K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2017

   Câu 1: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?

            - Trả lời: Để đưa được nước về thôn, ông Lìn đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Tìm được nguồn nước, ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.

   Câu 2: Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phin Ngan đã thay đổi như thế nào?

           - Trả lời: Nhờ có mương nước, đồng bào Phìn Ngan đã thay đổi tập quán canh tác: không làm mương như trước mà trồng lúa nước, trồng lúa cao sản, năng suất, sản lượng cao, không còn hộ đói. Đặc biệt là nạn phá rừng đã được chấm dứt. Cuộc sống của người dân ngày một phát triển.

  Câu 3: Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì đế giữ rừng, bảo vệ dòng nước?

           - Trả lời: Để giữ rừng, bảo vệ dòng nước, ông Lìn đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả và hướng dẫn cho bà con cùng làm.

 Câu 4: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

      Trả lời: Câu chuyện đã giúp em hiểu ra nhiều điều trong cuộc sống.

      - Muốn chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc, phải có ý chí, quyết tâm, phải suy nghĩ, sáng tạo tìm biện pháp tốt nhất để thay đổi cách làm ăn cổ lổ, lạc hậu trong hiện tại; tìm đến với cách làm tiên tiến, khoa học. Đồng thời phải học tập cách làm ăn tốt ở những nơi khác về áp dụng cho nơi mình; vận động mọi người cùng tham gia. Chỉ có như vậy mới mong có được cuộc sống hạnh phúc.

     * Nội dung chính: Ca ngợi tinh thần dám nghĩ, dám làm của ông Lìn đã thay đổi tập quán làm ăn của một vùng. Nhờ vậy mà đã làm thay đổi cuộc sống từ nghèo đói vươn lên ấm no hạnh phúc của đồng bào dân tộc một vùng cao.

24 tháng 12 2017

Câu 1:Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Đào ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước.Tìm được rồi ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn. 

7 tháng 1 2018

Phân đoạn:

+ Đoạn 1: Lê -Thành.............vào Sài Gòn này làm gì ?

+ Đoạn 2: Thành - Anh Lê ở Sài Gòn này nửa?

+ Đoạn 3: Thành - Anh Lê........công dân nước Việt

Trả lời câu hỏi:

1. Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ờ Sài Gòn.

2. Nhìn chung, các câu nói của anh Thành trong đoạn trích này đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu dân cứu nước. Những câu nói thể hiện trực tiếp của anh Thành về dân về nước là:

*   Chúng ta là đồng bào, cùng máu mủ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

*   Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...

3. Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau.

Những chi tiết cho thây câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau là:

-  Anh Lê gặp anh Thành đế báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành uhưng anh Thành lại không nói đến chuvện đó.

-   Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi anh Lê, rõ nhất là hai lầnđối thoại:

+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì... ờ... anh là ngườinước nào?

+ Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không xin việc lảm ở Sài Gòn này nữa.

Anh Thành trả lời: ...vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì.

Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không gặp nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.

Nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

7 tháng 1 2018

Câu hỏi:

1. Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau ?

2. Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào ?

3. "Người công dân số Một" trong đoạn kịch là ai ? Vì sao có thể gọi như vậy ?

4. Đọc phân vai theo các nhân vật trong đoạn kịch.

Trả lời:

1. Anh Lê, anh Thành .đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ vẫn có điểm khác nhau. Điểm khác nhau giữa anh Lê và anh Thành là:

Anh Lê: có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sông nô lệ, vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.

Trái lại, anh Thành không cam chịu, rất tin tưởng vào con đường mình đã chọn: ra nước ngoài học cái mới để về cứu dân, cứu nước.

2. Quvết tâm cùa anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói cử chỉ sau:

Anh Thành nói: Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lựa.. Tôi muôn sang nước họ... học cái trí khôn của họ để cứu dân mình, về cử chỉ, anh xòe hai bàn tay ra: “Tiền đây chứ đâu.” Anh cũng nói: Làm thân NÔ lệ, yên phận nô lệ thi mãi mãi là đầy tớ cho người ta.. Đi ngay có được không anh. Anh còn nói: Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ.

3. Người công dân sô' Một trong đoạn kịch là Nguyễn Tất Thành, sau này là Chù tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi Nguyền Tất Thành là “người công dân sô Một” vì ý thức là công dân của một. nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ờ Người... Với ý thức này, Nguyễn Tất Thánh đã ra nước ngoài tìm đường cứu nước, lãnh đạo nhàn dán dấu tranh giành độc lập cho đất nước.

Nội dung: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

17 tháng 5 2020

tớ ko bt

nếu bạn nói ko sao chép trên mạng thì tiên biêt !

18 tháng 2 2022

5A mấy vậy trường nào

1 tháng 12 2021

lớp 5 bạn nhé

1 tháng 12 2021

à ờ nhầm

16 tháng 9 2018

1. Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

Trả lời:

Chú cán bộ bị bọn giặc đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.

2. Dì Năm đã nghĩ cách gì để cứu chú cán bộ?

Trả lời:

Dì Năm đưa vội cho chú một chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.

3. Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?

Trả lời:

Em thích thú nhất chi tiết dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, khi tên cai xẵng giọng hỏi lại: Chồng chị à? Dì vẫn khẳng định: Dạ, chồng tui... 

31 tháng 5 2018

                            Bạn ơi bài công dân số một có hai phần mà bạn !

                           Trả lời phần nào thế bạn ? Hay trả lời cả hai phần ?

31 tháng 5 2018

1. Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ờ Sài Gòn.

2. Nhìn chung, các câu nói của anh Thành trong đoạn trích này đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu dân cứu nước. Những câu nói thể hiện trực tiếp của anh Thành về dân về nước là:

*   Chúng ta là đồng bào, cùng máu mủ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

*   Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...

3. Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau.

Những chi tiết cho thây câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau là:

-  Anh Lê gặp anh Thành đế báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.

-   Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:

+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì... ờ... anh là người nước nào?

+ Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không xin việc lảm ở Sài Gòn này nữa.

Anh Thành trả lời: ...vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì.

Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không gặp nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.

Nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

12 tháng 12 2021

Bài 5. Gạch dưới các dấu câu dùng sai trong các câu sau: a. Hôm qua, các bạn lớp em, đi lao động, ở sân trường! b. Các bạn đến rất sớm, để nhận công việc! c. Cô giáo hỏi, vì sao các bạn đến sớm thế? d. Cả lớp đồng thanh trả lời, Thưa cô để còn về sớm ạ! 

12 tháng 12 2021

cảm ơn bạn so much