Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.
Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.
Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.
Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).
Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.
Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.
Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.
Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).
Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.
Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.
Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.
Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.
Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.
Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820
Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).
Tác phẩm bằng chữ Hán:
Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:
- Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
- Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
- Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
Tác phẩm bằng chữ Nôm
- Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
- Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
- Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
Còn lại thì mình chịu=)
Truyện Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) được viết trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng tập trung chủ yếu nói về tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Qua đó tác giả ca ngợi tình cha con thắm thiết, sâu nặng.
Ông Sáu về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu với cái tình của người cha nôn nao, cháy bỏng khát khao được gặp con. Nhưng ngay từ cái giây phút đầu, điều mà ông bấy lâu mong đợi được nghe con gái gọi tiếng “Ba!” không được đáp. Bé Thu hoàn toàn ngơ ngác, lạnh lùng, đối xử với ông như người xa lạ. Với lòng mong nhớ con, ông càng đón chờ tình cảm của con, noa càng cố tình cự nự. Điều đó, khiến ông đau đớn “hai tay buông xuống như bị gãy”. Có những tình huống, tưởng chừng như thế nào nó cũng chịu thua, không ương ngạnh được nữa, phải gọi tiếng “Ba”. Nhưng nó vẫn không chịu cất tiếng “Ba” mà ông Sáu chờ đợi.
Hành động trẻ con, nói năng cộc lốc, ngang ngạnh của Thu dành cho Ba khiến ông Sáu, bạn ông Sau và cả người đọc đau lòng suy nghĩ. Khi có gia đình, hạnh phúc được làm cha, tiếng gọi “Ba” của đứa con gái yêu chưa dành cho ông khiến ông “ khổ tâm đến nỗi không khác được, chỉ nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười”.
Phản ứng tâm lí của Thu là hoàn toàn tự nhiên. Thu còn quá bé để có thể hiểu hết những tình huống éo le xảy ra trong chiến tranh. Bản thân người lớn cũng chưa ai chuẩn bị cho Thu ứng phó với bất thường. Điều đó, người đọc cảm nhận được tình cảm chân thật, sâu sắc, mãnh liệt Thu dành cho ba- người mà Thu biết trên ảnh, người cha được cô bé ghi sâu trong lòng từ tấm ảnh, không phải là người đàn ông xưng là “ba”.
Đến khi được bà ngoại tháo gỡ thắc mắc về lai lịch vết thẹo trong lòng, Thu vỡ lẽ ra đó thực là ba mình. Trăn trở, dằn vặt, cùng tình yêu, khát khao bấy lâu mong gặp mặt cha dồn nén, bùng nổ dữ dội, quyết liệt vào giờ phút trước khi người cha lên đường. Tiếng “Ba...a...a...ba!” vỡ ra từ sâu thẳm lòng cô bé. Tiếng ba mà ba nó chờ đợi bao năm ròng. Tiếng kêu làm nhói tim mọi người. Ông Sáu sung sướng, hạnh phúc ngẹn lời, không cầm được nước mắt. Thu vồ vập, cuống quít, níu giữ cha, níu giữ yêu thương bấy lâu nó mong đợi. “Nó hôn ba cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả cái vết thẹo dài bên má của nó nữa”, “hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”.
Đối với người cha, đó là tiếng “ba” đầu tiên cũng là tiếng yêu thương cuối cùng ông được nghe từ con! Ở chiến khu, ông cố gắng hết sức, thận trọng, tỉ mỉ làm cho con chiếc lược ngà. Ông đặt vào đó tất cả tình cảm cha con. Chiếc lược trở thành vật thiêng, an ủi ông “ gỡ rồi phần nào tâm trạng”, nuôi dưỡng tình cha con. Ông thường xuyên lấy chiếc lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho lược thêm bóng, thêm mượt”. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trên đời. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, nhờ bạn chuyển lại cho con – cử chỉ chuyển giao đó là một ước nguyện giữ gìn muôn đời tình cảm cha con, ruột thịt.
Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Hình ảnh chiếc lược ngà được gắn vào đó một trái tim thổn thức tình ruột thịt. Tác phẩm mang giá trị nhân bản sâu sắc, cao đẹp.
cho mình hỏi về cảm nghĩ của các bạn về cái chết của bà lão trong truyện ngắn một bữa no của nam cao
Tình huống: gọi gọn trong nhan đề tác phẩm vợ nhặt. Tràng- thanh niên nông dân nghèo, xấu, ế vợ bỗng nhặt được vợ dễ dàng
+ Trong thời gian đói kém 1945, hơn hai triệu người chết đói, cái giá của con người rẻ rúng, người ta có thể nhặt được vợ dễ dàng
+ Khao khát hạnh phúc, tổ ấm, hi vọng vào ngày mai
Bà cụ Tứ ngạc nhiên, lo lắng “biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không?”
+ Xóm ngụ cư ngạc nhiên, bàn tán
+ Tràng bất ngờ với hạnh phúc của mình, sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng
→ Tình huống truyện cho thấy thân phận buồn tủi của người lao động nghèo, bộc lộ tấm lòng người nông dân trong cảnh đời cơ hàn, đói khổ: giàu tình cảm, luôn khao khát hạnh phúc.
- Việc Xocolop nhận Vania làm con nuôi diễn ra một cách bộc phát, không hề có dự tính. Quyết định ấy xuất phát từ mối đồng cảm sâu sắc của Xocolop, một người chụi nhiều đau thương trong chiến tranh với một nạn nhân đáng thương khác của cuộc chiến, đó là Vania. Cả hai con người đều không còn người thân, không nhà của, sống nương nhờ vào người khác.
- Qua đó, ta thấy được: Số phận đau thương bởi chiến tranh và phẩm chất kiên cường, tấm lòng nhân hậu của người Nga
Trong truyện Số phận con người”, quyết định của Xocolop nhận Vania làm con nuôi diễn ra như thế nào? Qua đó em nhận ra được gì về số phận , phẩm chất con người Nga?
- Việc Xocolop nhận Vania làm con nuôi diễn ra một cách bộc phát, không hề có dự tính.Quyết định ấy xuất phát từ mối đồng cảm sâu sắc của Xocolop, một người chụi nhiều đau thương trong chiến tranh với một nạn nhân đáng thương khác của cuộc chiến, đó là Vania. Cả hai con người đều không còn người thân, không nhà của, sống nương nhờ vào người khác.
- Qua đó, ta thấy được: Số phận đau thương bởi chiến tranh và phẩm chất kiên cường, tấm lòng nhân hậu của người Nga.
- Phần 1 (từ đầu ... "tự đắc với mình"): Tràng đưa được người vợ nhặt về nhà
- Phần 2 (tiếp ... "đẩy xe bò"): chuyện hai vợ chồng gặp nhau, thành vợ thành chồng
- Phần 3 (tiếp ... "nước mắt chảy ròng ròng"): tình thương của người mẹ nghèo khó
- Phần 4 (còn lại): niềm tin vào tương lai
Mạch truyện được dẫn dắt hợp lí, tất cả cảnh huống được thể hiện đều bắt nguồn từ việc Tràng thông qua lời nói đùa rồi nhặt được vợ giữa những ngày đói khủng khiếp
Cảnh được mở ra khi Tràng dẫn vợ về gặp mẹ. Nếu tác giả đưa đoạn hai lên trước theo trình tự thời gian thì truyện kém hấp dẫn, li kì
Hoàn cảnh của Xô-cô-lốp sau chiến tranh:
+ Vợ và hai cô con gái bị bọn phát xít giết hại từ giữa năm 1942
+ Đứa con trai – niềm hi vọng cuối cùng cũng bị bắn chết vào ngày 9/5/1945
=> Xô-cô-lốp trở thành người không gia đình, không chốn trở về và anh rơi vào bi kịch của cuộc sống.
Đáp án cần chọn là: D
Theo mình nghĩ là:
Doraemon là bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujio được sáng tác từ năm 1969 với mục đích ban đầu dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
Bộ truyện kể về một chú mèo máy tên là Doraemon đến từ thế kỉ 22 để giúp một cậu bé lớp 5-3 hậu đậu tên là Nobi Nobita.
Các câu chuyện của Doraemon thường ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm và mang cái nhìn lạc quan về cuộc sống tương lai cũng như sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.
Kể từ khi ra đời đến nay, Doraemon không chỉ được coi là nhân vật và bộ truyện tranh được yêu thích hàng đầu ở Nhật Bản, nó còn trở thành một biểu tượng văn hóa của đất nước này và được trẻ em nhiều nước trên thế giới yêu thích.
Dưới đây là 10 bài học cuộc đời ý nghĩa rút ra từ bộ truyện tranh vô cùng được các bạn nhỏ yêu thích này.
