Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
* Biện pháp tu từ:
- Đối lậi: đối lặp từ : Nổi-chìm.
Tác dụng: làm nổi bật thân phận chìm nổi bấp bênh, không biết nương tựa vào ai trong xã hội xưa.
- Đối lạp từ: Rắn-nát.
Tác dụng: Thể hiện người phụ nữ xa xưa lúc thì mạnh, lúc thì yếu
# Học tốt #
Ẩn dụ: Hình ảnh bánh trôi nước là ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là những người phụ nữ đẹp cả hình thức vẫn tâm hồn bên trong, bị vùi dập, không được quyền quyết định hạnh phúc nhưng vẫn sáng ngời lòng thủy chung son sắt.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng "khuôn mặt hình trái xoan", hay "đôi mày hình lá liễu" để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng "tròn", "trắng" để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ "vừa" càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm "với nước non".
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: "Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
#Châu's ngốc
1. Mở Bài
- Giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ "Qua Đèo Ngang":
+ Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan là bức tranh cảnh - tình đặc sắc trong văn học trung đại Việt Nam.
+ Trước khung cảnh Đèo Ngang, người lữ khách xa quê đã bộc lộ niềm nhớ thương đất nước, quê nhà và những nỗi buồn sâu kín.
2. Thân Bài
- Cảnh sắc thiên nhiên Đèo Ngang:
+ Không gian, thời gian
+ Cảnh vật, âm thanh
+ Cuộc sống con người
- Tâm trạng của người lữ khách xa quê:
+ Nỗi nhớ đất nước, nhớ quê nhà
+ Nỗi buồn thầm lặng cô đơn
3. Kết Bài
Khái quát giá trị bài thơ:
+ Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan đã mang đến cho người đọc những cảm xúc khác nhau, đầu tiên là niềm tự hào, say mê trong cảnh sắc thiên nhiên đất trời Đèo Ngang.
+ Khơi dậy nỗi nhớ quê hương, tình yêu đất nước và cuối cùng là sự cảm thông chia sẻ với nỗi lòng của nhà thơ.
phần II
1.- Đoạn văn trên trích từ văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
2. Tác giả Hồ Chí Minh viết trong thời kì chiến tranh chống thực dân Pháp.
3. Câu rút gọn:
- Có khi được...dễ thấy. (rút gọn thành phần chủ ngữ, khôi phục chủ ngữ sẽ là "tinh thần yêu nước")
- Nhưng cũng có khi...trong hòm. (rút gọn thành phần CN, khôi phục CN sẽ là "......................................")
- Nghĩa là...kháng chiến. (rút gọn thành phần CN, khôi phục CN sẽ là "bổn phận của chúng ta")
a) câu rút gọn : _ Đã đến Phường Rạch
_ Thành phần đc rút gọn là chủ ngữ
_tác dụng : giúp câu văn ngắn gọn , thông tin đến người đọc (nghe) nhanh .
b) câu rút gọn : _ và ngồi đó rình mặt trời lên
_ còn tối đất cố đi mãi đến đá đầu sư , ra thầu múi đảo .
thành phần đc rút gọn : chủ ngữ
tác dụng : giúp câu văn vừa ngăn gọn , vừa thông tin được nhanh , tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đằng trước