K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bộc phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ

Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương không chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàm đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên cớ”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên) Đó là dù đi những đâu không gì vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hương về quê hương. Cả 1 đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sông nơi đô thành làm cho tóc mai rụng, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều không thay đổi ấy là "giọng quê” (hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con người của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phát từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười nói và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà là việc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. Một vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà không được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nước mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tac giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách

Hình ảnh con thuyền trong khổ thơ thứ hai làm em liên tưởng đến những người dân chài lưới. Họ mang vẻ đẹp lao động khỏe khoắn và mạnh mẽ, đang từng bước chinh phục biển cả mang về những mẻ cá bội thu xây dựng hạnh phúc ấm no cho gia đình

3 tháng 2 2017

b1)

Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lai láng. Trong dòng cảm xúc ấy, Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu thiết tha, trong Sáng, đầy thơ mộng của mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Đằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết:

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui nó ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đây, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Chỉ ai sinh ra và lớn lên ở nơi sông nước mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh xây dựng tượng đài người dân chài giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm – vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục. Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn thơ Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?

Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nổi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá – câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.

Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.
2 tháng 5 2023

a) Thể thơ là tứ tuyệt, phương thức biểu đạt chính là miêu tả.

Nội dung bài thơ nhấn mạnh rằng để thành công trong sự nghiệp lớn, người ta cần có tinh thần cao, quyết tâm và kiên trì vượt qua khó khăn.

b) Từ nội dung bài thơ, em liên tưởng đến bài "Lên đường" trong chương trình Việt ngữ 12, viết về ý chí vượt khó, cần phải có lòng kiên trì, sự nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu trong cuộc sống.

Cả hai bài thơ đều nói về tính cách của con người, tầm quan trọng của ý chí và tinh thần trong cuộc sống.

c) Hai câu đầu tiên của bài thơ sử dụng biện pháp so sánh, giúp cho người đọc hiểu được vai trò của tinh thần trong cuộc sống. Qua việc so sánh, tác giả muốn nhấn mạnh rằng tinh thần là yếu tố cực kỳ quan trọng trong cuộc sống. Biện pháp so sánh giúp thơ hay, dễ hiểu, tạo ấn tượng mạnh và tác động sâu sắc đến người đọc.

d) Hai câu thơ 3-4 của bài thơ nhấn mạnh rằng tinh thần cao là yếu tố quyết định thành thơ của con người. Đức tính được nhắc đến trong vẻ đẹp của Bác Hồ là tinh thần cách mạng kiên cường, quyết tâm vượt khó. Chúng ta cần học tập Bác Hồ, tích cực rèn luyện tinh thần của mình để vượt qua mọi khó khăn, thành công trong cuộc sống và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Mọi người nhận xét giúp mình cảm nhận bài thơ Quê hương này và thêm bớt cho phù hợp với thang điểm 7 với ạ. Tế Hanh là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. "Quê hương" chính là nguồn cảm hứng bất tận trong sự nghiệp thơ ca của ông. Nổi bật nhất trong số đó cũng chính là bài "Quê hương". Bài thơ cho thấy tình cảm trong sáng, tha thiết của nhà thơ dành cho quê hương thông qua...
Đọc tiếp
Mọi người nhận xét giúp mình cảm nhận bài thơ Quê hương này và thêm bớt cho phù hợp với thang điểm 7 với ạ. Tế Hanh là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. "Quê hương" chính là nguồn cảm hứng bất tận trong sự nghiệp thơ ca của ông. Nổi bật nhất trong số đó cũng chính là bài "Quê hương". Bài thơ cho thấy tình cảm trong sáng, tha thiết của nhà thơ dành cho quê hương thông qua những câu từ giản đơn nhưng đong đầy tình cảm đến lạ. Khổ thơ cuối của bài thơ cũng đã thể hiện rõ rệt điều này: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếm buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.." Với thể thơ 8 chữ kết hợp cùng những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ không chỉ là bức tranh lao động tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển mà đó còn là tình cảm, là nỗi nhớ chân thành, da diết của nhà thơ dành cho quê hương. Lời thơ hòa quyện cùng tình yêu chân thành ấy tạo nên một sự mộc mạc, giản dị nhưng cũng đong đầy tình cảm đến lạ. Quê hương là "con nước xanh", quê hương là "màu cá bạc", quê hương là "chiếc buồm vôi". Màu của quê hương trong nỗi nhớ của cậu học trò nhỏ Tế Hanh là màu nước tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Bởi đó đều là những hình ảnh gắn bó với nhà thơ từ nhỏ đến lớn, là sự thân thuộc mang nét đặc trưng của một làng chài ven biển. Nỗi nhớ quê hương còn là nỗi nhớ ám ảnh về vị mặn mòi của biển khơi thấm đẫm vào từng làn da thớ thịt của người dân làng chài, thấm đẫm vào từng chất thơ bình dị, trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ", "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá..". Nỗi nhớ ấy được bộc lộ một cách trực tiếp, chân thành mà tha thiết đến cảm động. Phải là người yêu quê hương, gắn bó sâu nặng với quê hương, thì Tế Hanh mới có thể có được những câu thơ bình dị mà đầy tình cảm đến vậy. Quả thật, "Quê hương" luôn là nỗi nhớ, tình yêu trong trái tim của nhà thơ Tế Hanh. Chính vì vậy, hình ảnh "Quê hương" đã được lặp đi lặp lại trong suốt bài thơ của ông. "Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa bóng xuống dòng sông lấp loáng.." Với vô vàn hình ảnh được miêu tả bằng một cảm xúc mãnh liệt, nhà thơ không chỉ cho thấy những gì các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế từng lời thơ bình dị trở thành những bài học sâu sắc, đáng quý về tình yêu đất nước. Đó chính là những gì gần gũi, thân thuộc gắn bó với ta suốt thời ấu thơ. Tóm lại với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê hương" nói chung và khổ cuối của bài nói riêng đã thể hiện một cách chân thành tha thiết tình yêu quê hương của tác giả. Qua đó, giúp ta hiểu hơn, yêu hơn những hình ảnh bình dị, thân thuộc của làng quê Việt Nam. Đó là cơ sở cho một tình yêu nước sâu nặng.
0
23 tháng 3 2022

