông là một vị tướng “văn võ song toàn”.

Phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) để cảm nhận ý nghĩa sâu sắc trong từng áng văn. Qua tác phẩm thơ của ông, Phạm Ngũ Lão đã để lại cho các thế hệ sau này một bài học quý báu, sâu sắc về lý tưởng sống, ông hướng cho các thế hệ mai sau một suy nghĩ sống là phải không ngừng phấn đấu, không ngừng vươn lên, luôn hướng bản thân đến những điều tốt đẹp, luôn cố gắng phấn đấu hết sức mình để góp phần bảo vệ quê hương, tổ quốc, non sông thân yêu.

Chí khí hào hùng của các chiến sỹ đời Trần

Với biện pháp tu từ “Thậm xưng” được tác giả sử dụng chính trong bài thơ đã tăng thêm phần sáng tạo, chính vì vậy những hình tượng thơ trong bài luôn mang một tầm vóc vũ trụ. Những hình ảnh được tác giả mang ra so sánh trong bài thơ cũng hết sức độc đáo, nó không chỉ khơi nguồn cảm hứng trong thơ ca mà còn thể hiện sức mạnh dân tộc to lớn, trở thành một thành tích thơ ca sáng gia trong nền văn học nước nhà thời bấy giờ.

Qua bài phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão sẽ thấy rằng tác giả đã thể hiện thành công, nổi bật hình ảnh người chiến sĩ anh hùng với những khao khát, ước mơ cháy bỏng có thể lập được chiến công để báo nợ đất nước, báo đáp ơn vua. Khát vọng ấy, thể hiện rực rỡ tấm lòng kiên trung, ái quốc của người anh hùng dân tộc. Bài thơ được ông viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, với giọng điệu oai vệ, hùng tráng, ngôn ngữ, ý thơ lại mạnh mẽ, hàm súc, bài thơ như một khúc tráng ca, nêu cao hình ảnh của những người chiến sĩ đời Trần.

Đặc biệt người đọc có thể lấy hình ảnh oai hùng, lẫm liệt của quân dân nhà Trần để làm tấm gương học tập và noi theo. Bản thân là một đấng nam nhi hãy luôn thẳng thắn, kiên cường, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ đất nước bất cứ ở nơi đâu và khi nào. Trong cuộc sống hiện tại, một số bạn trẻ còn đang chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân, vẫn mải chơi bời, không chú tâm đến học tập và chưa có các hành động để xây dựng một tương lai tốt đẹp, vậy thì ngay bây giờ, hãy đặt lại cho bản thân những suy nghĩ đúng đắn, bắt tay ngay vào việc phấn đấu hoàn thiện bản thân, mà trước hết đó chính là quyết tâm học tập. Đồng thời cần loại bỏ những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội ra khỏi cuộc sống bản thân, để góp phần xây dựng đất nước tươi đẹp, văn minh hơn.