1. Bạn không có chiếc túi thần kỳ của Doraemon, muốn đạt mục tiêu thì phải tự mình cố gắng
Trong đời thực, không có bảo bối thần kỳ nào có thể sửa chữa rắc rối hộ bạn cả, vì vậy bạn chỉ có thể dựa vào nỗ lực của bản thân mà thôi.
2. Thân thiện và thông minh
Doraemon rất thân thiện và thông minh, hơn nữa còn có khả năng chịu đựng được những thói xấu của Nobita.
Người ta thường thích để ý những hành vi xấu của người khác. Nhưng Doraemon phải biết nhìn vào điểm tốt của Nobita, nhờ đó tình bạn của họ mới được lâu bền, dù Nobita nhiều lần làm Doraemon phát điên.
3. Nếu bạn ngã, hãy lạc quan đứng lên, may mắn có thể đang chờ bạn phía trước
Do lỗi sản xuất, không có ai muốn nuôi cậu, sau đó cậu lại được Sewaishi Nobi chọn. Bố mẹ Sewaishi không thích cậu lắm, nhưng do Sewaishi thích nên vẫn miễn cưỡng nhận Doraemon về để trông cho bé Sewaishi. Sau đó Sewaishi gửi cậu về quá khứ để chăm sóc cụ tổ Nobita.
4. Tiếp thu và chọn lọc tinh hoa
Nobita có rất nhiều điểm trừ: lười biếng, không chịu hợp tác, yếu đuối, ngoại hình tầm thường, không biết chơi thể thao.
Bù lại, cậu có một số tài năng độc đáo đáng nể, chẳng hạn bắn súng trăm phát trăm trúng hay chơi dây siêu đẳng.
5. Vượt qua sóng gió để mạnh mẽ hơn
Dù Nobita được miêu tả là nhát gan, cậu nhiều lần nhảy vào nguy hiểm để cứu người khác, thậm chí là cứu cả thế giới.
6. Trách nhiệm là ở bạn, vấn đề không phải là bạn có cái gì, mà là bạn dùng như thế nào
Doraemon có rất nhiều bảo bối thần kỳ hữu ích và Nobita rất tài trong việc tìm ra những bảo bối đó và rồi lạm dụng chúng. Cậu thường xuyên gặp rắc rối vì điều này.
Trách nhiệm không phải của những bảo bối đó, mà là của chính cậu. Mọi việc đều có 90% phụ thuộc vào cách ta làm, chỉ 10% phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài.
7. Chúng ta không có cỗ máy thời gian của Doraemon, vì thế hãy cố gắng cho tương lai thay vì hối tiếc quá khứ
Chúng ta không thể trở về quá khứ, vì vậy hãy thay đổi tương lai bằng nỗ lực từ hiện tại.
8. Đừng cố gắng để tốt hơn người khác, hãy cố gắng để tốt hơn chính mình
Cậu chàng Jaian hát rất dở, nhưng lại quá mức tự tin về giọng hát của mình. Nhiều lần Nobita và các bạn khác bị bắt đến xem Jaian biểu diễn đều cố lấy cớ trốn đi.
Thậm chí đến sinh nhật Jaian, các bạn cũng không muốn đến nhà cậu chơi vì cậu quá ích kỷ. Jaian nhận ra mình không được bạn bè yêu thích.
Doraemon đã cho cậu thấy tính cách ích kỷ của mình, Jaian nhận ra mình cần sống tốt hơn và xin Doraemon cho thêm một cơ hội để thay đổi.
9. Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề
Suneo thấp bé rất hay để ý đến chiều cao của mình, vì cậu là người lùn nhất lớp.
Nếu bạn đồng cảnh ngộ với Suneo thì cũng đừng bi quan như vậy nhé. Hãy vui vì những gì mình có và tỏa sáng bằng tài năng của mình!
10. Hãy làm điều gì đó khiến bạn tự hào, thành công là một chuyến đi chứ không phải đích đến
Doraemon đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, trong một số tập đi đến tương lai và tập 'Đêm trước lễ cưới của Nobita' đã tiết lộ, cuối cùng Nobita sẽ kết hôn với Shizuka.
Hai người sẽ có một cậu con trai, thời thế xoay chuyển và con trai Nobita mới là người bắt nạt lại con trai Jaian.
Hay