a.

Câu bị động không thay đổi ý nghĩa của câu văn đã cho là:

Cảnh dân làng đón thuyền cá đã được tác giả Tế Hanh hồi tưởng lại thật đẹp, thật xúc động trong khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương".

b. (Mình triển khai ý để bạn thuộc nhanh hơn, mai còn thi nhé)

Đoạn văn diễn dịch, câu cảm thán, từ láy:

- Câu chủ đề: Cảnh dân làng đón thuyền cá đã được tác giả Tế Hanh hồi tưởng lại thật đẹp, thật xúc động trong khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương". 

- Câu chủ đề kết: Khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương" kết lại với hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa: "Những con cá tươi ngon thân bạc trắng".

- Câu cảm thán: Chao ôi, tầm vóc, vị thế người lao động mới thật to lớn làm sao!

- Từ láy: bàng bạc (Câu chứa từ láy: Chất thơ bàng bạc được gợi ra từ cuộc đánh bắt cá đầy hứng khởi.)

- Ý lớn:

+ Ý lớn 1: Sự nhộn nhịp của làng chài sau chuyến ra khơi đánh bắt cá của ngư dân

* Hai câu thơ: "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ / Khắp dân làng tấp nập đón ghe về" có:

Từ láy tượng thanh "ồn ào", từ tượng hình "tấp nập" cho thấy sự náo nức của người dân hướng đến ngư dân làng chài và thành quả lao động của họ

+ Ý lớn 2: Thành quả lao động rực rỡ của người lao động - ngư dân làng chài.

* Hai câu thơ: "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe / Những con cá tươi ngon thân bạc trắng." có:

^ Danh từ "cá" độc đáo chỉ thành quả lao động của ngư dân và gián tiếp cho thấy niềm tự hào và kiêu hãnh người dân làng chài có được sau bao nhọc nhằn đánh bắt.

^ "Cá" còn được miêu tả với tính từ "bạc trắng", "tươi ngon" gợi tả hình ảnh thực về những con cá còn tươi và ngon đến từng thớ thịt, là nguồn cung thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.

(bạn tự chú thích hình thức đoạn văn và thành phần Tiếng Việt nhé, bạn viết hình thức đoạn văn và gạch chân, chỉ rõ phần gạch chân Tiếng Việt mà cụ thể là câu cảm thán và từ láy)

P/S: Thi tốt nhoa

23 tháng 3 2022

cảm ơn bạn.

9 tháng 3 2022

giúp mình với mình đang cần gấp ạ

 

9 tháng 3 2022

câu c bạn tham khảo:

HÌnh ảnh ông đồ hiện lên trong khổ thơ gắn với những buồn bã khôn nguôi.Vẫn trong bức tranh ngày tết, trong không khí xuân rộn ràng nhưng ông đồ xưa đã chẳng còn vui thú thuở nào.Với từ “vẫn” nhà thơ muốn khẳng định sự tồn tại c̠ủa̠ ông đồ.Nhưng sẽ chẳng còn ở đó Ɩà sự náo nức, sự vui tươi.Nỗi buồn dường như bao trùm toàn bộ khổ thơ.Lời thơ c̠ủa̠ Vũ ĐÌnh LIên “qua đường không ai hay” như một sự chua xót cho tình cảnh ông đồ, cho nét đẹp văn hóa c̠ủa̠ một thời.Phải chăng cuộc sống hiện đại nên những kỉ vật xưa cũ kĩ ấy đang không còn chút giá trị?  Trên trang giấy ấy chỉ có lá ѵàng.Sắc ѵàng ảm đạm Ɩàm ta thấy thê lương ѵà buồn thương muôn phần.Tủi nhục, đau xót Ɩà nỗi niềm c̠ủa̠ ông đồ, Ɩà nỗi đau trong thi nhân.Mưa bụi, lá ѵàng..tất cả Ɩàm bức tranh thực tại ảm đạm, sầu tủi.Nỗi niềm tiếc thương với ông đồ, với nét đẹp cho chữ ấy vẫn cứ đau đáu trong vần thơ VŨ Đình Liên ѵà trong mỗi chúng ta.